Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Hôm nay, bạn có bồn chồn lo lắng không ?
   2008-10-22 11:20:12    cri
Thưa quý vị và các bạn, Tiến sĩ Lâm Đào, Chủ nhiệm khoa Tâm lý Lâm sàng bệnh viện An Định Bắc Kinh cho phóng viên biết, bồn chồn lo lắng là tâm trạng mà trong đời ngừơi ai cũng gặp phải, chưa chắc đã phải là bệnh tật. Bồn chồn lo lắng tức là căng thẳng, sợ hãi, khủng khiếp, lo lắng. Chẳng hạn như, do có việc gì quan trọng, cần nhắn tin hoặc liên hệ điện thọai, vì vậy, lo không nhận được tin nhắn, nên lo lắng; Hoặc ngày mai phải thi, nhưng hôm nay lại chưa ôn bài được kỹ, nên cảm thấy bồn chồn, lo lắng, những triệu chứng này thuộc loại lo lắng hiện thực. Những lo lắng này mọi người dễ thông cảm và không bao lâu là hết, không ảnh hưởng đến chức năng tâm lý và xã hội. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bồn chồn lo lắng còn là một động lực để bản thân người đó phát huy tốt hơn tiềm năng của mình, ứng đối với áp lực.

Còn bồn chồn lo lắng do bệnh tật thì không có nguyên nhân, hoặc giữa nguyên nhân và mức độ lo lắng không cân xứng nhau. Khi cảm thấy bồn chồn lo lắng, sẽ xuất hiện những triệu chứng như tim đập mạnh, khó thở, vã mồ hôi, đau bụng v.v, thường đứng ngồi không yên. Ngoài ra, bồn chồn lo lắng do có bệnh thời gian sẽ kéo dài.

Tiến sĩ Lâm Đào cho rằng, khi phán đoán bồn chồn lo lắng có phải là do bệnh tật hay không, có thể xem nguyên nhân và mức độ, nguyên nhân có hợp lý hay không, lấy chứng sợ mèo làm ví dụ, sợ mèo, thậm chí nghe thấy tiếng mèo kêu và tranh ảnh mèo cũng sợ hãi, có thể nói sợ mèo là nguyên nhân gây bệnh, nhưng mức độ sợ hãi khiến cho người ta cảm thấy không hợp lý, vì vậy, bồn chồn lo lắng như vậy tức là do bệnh. Sau đó, xét đến những triệu chứng khác, chẳng hạn như ngoài bồn chồn lo lắng ra, còn có những triệu chứng như: tim đập mạnh, tức ngực, đi tiểu nhiều v.v, đây cũng thường là do có bệnh tật; Ngoài ra còn xem thời gian kéo dài bao lâu, vì nếu do bệnh tật thì thời gian kéo dài.

Về cách điều trị, Tiến sĩ Lâm Đào cho biết, một cách là dùng biện pháp điều trị bằng tâm lý, trong lòng của bất cứ người nào cảm thấy bồn chồn lo lắng đều có mắc mớ hoặc có việc gì cần giải quyết, như vậy cần điều trị bằng tâm lý. Ngoài ra, còn có thể điều trị bằng thuốc, do nguyên nhân sinh vật học của não có sự thay đổi và do di truyền v.v, có thể có liên quan đến việc sản sinh bồn chồn lo lắng, nhiều thực tiễn lâm sàng chứng minh, điều trị bằng thuốc tương đối có hiệu quả, kết hợp giữa điều trị tâm lý và uống thuốc thì hiệu quả càng tốt hơn.

Có nhiều người bệnh, muốn tự điều chỉnh tâm lý để khắc phục tâm trạng này. Tiến sĩ Lâm Đào cho rằng, nếu như bồn chồn lo lắng một cách bình thừơng thì có thể được, nhưng những người bồn chồn lo lắng do bệnh tật không tự kiềm chế được bản thân, cần có sự giúp đỡ của y bác sĩ.

Tiến sĩ Lâm Đào nhấn mạnh, những người mắc bệnh này thường hay tự ti, cảm thấy rất đau khổ, lo ngại mắc bệnh này sẽ bị mọi người coi thừơng, vì vậy, có nhiều người không đi khám bệnh, lại càng không muốn nằm viện điều trị. Như vậy, khiến bệnh càng thêm trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và việc giao tiếp của người bệnh, vì vậy, nhất định phải nằm viện điều trị.

Tiến sĩ Lâm Đào đặc biệt nhấn mạnh, để tránh mắc bệnh này phải đề phòng từ nhỏ. Trước khi con 6 tuổi,việc quan tâm chăm sóc của cha mẹ là điều rất quan trọng, trong xã hội hiện đại, việc người mẹ mang thai và nuôi dạy trẻ là một môn học được nhiều bà mẹ ủng hộ và tin tưởng, nhưng chúng ta phải biết rằng tình mẫu tử là do bẩm sinh. Sự trưởng thành của trẻ cần có sự quan tâm chăm sóc của người mẹ. Vì vậy, đối với bước trưởng thành của trẻ thì tình thương yêu của cha mẹ mới là quan trọng nhất.