Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nhạc Phi tinh trung báo quốc
   2009-09-21 15:54:17    cri

Nghe Online

Nhạc Phi là một nhân vật anh hùng triều Nam Tống, lúc thiếu thời rất chăm chỉ học hành và luyện tập võ nghệ. Năm 1126 công nguyên, quân nhà Kim xâm lấn Trung Nguyên, đã mở màn cho cuộc đời cung ngựa chống giặc bảo vệ đất nước của Nhạc Phi. Truyền rằng, trước khi ra đi, người mẹ đã thích lên lưng Nhạc Phi bốn chữ "Tinh trung báo quốc", nó trở thành một tín điều mà Nhạc Phi suốt đời phải noi theo.

Nhạc Phi giỏi mưu lược, trị quân nghiêm minh. Trong suốt cuộc đời trinh chiến của mình, ông đã trước sau chỉ huy 126 trận đánh và chưa từng thua trận nào. Nhạc Phi không để lại cho đời sau một tác phẩm quân sự nào, nhưng về tư tưởng quân sự và sách lược cầm quân của ông, chúng ta chỉ có thể tìm thấy trong những bức thư, các bản tấu chương, hoặc trong thơ từ của ông mà thôi. Hậu thế đã gom lại biên tập thành "Nhạc võ mục di văn", cũng còn gọi là "Nhạc trung võ văn vương tập".

Sau khi tòng quân, vì chiến đấu dũng cảm nên Nhạc Phi nhanh chóng được thăng làm Khiêm Nghĩa Lang. Bấy giờ, thủ đô Khai Phong đang bị giặc Kim vây khốn, Nhạc Phi theo phó soái Tông Trạch đến cứu viện, đã đánh cho giặc Kim nhiều trận bị thua to. Cùng năm, thành Khai Phong bị thất thủ, hai vua Huy Tông và Khâm Tông bị bắt, vương triều Bắc Tống bị diệt vong. Tháng 5 năm Tịnh Khang thứ 2, Khang vương Triệu Cấu lên ngôi,?tức Tống Cao Tông?, đã rời đô đến Lâm An và dựng lên triều Nam Tống.

Nhạc Phi dâng thư yêu cầu Tống Cao Tông thu phục lại đất đai đã mất, nhưng bị nhà vua cách chức. Ông đi theo đô thống Hà Bắc Trương Sở và được làm chỉ huy Trung Quân, chiến đấu với giặc Kim ở vùng núi Thái Hàng và lập được nhiều chiến công. Sau khi về Đông Kinh, Nhạc Phi được phong chức Võ Công Lang. Đến khi lão tướng Tông Trạch qua đời, ông lại đi theo Đỗ Xung lúc đó đang trấn giữ ở Khai Phong.

1 2