Hải Vân

Các nước Đông Nam Á ra sức phát triển điện mặt trời

17-07-2019 16:16:52(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Dự án điện mặt trời đơn lẻ lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đã chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm 2019, số nhà máy điện mặt trời của cả hệ thống điện lực Việt Nam sẽ nâng lên đến 95.

Việt Nam là một hình ảnh thu nhỏ phát triển năng lượng điện mặt trời của các nước Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á nằm ở vùng nhiệt đới, cường độ ánh nắng mặt trời mạnh, điện mặt trời trở thành một nguồn cung quan trọng của các nước ASEAN ứng phó nhu cầu năng lượng không ngừng tăng của nước mình. Chính phủ Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Phi-li-pin từ vài năm trước đã đồng loạt khuyến khích các doanh nghiệp phát triển dự án điện mặt trời trong nước bằng các loại chính sách trợ cấp. Ngoài ra, các nước còn xây dựng chương trình tăng trưởng điện mặt trời trung và dài hạn. 

Thái Lan từng đưa ra “Quy hoạch 20 năm về phát triển năng lượng tái sinh” vào năm 2015, kế hoạch đến năm 2036 nâng tổng công suất phát điện mặt trời lên đến 6 nghìn MW, đồng thời thực hiện lượng tiêu thụ năng lượng sạch chiếm 30% tổng lượng tiêu thụ năng lượng. Hiện nay điện mặt trời của Thái Lan đã phát triển từ chính phủ tiến hành trợ cấp giá điện hòa mạng đến khuyến khích người dân tận dụng nóc nhà lắp ráp tấm pin điện mặt trời, tự phát điện tự sử dụng, lượng điện dư dôi hòa vào lưới điện và do chính phủ thu mua.

Phi-li-pin từng bị quấy nhiễu do thiếu điện. Phi-li-pin kế hoạch đến năm 2030 nâng tổng công suất điện mặt trời lên tới 1500MW, và khiến điện mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng gió chiếm 1/3 tổng nhu cầu năng lượng nước này trong 10 năm tới.

Ma-lai-xi-a hiện chỉ có 2% điện lực đến từ năng lượng tái sinh. Chính phủ Ma-lai-xi-a kế hoạch đến năm 2030 sẽ nâng lượng cung cấp điện năng lượng tái sinh trong đó có điện mặt trời chiếm 20% nhu cầu điện lực cả nước. Bộ trưởng Bộ Năng lượng và môi trường Ma-lai-xi-a Yeo Bee Yin mới đây cho biết, tiềm năng phát điện trên nóc nhà năng lượng mặt trời của Ma-lai-xi-a vào khoảng 34.194MW. Chính phủ Ma-lai-xi-a sẽ tiến hành mời thầu nhiều dự án phát điện mặt trời cỡ lớn vào trước cuối năm 2020.

In-đô-nê-xi-a hiện có khoảng 260 triệu dân, đất nước ngàn đảo này còn có 60 triệu người đang ở trạng thái thiếu điện đô thị, chỉ có thể phát điện bằng dầu đi-ê-den. Để thay đổi hiện trạng quá tùy thuộc vào năng lượng nhiên liệu hóa thạch, chính phủ In-đô-nê-xi-a năm 2014 bắt đầu đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ phát điện mặt trời, năm 2017 lại đưa ra chính sách mới tiếp tục trợ cấp hỗ trợ dự án năng lượng mới. Tháng 2 năm nay, 4 dự án điện mặt trời đợt đầu của In-đô-nê-xi-a trên đảo Pulau Lombok và đảo Sulawesi thành công thực hiện hòa lưới điện.

Điện mặt trời không những có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng do kinh tế Đông Nam Á phát triển nhanh chóng mà ngành công nghiệp điện mặt trời cũng trở thành một lĩnh vực mới nổi của ngành chế tạo các nước ASEAN. Thái Lan không những đứng đầu về điện mặt trời trong các nước Đông Nam Á, hơn nữa khu công nghiệp Rayong cũng thu hút hàng loạt doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện mặt trời vốn nước ngoài đến đóng. Tình hình tương tự cũng xuất hiện tại In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.

Biên tập viên:Hải Vân
Lựa chọn phương thức đăng nhập