Hải Vân

ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc

24-07-2019 16:05:01(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_timg (4)

Tổng Cục Hải quan Trung Quốc mới đây công bố số liệu xuất nhập khẩu cho thấy, sáu tháng đầu năm nay, ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Trước đó, ASEAN luôn là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Hiện nay, Liên minh châu Âu và Mỹ lần lượt là đối tác thương mại lớn thứ nhất và lớn thứ ba.

Số liệu cho thấy, nửa đầu năm nay, tổng trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu của Trung Quốc sang ASEAN là 291,85 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Trong các nước ASEAN, tổng giá trị thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc đứng đầu, đạt 69,93 tỷ USD, sau đó lần lượt là Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin v.v.

Viện trưởng Học viện Ngoại giao chính đảng Học viện Ngoại ngữ số hai Bắc Kinh, Trung Quốc Thạch Hiểu Hổ cho rằng, hiện Trung Quốc và ASEAN hình thành cục diện hợp tác hòa trộn với nhau, cùng có lợi cùng thắng. Xu thế hợp tác lành mạnh này đã thúc đẩy sự phát triển bừng bừng của thương mại song phương Trung Quốc-ASEAN. Chủng loại thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và ASEAN rất nhiều, chủ yếu bao gồm sản phẩm cơ điện, điện tử, vật liệu và sản phẩm dệt may, vật liệu thép, dầu khí, hàng nông sản... điều đáng chú ý là, trong những năm qua, hai bên đều nhập khẩu lượng lớn sản phẩm cơ điện, điện tử của đối phương, ngoài ra, xuất khẩu hàng nông sản của ASEAN sang Trung Quốc không ngừng gia tăng.

Kể từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc đã liên tục 10 năm trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN liên tục 8 năm là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại song phương duy trì xu thế tăng trưởng nhanh.

Ông Thạch Hiểu Hổ cho rằng, trình độ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng được nâng cao chủ yếu có ba nguyên nhân: một là, Trung Quốc và ASEAN là đại diện của các nước mới nổi đều kiên trì phát triển kinh tế, đề xướng thương mại tự do, mở rộng hợp tác đối ngoại, điều này đã đặt nền tảng vững chắc cho tăng trưởng thương mại song phương; hai là, Trung Quốc và ASEAN có sự phân công ngành nghề rõ rệt trong chuỗi ngành nghề toàn cầu. Ba là, kể từ năm 2008 bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đến nay, đóng góp của Trung Quốc cho tăng trưởng kinh tế thế giới khiến các nước ASEAN nhận thức được rằng Trung Quốc là đối tác hợp tác đáng tin cậy, muốn phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh, củng cố vai trò nắm quyền cần phải duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác thiết thực với Trung Quốc. Chẳng hạn như Tổng thống Phi-li-pin Đu-téc-tê thì kiên trì lập trường hợp tác hữu nghị và thiết thực với Trung Quốc, nhiều lần công khai bác lại ngôn luận tiêu cực gây nguy hại cho quan hệ Trung Quốc-Phi-li-pin.

Ông Thạch Hiểu Hổ cho rằng, cùng với hợp tác “Một vành đai, một con đường” phát triển vào chiều sâu cũng như hợp tác khu vực và tiểu vùng không ngừng được thúc đẩy, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN có triển vọng tiếp tục tăng trưởng, trong đó vai trò lôi kéo của thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng nổi bật, hàng nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng nhật dụng của các nước ASEAN có cơ hội đi vào các gia đình bình thường của Trung Quốc nhiều hơn. Ngoài thương mại hàng hóa ra, sự hợp tác về thương mại dịch vụ như lô-gi-xtích, du lịch, tư vấn thương mại, hội chợ triển lãm và dịch vụ pháp lý cũng không ngừng mở rộng.

Biên tập viên:Hải Vân
Lựa chọn phương thức đăng nhập