Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cuộc sống hạnh phúc của người dân tộc Hồi ở "cảng hàng không xanh" Trung Quốc
   2009-06-15 15:40:42    cri

Nghe Online

 

Quận Thuận Nghĩa thành phố Bắc Kinh nằm ở ngoại ô thành phố, sân bay quốc tế Thủ đô – cảng hàng không lớn nhất Trung Quốc nằm trong quận này. Những năm gần đây, quận tích cực trị lý môi trường sinh thái, hiện nay nơi đây cây cối xum xuê, phong cảnh tươi đẹp, đã trở thành một "cảng hàng không màu xanh" đích thực, đón chào du khách bốn phương.

Ngoài dân tộc Hán ra, "cảng hàng không xanh" còn là nơi tập trung sinh sống của khá nhiều dân tộc thiểu số. Cách đây không lâu, chàng trai dân tộc Hồi Mã Liên Doanh sống ở đây vừa trải qua một ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời, hôm ấy, chàng đón cô dâu Vương Hương Tuyết về nhà. Tại lễ thành hôn, cô dâu chú rể đã mời chủ tế viết " Da-bu" theo phong tục kết hôn của dân tộc Hồi,. "Da-bu" là cuốn sổ tay nhỏ, trong sổ viết rất nhiều điều phải tuân thủ sau khi kết hôn do đạo Hồi quy định. Viết xong, chủ tế giảng giải nội dung "Da-bu" cho cô dâu chú rể, ông nói:

"Các cháu đã nên vợ nên chồng, lời hứa này phải thực hiện trong cả cuộc đời, dân tộc Hồi là dân tộc trọng chữ tín, làm chồng thì giữ chữ tín của chồng, làm vợ cũng cũng phải giữ chữ tín của vợ, cho nên cuộc sống sau này hai cháu phải luôn bao dung."

Bố của chú rể là ông Mã Chiếm Nguyệt giới thiệu, nội dung trong "Da-bu" rất nghiêm khắc, ông nói:

"Bất kể là trai hay gái, đến tuổi lập gia đình, trong lễ thành hôn phải mời chủ tế viết Da-bu, nội dung Da-bu bao gồm cô dâu lấy chồng là tự nguyện, chú rể lấy vợ tự nguyện, không phải do bố mẹ sắp đặt, nghiêm hơn cả giấy đăng ký kết hôn."

Ông Mã Chiếm Nguyệt sống ở quận Thuận Nghĩa thành phố Bắc Kinh, tuy sống trong cộng đồng người dân tộc Hán, nhưng ông hàng ngày vẫn kiên trì hành hương, tín ngưỡng tôn giáo dân tộc Hồi. Ông nói, ngày lễ trọng thể nhất của dân tộc Hồi theo đạo Hồi là lễ Gu-ban.

"Lễ Gu-ban là ngày lễ của chúng tôi, bắt đầu từ ngày lễ ấy, làm lễ xong, gia đình khá giả phải mổ cừu hoặc mổ bò tặng cho họ hàng người thân, mình chỉ giữ lại một phần thôi."

Dân tộc Hồi còn có một ngày lễ quan trọng khác, tức là lễ "Ra-ma-dan" mỗi năm một lần, ông Mã Chiếm Nguyệt nói:

"Mỗi năm một lần, ăn chay một tháng, từ khi nhìn thấy tia sáng đầu tiên trong buổi sáng thì không được ăn uống nữa, cho đến khi mặt trời lặn, ban ngày không được ăn cơm, uống nước, cả tháng như vậy, cho đến ngày lễ Eid al-Fitr. Trong tháng ăn chay, ban ngày ăn cơm, uống nước thì bị cho là vi phạm quy định tôn giáo. Theo quy định, con gái 9 tuổi, con trai đến 12 tuổi là phải bắt đầu ăn chay."

1 2