Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc khai quật Di chỉ người vượn Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm nhằm bảo tồn di tích văn hóa
   2009-07-17 16:41:04    cri

Nghe Online

 

Trung Quốc đang tiến hành công tác điều tra, khai quật mang tính bảo tồn ở địa điểm số 1 của di chỉ người vượn Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm--nơi Di sản Văn hóa Thế giới. Di chỉ người vượn Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm nằm ở ngoại ô phía tây nam thành phố Bắc Kinh. Những năm cuối thập niên 20 thế kỷ 20, công tác khai quật quy mô bắt đầu triển khai tại đây. Năm 1929, ở một hang động thiên nhiên, nhà khảo cổ học Trung Quốc Bùi Văn Trung đào được một xương sọ người vượn Bắc Kinh hoàn chỉnh, sự phát hiện này đã làm chấn động giới học thuật thế giới. Đây là vì thế kỷ 19 nhà khoa học Charles Darwin cho rằng loài người bắt nguồn từ châu Phi, nhưng hóa thạch người cổ Java được phát hiện ở In-đô-nê-xi-a lại cung cấp chứng cớ loài người bắt nguồn từ châu Á, song nhận xét này còn thiếu chứng cớ tiếp theo, cho nên xương sọ phát hiện ở Bắc Kinh có ý nghĩa rất quan trọng.

Bà Kỳ Quốc Cầm, chuyên gia Viện Nghiên cứu động vật có xương sống và loài người cổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho phóng viên biết:

"Sự phát hiện của Giáo sư Bùi Văn Trung đã mở một trang quan trọng trong lịch sử phát triển loài người. Dư luận cho rằng loài người có khả năng bắt nguồn từ châu Á, vì đã phát hiện hoá thạch người cổ Java ở In-đô-nê-xi-a, nhưng người ta tranh luận sôi nổi về vấn đề người cổ Java là người hay là vượn. Sau khi phát hiện xương sọ người vượn Bắc Kinh, nhà khoa học so sánh xương sọ với hóa thạch người cổ Java, đưa ra kết luận hai hóa thạch rất giống nhau. Kết luận này có ý nghĩa rất quan trọng, vì điều này đã chứng tỏ loài người bắt nguồn từ châu Á. Sau đó lại phát hiện người cổ có lịch sử lâu hơn người vượn Bắc Kinh ở châu Phi và những nơi khác ở Trung Quốc, nhưng đây đã là chuyện sau."

Nhà khoa học cho rằng người vượn Bắc Kinh sống cách đây khoảng 500 nghìn đến 600 nghìn năm, mới đây lại có nhận xét mới, cho rằng người vượn Bắc Kinh sống cách đây khoảng 770 nghìn năm. Hang động đào được hóa thạch được đặt tên là "Địa điểm số 1 ở Chu Khẩu Điếm", cũng được gọi là "hang động người vượn". Ở đây, còn lần lượt phát hiện đồ đá, đồ làm bằng xương đồ làm bằng sừng và vết tích sử dụng lửa phong phú. Nhưng, điều đáng tiếc là, trong thời gian Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, do loạn lạc chiến tranh, xương sọ người vượn Bắc Kinh đầu tiên được phát hiện cùng một số mẫu hoá thạch đã biến mất, đây cũng trở thành một bí ẩn trong lịch sử khảo cổ thế kỷ 20.

Ông Cao Tinh là Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu động vật có xương sống và loài người cổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cũng là đội trưởng đội khai quật. Khi giới thiệu công tác điều tra, khai quật lần này, ông Cao Tinh nói công tác khai quật lần này không nhằm mục đích tìm hóa thạch, mà là giải quyết nguy cơ tồn tại ở hang động người vượn.

Nơi được điều tra và khai quật là mặt cắt ở phía tây hang động người vượn, là nơi trung tâm ở di chỉ Chu Khẩu Điếm. Do tác động của phong hóa thiên nhiên, di chỉ tồn tại nguy hiểm sụp đổ cục bộ. Địa điểm được Cục Cổ vật Nhà nước Trung Quốc phê chuẩn khai quật có diện tích 20 mét vuông, nhưng trong quá trình khai quật thực tế, diện tích sẽ nhỏ hơn. Công tác khai quật bắt đầu từ cuối tháng 6, dự tính đến tháng 10 mới hoàn thành.

1 2