Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Lý hậu chủ vong quốc
   2009-08-03 15:26:11    cri

Nghe Online

Tống Thái Tổ sau khi trải qua "Bối tửu dịch binh quyền", đã ổn định được ách thống trị nội bộ. Bấy giờ, Trung Nguyên vẫn còn 10 nước thời Ngũ Đại là Bắc Hán, Nam Đường, Ngô Việt, Hậu Thục, Nam Hán, Nam Bình v v. Tống Thái Tổ không chỉ muốn thiết lập triều Bắc Tống, mà còn có dã tâm thống nhất Trung Nguyên.

Nam Đường là một chính quyền cát cứ lớn nhất trong số 10 nước, có đất đai màu mỡ và không bị chiến tranh tàn phá như vùng Trung Nguyên, nên kinh tế phát triển, nhà nước giàu mạnh. Nhưng các đời vua Nam Đường lại là những người bất tài, đã khiến nhà nước dần dần trở nên suy yếu. Lý Dục là vua đời thứ 3 và cũng là ông vua cuối cùng của triều Nam Đường, mà lịch sử gọi là Hậu chủ Nam Đường. Ông là con trai thứ 6 của Đường Nguyên Tông, vì 5 người anh đều mất sớm nên mới được nối ngôi, nhưng khi ông lên làm vua thì cũng là thời kỳ triều Nam Đường đã suy yếu đến kiệt quệ.

Lý Dục theo đạo phật, suốt ngày say sưa trong thơ từ ca phú. Trung Quốc có khá nhiều hoàng đế ham mê chơi chữ, mà người thực sự có tu dưỡng về văn học thì chẳng có mấy ai, nhưng Lý Dục lại là người rất nổi bật về mặt này. Trong cuốn "Từ lâm kỷ sự" đã khen ông từ nhỏ thông minh lanh lợi, giỏi văn chương, thư họa và thông âm luật. Khi ông lên ngôi thì triều Nam Đường đã lung lay đến tận gốc, mà ông vẫn điềm nhiên không để ý tới chính sự. Lý Dục là một người nhu nhược, nhằm giữ vững địa vị của mình, ông hàng năm đều tiến cống cho Bắc Tống rất nhiều vàng bạc châu báu. Về sau, khi thấy Tống Thái Tổ liên tiếp tiêu diệt 3 nước nhỏ ở xung quanh, nhà vua mới hoảng hốt gửi thư cho Tống Thái Tổ, bày tỏ muốn xóa bỏ quốc hiệu Nam Đường, xin đổi xưng mình là "Giang Nam quốc chủ".

Tháng 9 năm 974 công nguyên, Tống Thái Tổ cử hai tướng Tào Bân và Phan Mỹ dẫn 100 nghìn đại quân chia làm hai đường thủy bộ tiến đánh Nam Đường. Tào Bân theo đường thủy đã nhanh chóng chiếm được Kim Lăng. Trong lúc nguy khốn như vậy mà Lý Dục vẫn thản nhiên cặm cụi trong thơ từ ca phú. Sau khi nghe tiếng ngựa chiến hí vang bốn bề, nhà vua mới sực nhớ mình còn chưa cáo biệt thái miếu đền thờ tổng tông, lần này rời khỏi Giang Nam thì biết bao giờ trở lại. Nhà vua lặng lẽ nhìn tòa cung điện nơi mình đã sinh sống trong mấy chục năm nay mà lòng đau khôn tả, một khi mình bị bắt thì không biết sẽ bị đầy ải đến đâu, nhà vua không dám nghĩ tiếp nữa ..... Bấy giờ, quân Tống đã tiến vào cửa cung, Lý Dục vội vàng thay quần áo trắng, sai người bưng ngọc tỷ, rồi dẫn hơn 45 người trong cung ra đầu hàng.

Tống Thái Tổ nói một cách mỉa mai rằng: "Nếu Lý Dục cũng gắng công trị nước như làm thư từ ca phú, thì đâu đến nỗi bị bắt như ngày hôm nay".

Sau khi Lý hậu chủ bị bắt, Tống Thái Tổ phong ông làm "Vi Mệnh Hầu", đối xử với ông nhạt nhẽo như một người khách lạ. Từ đó về sau, hậu chủ sống cuộc đời tù túng cách biệt với thế giới bên ngoài tại Biện Kinh, ông thực sự trở thành một người lẻ loi trên đời, tuy cũng có chức tước, nhưng thực ra cũng chẳng khác gì tù nhân, các đại thần trước đây cũng chẳng còn ai liên hệ với ông, bởi lẽ một ông vua lạc phách trầm luân đã mất nước, đã không có tác dụng mảy may đối với các cựu thần Giang Nam đang háo hức mưu cầu danh tước.

Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, thí dụ như Từ Huyền vẫn không quên hậu chủ, cũng bởi quá đau buồn vì mất nước nên chưa dám mạo muội đến thăm ông.

Những bài viết của Lý Dục sau khi bị mất nước rất hay, đã đạt tới trình độ đăng phong tạo cực, mà nổi tiếng nhất là bài Đậu mỹ nhân: "Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu, vãng sự chi đa thiểu. Tiểu lầu tạc dạ hữu đông phong, cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung. Điêu lan ngọc thế ứng do tại, chỉ thị chu ngạn cải. Vấn quân năng hữu kỷ đa sầu? Kháp tự nhất giang xuân thủy hướng đông lưu". Nghe nói, Tống Thái Tông nghe xong bài từ liền nổi cơn lôi đình, nhân đó nói ông có "Cố quốc chi tư", mới ban cho ông một liều thuốc độc gọi là "Khuyên cơ tán", khiến ông uống đứt ruột mà chết.