Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vương An Thạch biến pháp
   2009-08-24 15:19:02    cri

Nghe Online

Vương An Thạch là nhà chính trị và nhà văn triều Bắc Tống, từ nhỏ chăm chỉ học hành, trước năm 20 tuổi theo cha ngao du các nơi, đi khắp mọi miền đất nước, đã tận mắt chứng kiến lũ quan liêu, cường hào và địa chủ áp bức nông dân, khiến nhiều gia đình mất hết ruộng đất, cuộc sống vô cùng cực khổ, thêm vào đó vương triều Bắc Tống áp dụng chính sách đối ngoại thỏa hiệp, nên mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, quốc phòng và tài chính đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng, tình hình này đã khiến Vương An Thạch nuôi chí cải cách chính trị, đặt cơ sở tư tưởng cho việc thi hành biến pháp sau này.

Năm Khánh Lịch thứ 2, Vương An Thạch thi đỗ tiến sĩ, trước sau đảm nhiệm các chức vụ Phán Quan Hoài Nam, Tri Huyện Huyện Ngân, Tri Châu Thường Châu v v, làm quan địa phương tại vùng Giang Chiết hơn 16 năm trời, ông bước đầu thúc đẩy thi hành cải cách tại khu vực thuộc quyền cai quản của mình, qua đó đã bộc lộ tài năng chính trị rất xuất sắc.

Sau khi về kinh nhậm chức ít lâu, Vương An Thạch đã trình lên Tống Nhân Tông một bức thư vạn ngôn, trong đó bàn về tình hình chính trị, tường thuật kế hoạch nước giàu binh mạnh, nhưng đáng tiếc là không được triều đình chấp thuận.

Sau khi Tống Thần Tông lên ngôi, nhà vua rất tán thưởng chủ trương biến pháp của Vương An Thạch, đến năm Hy Ninh thứ 2 đã bổ nhiệm ông làm phó Tể Tướng, năm sau lại phong làm Tể Tướng, chủ trì thành lập cơ cấu biến pháp. Vương An Thạch đã bắt đầu từ việc "Lý Tài" và "Chỉnh Quân", ban bố một loạt luật pháp mới. Việc thúc đẩy luật mới trên một mức độ nào đó đã hạn chế được cường hào tập trung thế lực, làm dịu được nguy cơ quân sự và tài chính nhà nước.

Cuộc biến pháp của Vương An Thạch đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của tập đoàn địa chủ quan liêu. Tuy ông gắng sức loại trừ dị nghị, một lòng một dạ thúc đẩy luật mới, nhưng cuối cùng vì thân cô thế cô, dưới sự thao túng và phỉ báng của phe chống đối, đến năm Hy Ninh thứ 7 ông buộc phải từ chức. Năm sau, ông lại nhậm chức tể tướng, nhưng vì vua Tống Thần Tông lúc này đã mất hứng thú đối với việc tiếp tục cuộc cải cách, trong nội bộ phe biến pháp xảy ra lục đục, con trai ông lại lâm bệnh, nên năm sau ông lại từ chức trở về Giang Ninh và sống ở đó gần 10 năm trời. Năm Nguyên Phong thứ 8, Tống Thần Tông bị bệnh qua đời, phái thủ cựu lên chấp chính, nên luật mới đã hoàn toàn bị phế bỏ. Vương An Thạch vô cùng buồn chán, đến năm đầu đời vua Tống Triết Tông thì qua đời.

1 2