Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ khí: Cam Thảo-Mật Ong
   2008-11-07 14:55:14    CRIonline

Cam Thảo

Cam Thảo: Vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tim, phổi, tỳ và dạ dày, gồm 5 công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ tỳ ích khí, thích hợp chữa trị tâm khí không đủ, tim đập nhanh, tỳ khí suy yếu, thường dùng chung với Nhân Sâm, A Giao, Sinh Địa. Hai là tiêu đờm trị ho, chữa hen xuyễn. Công hiệu thứ ba là hòa dịu, cầm đau, thích hợp chữa trị chứng đầy bụng, tứ chi đột nhiên co giật bị đau, thường dùng chung với Bạch Thược. Công hiệu thứ ba là thanh nhiệt giải độc, thích hợp chữa trị các chứng nhiệt độc, viêm loét, sưng cổ họng, đau cổ họng, bị ngộ độc dược phẩm và thực phẩm. Công hiệu thứ tư của Cam Thảo là đóng vai trò điều hòa thuốc.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Cam Thảo sắc ước uống, mỗi lần từ 1,5-3 gam. Trường hợp thanh nhiệt giải độc nên dùng Cam Thảo sống, trường hợp bổ trung làm dịu chứng bệnh nên dùng Cam Thảo sao, trường hợp nhuận phổi cầm ho nên dùng cam thảo tẩm Mật Ong.

Điều cần phải lưu ý là: Cam Thảo chống Kinh Đại Kích, Nguyên Hoa và Cam Toại. Cam Thảo trợ thấp tắc khí, cho nên bệnh nhân có chứng thấp nặng, trướng tức, thủy thũng không nên dùng. Dùng Cam Thảo với lượng lớn trong thời gian dài có thể dẫn đến nước và Natri bị ứ lại trong cơ thể và dẫn đến thủy thũng.

Mật Ong

Mật Ong: Vị cam , tính bình hòa, quy kinh lạc phổi, tỳ và Đại tràng, gồm năm công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ trung, hai là cầm đau, với các chứng bệnh tỳ khí suy yếu, trung vị đầy tức, đau quặn khẩn cấp, giảm đau. Công hiệu thứ ba của Mật Ong chất nhuận, thích hợp chữa trị các chứng phổi hư, bị ho lâu ngày, táo bón. Công hiệu thứ tư là giải độc, giải độc của loại thuốc Ô Đầu, Công hiệu thứ năm là chữa trị mụn nhọt, viêm loét, bỏng nước, bỏng lửa.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Mật Ong sắc nước uống hoặc pha nước uống, mỗi lần từ 15-30 gam, tối đa từ 30-60 gam; Trường hợp dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải, Mật Ong có thể chế biến thành dạng viên nhét vào hậu môn sẽ đạt hiệu quả thông đại tiện nhanh hơn so với phương pháp uống.

Điều cần phải lưu ý là: Mật Ong trợ thấp tắc ứ, nhuận tràng, cho nên trường hợp tức đầy trung vị, đi loãng, ỉa chảy nên thận trọng khi sử dụng.

Cam Thảo và Mật Ong đều vị cam, tính bình hòa, có thể bổ tỳ ích khí, làm dịu triệu chứng, cầm đau, nhuận phổi trị ho, thanh nhiệt giải độc, hòa giải dược tính. Cam Thảo và Mật Ong đều có thể chữa trị các chứng như tỳ khí suy yếu, đầy bụng, đau quặn đột ngột; phổi hư dẫn đến bị ho lâu ngày, viêm loét, mụn độc, làm dịu thành phần chất độc và công hiệu của một số thuốc. Điều khác nhau là, tác dụng làm dịu và cầm đau của Cam Thảo khá mạnh, thường phối chế với Bạch Thược để làm thuốc cơ bản, căn cứ chứng bệnh phối chế với những vị thuốc khác dùng để chữa trị chứng đầy bụng, tứ chi co giật bị đau do các nguyên nhân huyết hư, ứ máu, hàn khí ứ đọng gây nên. Hơn nữa Cam Thảo có công hiệu nổi bật về điều hòa bách dược. Trong rất nhiều bài thuốc đều có thể phát huy tác dụng điều hòa dược tính, có nghĩa là thông qua giải độc để hạ thấp thành phần chất độc dữ dội của một số thuốc như Phụ Tử, Đại Hoàng v.v; tác dụng hòa dịu, giảm đau có thể làm dịu chứng đau bụng do một số vị thuốc như Đại Hoàng kích thích dạ dày gây nên; Cam Thảo vị ngọt có thể điều chỉnh vị thuốc Bắc. Bên cạnh đó, Cam Thảo có thể bổ ích tâm khí, tiêu đờm trị ho, cũng có thể dùng để chữa trị các chứng tim đập nhanh do tâm khí không đủ, huyết hư v.v; Trường hợp chữa trị chứng ho và hen xuyễn, căn cứ chứng bệnh phối chế với các vị thuốc khác có thể chữa trị chứng ho do hàn nhiệt hư thực gây nên, thích hợp cho trường hợp có đờm hoặc không có đờm; ngoài ra Cam Thảo thích hợp chữa trị cho đau cổ họng, sưng cổ họng và ngộ độc dược phẩm v thực phẩm. Mật Ong chất nhuận, có thể nhuận tràng thông đại tiện, chữa trị táo bón, trong khi đó, nhiều thuốc viên và thuốc cao tẩm bổ đều đóng gói bằng Mật Ong, một số Trung Dược cũng phải tẩm Mật Ong, như vậy không những có tác dụng điều chỉnh vị thuốc và làm cho thuốc càng dính hơn, mà chủ yếu là để phát huy công hiệu bổ dưỡng và làm dịu dược tính.