Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ máu: Sự khác biệt giữa Địa Hoàng Tươi, Địa Hoàng sống và Địa Hoàng chín
   2009-02-20 16:17:02    cri

 

Địa Hoàng tươi vị cam, vị đắng, đại hàn, chứa nhiều nước, tuy công hiệu dưỡng âm không mạnh, nhưng công hiệu thanh nhiệt mát máu, sản sinh chất tiết khá mạnh, nói chung dùng để chữa trị các chứng ra máu bởi máu nóng gây nên cũng như các chứng phát sốt phương hại hệ thống chất tiết, buồn bực, khát nước, hoặc giải khát do chứng âm hư chất tiết giảm thiểu gây nên.

Địa Hoàng sống vị cam, vị đắng, tính hàn, chất nhuận, công hiệu thanh nhiệt mát máu không bằng Địa Hoàng tươi, nhưng lại có công hiệu nổi bật về dưỡng âm, sản sinh nước bọt, ngoài chữa trị chứng máu nóng dẫn đến ra máu, phát sốt phương hại tới hệ thống chất tiết ra, còn thường hay dùng trong chữa trị chứng ôn nhiệt và phát sốt thâm nhập vào máu, người nóng phát ban, mồm khô, lưỡi đỏ, thậm chí hôn mê, mê sảng, Địa Hoàng sống thích hợp dùng trong thời kỳ cuối bị sốt, sốt thấp trong thời gian dài, đêm nóng sáng lạnh, các chứng bệnh khác thường do nội thương gây nên cũng như âm hư phát sốt, phát sốt thương âm phá hoại hệ thống chất tiết, đường ruột khô ráo dẫn đến táo bón.

Thục Địa Hoàng vị cam, tính hơi ôn, có công hiệu nổi bật về bổ máu dưỡng âm, ích tinh dịch, ích xương tủy. Thường hay dùng để chữa trị các chứng mặt xanh, mặt xám, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, mất ngủ, tinh thần uể oải, đuối sức, kinh nguyệt không đều, băng huyết không cầm, gan khí thận khí không đủ, chóng mặt, ù tai do tinh huyết suy yếu thiếu hụt gây nên, tóc bạc trước tuổi, râu bạc trước tuổi, mỏi lưng, đau khớp, gan thận âm hư, di tinh, ra mồ hôi trộm, ù tai, tai điếc, khát nước. Nói tóm lại, miễn là trường hợp âm khí không đủ, tinh tủy suy yếu đều có thể dùng Thục Địa Hoàng.


1 2