Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Câu lạc bộ Tuổi trẻ--Diễn viên ca kịch Côn Khúc trẻ Du Cửu Lâm
   2008-10-14 16:00:04    cri

Nghe Online

Nhắc đến kịch tuồng truyền thống, có lẽ nhiều người đều cho rằng đó là dành cho các cụ ông cụ bà. Vì nhịp điệu của kịch tuồng truyền thống tương đối chậm, thích hợp với những người cao tuổi.

Không biết các bạn có biết thể loại nghệ thuật truyền thống Côn Khúc hay không? Ở Trung Quốc, Côn Khúc được gọi là "người mẹ của ca kịch", có hơn 600 năm lịch sử, hiện nay còn là di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể của loài người. Côn Khúc có một vở kịch rất nổi tiếng, tên là "Mẫu Đơn Đình", thông qua sự biểu diễn của các diễn viên trẻ, Côn Khúc ngày càng được các bạn trẻ Trung Quốc ưa thích.

Trong số các diễn viên trẻ đó, có Du Cửu Lâm 30 tuổi. Hôm nay, mời các bạn cùng đến với câu chuyện giữa Du Cửu Lâm và "Mẫu Đơn Đình".

Vở kịch "Mẫu Đơn Đình" cải biên từ kịch bản cổ điển Trung Quốc cùng tên, nói về câu chuyện tình rất đáng thương của một đôi trai gái trẻ tên là Liễu Mộng Mai và Đỗ Lệ Lương. Du Cửu Lâm đóng vai thư sinh Liễu Mộng Mai.

Du Cửu Lâm là diễn viên của Nhà hát Kịch Côn Khúc Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Mấy năm trước, cũng như rất nhiều người, Du Cửu Lâm cũng cho rằng Côn Khúc sẽ không có tương lai phát triển.

Lúc đó, ít người đến xem Côn Khúc, tình hình của đoàn kịch không mấy sáng sủa, những vở kịch kinh điển cũng không được mọi người quan tâm, các nhà hát đều không muốn tổ chức các buổi biểu diễn Côn Khúc, thậm chí nhiều khi các diễn viên Côn Khúc chỉ biểu diễn cho du khách tại các điểm du lịch.

Ông Bạch Tiên Dũng và hai diễn viên trình diễn"Mẫu Đơn Đình"

Mãi đến năm 2002, học giả nổi tiếng Đài Loan, ông Bạch Tiên Dũng tìm đến Nhà hát kịch Côn Khúc Tô Châu, hy vọng cùng nhau chấn hưng ca kịch Côn Khúc. Hai bên dự định dàn dừng một vở kịch "Mẫu Đơn Đình" bản tuổi trẻ, lấy các bạn trẻ làm đối tượng khán giả chính.

Từ đó, số phận của Du Cửu Lâm đã được thay đổi: ông Bạch Tiên Dũng đã ngắm trúng Du Cửu Lâm, hy vọng anh có thể đóng vai nam chính trong "Mẫu Đơn Đình".

Nhằm biểu diễn tốt ca kịch Côn Khúc này, Du Cửu Lâm đến theo học với thầy Uông Thế Du, bậc tiền bối trong giới Côn Khúc. Mãi cho đến bây giờ, Du Cửu Lâm vẫn còn nhớ rõ tình hình theo học với thầy Uông Thế Du.

"Lúc đó, tôi rất phấn khởi, thầy Du là cây đại thụ trong giới ca kịch Côn Khúc, là bậc tiến bối ưu tú, có được cơ hội học một vở kịch với thầy đã sung sướng lắm rồi chứ còn nói gì đến được thầy nhận làm học trò. Khi gặp thầy, tôi rất phấn khởi, thầy đã ngắm tôi thật kỹ, như chọn diễn viên vậy, nhìn từ đầu đến chân. Ngay lúc bấy giờ thầy đã đồng ý nhận tôi làm học trò, giúp tôi tập diễn."

Du Cửu Lâm và 6 diễn viên chính khác bắt đầu tập diễn, nhưng đối với anh lúc đó đã hơn 20 tuổi, nhiều việc không phải dễ dàng. Lớn tuổi rồi thì không thể như lúc còn trẻ học ở trường hí khúc, có thể ép chân, còng lưng. Nhưng theo yêu cầu của ông Bạch Tiên Dũng và thầy Uông Thế Du, vở kịch này phải làm thật tuyệt vời, cần phải thể hiện lên sự đẹp đẽ của thế hệ trẻ, bởi vậy mọi chi tiết đều rất quan trọng.

Mặc dù việc tập diễn là rất khổ, nhưng Du Cửu Lâm cho biết, chính việc tập diễn với cường độ lớn như vậy mới khiến anh được lợi rất nhiều. Mẫn Linh này, chẳng phải Trung Quốc có câu ngạn ngữ rằng "Mai Hoa Hương Tự Khổ Hàn Lai", ý nói sự hương thơm của hoa mai là phải trải qua giá lạnh, sự thành công của vở ca kịch "Mẫu Đơn Đình" cũng vậy.

Nếu không có sự khổ luyện của các diễn viên, thì khán giả không thể được thưởng thức sự biểu diễn tuyệt vời như vậy.

Tháng 4 năm 2004, vở ca kịch "Mẫu Đơn Đình" đã trình diễn buổi đầu tiên tại Đài Loan. Lúc đó, các ga tàu điện ngầm đều dán đầy áp phích quảng cáo, tạo hình đẹp đẽ của các diễn viên đã thu hút sự chú ý của khán giả Đài Loan, đêm biểu diễn đầu tiên không một ghế trống, rất thành công.

Bản tuổi trẻ mà, nói theo cách nói hiện nay họ đều là những diễn viên "tầm cỡ thần tượng".

Du Cửu Lâm kể lại với phóng viên rằng, lúc yên tĩnh trong nhà hát kịch, kể cả chiếc kim rời xuống đất đều có thể nghe thấy. Sự nhiệt tình của khán giả khiến họ hết sức cảm động.

Không những ở Đài Loan, mà ngay cả các nước phương Tây, vở kịch mang đậm ý vị tao nhã này cũng nhận được "đãi ngộ" như nhau. Trong 4 lần lưu diễn ở Mỹ năm 2006, khán giả đều lấy làm thán phục trước sự biểu diễn của họ.

"Hầu như sau mỗi buổi biểu diễn đều có 15 phút để đáp lễ khán giả, nhưng khán giả đều không chịu rời rạp, mãi đến khi tắt đèn, họ vẫn lưu luyến không đi, những tràng vỗ tay không bao giờ chấm dứt. Vì trước đây, ca kịch Trung Quốc cũng từng biểu diễn ở nước ngoài, nhưng phần lớn là những vở kịch có nhiều động tác, không có câu chuyện tình yêu triền miên lãng mạn như "Mẫn Đơn Đình", họ chưa từng được xem, nên lấy làm kinh ngạc, không ngờ nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc tao nhã như vậy."

Hiện nay, "Mẫu Đơn Đình" không những có bản tuổi tẻ, mà còn hợp tác với nghệ sĩ ca múa Nhật Bản dàn dựng bản Trung-Nhật, các cuốn sách và đĩa DVD hữu quan cũng được xuất bản, tác phẩm múa ba lê cũng được trình diễn trên sân khấu Trung Quốc.

Theo Du Cửu Lâm, "Mẫu Đơn Đình" hầu như là một huyền thoại, vở kịch này đã khơi dậy niềm đam mê văn hóa truyền thống của người Trung Quốc.

" 'Mẫu Đơn Đình' bản tuổi trẻ cho đến hôm nay luôn cho tôi một cảm giác là nó đã dẫn đầu sự phục hưng của ca kịch, thậm chí văn hóa, là một hiện tượng văn hóa, thật sự có ảnh hưởng xã hội rất tốt, mức độ quan tâm ca kịch của khán giả đã được nâng cao."

Ca kịch là một bộ phận của nền văn hóa Trung Quốc, là một bạn trẻ của thế hệ mới, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn loại hình biểu diễn nghệ thuật này để nó phát triển càng tốt hơn.

Còn các thính giả trẻ nước ngoài, Mẫn Linh hy vọng, nếu có dịp, các bạn có thể thưởng thức nhiều ca kịch Trung Quốc hơn, bạn sẽ cảm nhận được sức hút vô bờ của văn hóa Trung Quốc.