Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Mối quan hệ giữa chăm sóc sức khỏe răng miệng với cuộc sống khỏe mạnh
   2009-10-13 16:27:37    cri

Nghe Online

 

Để nhắc nhở công chúng tăng cường ý thức chăm sóc sức khỏe răng miệng, Trung Quốc đã lấy ngày 20 tháng 9 hàng năm làm "Ngày chăm sóc sức khỏe răng miệng ". Chủ đề ngày chăm sóc sức khỏe răng miệng năm nay là "chăm sóc sức khỏe răng miệng với chất lượng đời sống", nêu bật mối quan hệ chặt chẽ giữa các bệnh về răng với cuộc sống khỏe mạnh của chúng ta.

Hiện nay, tại Trung Quốc, số người mắc bệnh về răng ngày một đông. Cuộc điều tra về sức khỏe răng miệng Trung Quốc lần thứ 3 cho thấy, xu thế mắc các bệnh về răng của người Trung Quốc đã trở nên trẻ hóa một cách rõ rệt, khoảng 90% thanh niên đều có bệnh răng. Ông Vương Hưng, Chủ tịch Hội nghiên cứu Y học răng miệng Trung Hoa cho biết, những năm gần đây, Trung Quốc đã thu được thành tựu trong phòng chống bệnh răng miệng được quốc tế công nhận, song tình hình sức khỏe răng miệng của người dân Trung Quốc vẫn rất nổi cộm.

"Trước đây, phần lớn người Trung Quốc đều không có thói quen đánh răng hoặc đánh răng không đúng phương pháp. Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng lần thứ ba cho thấy, tỷ lệ chữa trị bệnh sâu răng của người Trung Quốc chưa tới 10%, 90% người mắc bệnh sâu răng mà không đi khám bác sĩ. Bên cạnh đó, số người sử dụng thuốc đánh răng chứa chất Flo chiếm khoảng 40%, còn quá bán người chưa sử dụng thuốc đánh răng chứa chất Flo."

Từ trước đến nay, rất nhiều người đều không coi trọng bệnh răng miệng, trong dân gian thậm chí có người cho rằng, bệnh răng không phải là bệnh. Thực tế hoàn toàn không phải là như vậy, bệnh răng miệng lấy bệnh răng là chính không những gây chướng ngại về dung nhan, xã giao và tâm lý cho chúng ta, mà còn ảnh hưởng tới chỉ tiêu sức khỏe của toàn dân, tăng thêm gánh nặng y tế cho xã hội. Khi giới thiệu về những nguy hại của bệnh răng miệng, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Y học răng miệng Trung Hoa Vương Hưng nói:

"Trước đây, người ta cho rằng, bệnh răng miệng không ảnh hưởng tới ăn cơm. Nhận xét này không đúng. Hiện nay, mọi người chỉ quan tâm mối quan hệ giữa các bệnh răng miệng với các bệnh thuộc các bộ phận cơ thể, thí dụ như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh dạ dày và đường ruột, bệnh béo phì, trẻ sơ sinh cân nhẹ v.v, tất cả những điều đó đều liên quan chặt chẽ tới bệnh răng miệng. Nếu không chữa khỏi bệnh răng miệng, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát phòng chống các căn bệnh đó, hiệu quả cũng không tốt."

Chính vì vậy, ngay từ năm 1974, Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định bệnh răng, bệnh tim mạch và ung thư là các căn bệnh không lây nhiễm mãn tính, mà cần phải trọng điểm phòng chống chữa trị trong phạm vi thế giới. Tháng 5 năm 2007, Đại hội Y tế Thế giới lần thứ 60 đã thông qua nghị quyết, đưa xúc tiến và phòng ngừa bệnh răng miệng vào quy hoạch phòng ngừa và điều trị tổng hợp bệnh mãn tính. Hiện nay, sức khỏe răng miệng là một trong 10 tiêu chuẩn lớn về sức khỏe theo sự xác định của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trên thực tế, bệnh răng miệng gắn chặt tới phát triển xã hội và mức sống của nhân dân. So với các khu vực kinh tế tương đối lạc hậu, tỷ lệ phát bệnh răng miệng ở các nước phát triển châu Âu và Mỹ cao hơn rất nhiều. Trong khi đó, chi phí khám chữa bệnh răng miệng cũng rất cao; tại Mỹ, chi phí khám chữa bệnh răng miệng hàng năm lên tới hàng trăm triệu đô-la Mỹ; tại Khu vực Hồng Công Trung Quốc, chi phí khám chữa bệnh răng miệng mỗi năm lên tới 17 tỷ đô-la Hồng Công. Thế nhưng, với trình độ phát triển kinh tế và bảo hiểm y tế của nội địa Trung Quốc hiện nay, một khi mắc bệnh răng miệng nghiêm trọng, người ta khó mà gánh chịu nổi chi phí điều trị đắt đỏ, chính đây là điều khiến việc phòng chống bệnh răng miệng trở nên nổi cộm hơn.

1 2