Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cảm nhận Ô-lim-pích Bắc Kinh--"Đại hội Ô-lim-pích của một người"—bộ phim đề tài Ô-lim-pích đầu tiên của Trung Quốc
   2008-06-17 16:24:54    cri

Nghe Online

Thưa các bạn, mỗi nước, mỗi vận động viên đều có câu chuyện liên quan đến Ô-lim-pích. Ở Trung Quốc, có một câu chuyện luôn được mọi người ghi nhớ trong lòng. Đó là năm 1932, vận động viên chạy cự ly ngắn Trung Quốc Lưu Trường Xuân khắc phục khó khăn chồng chất, một mình đại diện Trung Quốc tham gia Đại hội Ô-lim-pích lần thứ 10 tổ chức tại Lốt An-giơ-lét.

Năm đó và Thế vận hội lần đó đối với Trung Quốc mà nói có thể coi là Ô-lim-pích chỉ thuộc về một người Trung Quốc—Lưu Trường Xuân.

Gần đây, một bộ phim đề tài Ô-lim-pích đầu tiên của Trung Quốc kể về câu chuyện chân thật này đã công chiếu tại Bắc Kinh, bộ phim này mang tên "Ô-lim-pích của một người". Hôm nay, xin mời quý vị và các bạn cùng "tìm hiểu" bộ phim này.

Năm 1908, tạp chí "Thanh niên Thiên Tân" có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc lúc đó từng đưa ra ba câu hỏi là: Người Trung Quốc lúc nào mới có thể tham gia Thế vận hội? Trung Quốc lúc nào mới có thể giành được một tấm huy chương tại Thế vận hội? Trung Quốc lúc nào mới có thể tổ chức một kỳ Thế vận hội? Bộ phim "Ô-lim-pích của một người" đã đưa ra đáp án cho câu hỏi đầu tiên.

Trước ngày xảy ra sự biến "ngày 18 tháng 9" năm 1931, Lưu Trường Xuân còn là một sinh viên của Trường Đại học Đông Bắc Trung Quốc. Ông sinh ra ở Đại Liên, thành phố miền Đông Bắc, ông có sở trường bẩm sinh về chạy cự ly ngắn và từng chiến thắng một vận động viên Nhật Bản, đoạt được huy chương vàng tại Đại hội thể thao Hoa Bắc. Sau sự biến "ngày 18 tháng 9", Lưu Trường Xuân đành phải đình chỉ tập luyện và thi đấu. Nhưng lời từ biệt của huấn luyện viên Đức lại đốt cháy nỗi khát khao đối với Ô-lim-pích của Lưu Trường Xuân. Cuối cùng, dưới sự ủng hộ của bạn bè, ông đã đáp tàu thủy tới Lốt An-giơ-lét. Tại lễ khai mạc Thế vận đội Lốt An-giơ-lét năm 1932, lần đầu tiên xuất hiện biển hướng dẫn vận động viên có viết tên nước "Trung Quốc".

Ttrong bộ phim, do đường sá xa xôi và thời gian gấp rút, trong trận đấu loại chạy 100 mét, Lưu Trường Xuân dẫn đầu chặng đường 80 mét, cuối cùng bị đối thủ vượt lên, kết thúc thi đấu với thành tích đội sổ. Trong trận đấu loại chạy 200 mét cũng không thể lọt vào vòng hai.

Mặc dù Lưu Trường Xuân cuối cùng không thể lọt vào vòng hai, nhưng thành tích hiển nhiên đã không quan trọng nữa. Trong lúc chiếu phim và sau khi kết thúc, những tràng võ tay nhiệt liệt không ngừng nổi lên trong rạp chiếu. Khán giả đều lấy làm cảm động bởi tình cảm đối với Ô-lim-pích của Lưu Trường Xuân.

"Bộ phim này rất cổ vũ lòng người. Lưu Trường Xuân một mình tham gia Thế vận hội đã thể hiện tinh thần kiên cường của người Trung Quốc chúng ta. Thông qua bộ phim này cũng gửi lời hỏi thăm tới khu vực thiên tai động đất Tứ Xuyên, hy vọng người dân bị thiên tai cũng có tinh thần kiên cường này, nhanh chóng lấy lại tinh thần, xây dựng lại quê nhà."

"Tôi cho rằng, là thế hệ trẻ của Trung Quốc, sau khi xem bộ phim này đều thấy cỗ vũ lòng người. Trong lúc tinh thần Ô-lim-pích đã được truyền đến Trung Quốc, tôi xin gửi lời chúc cho mọi người Trung Quốc, cho người dân bị thiên tai động đất, tiếp nối tinh thần Ô-lim-pích, kiên cường lên."

Mặc dù bộ phim "Ô-lim-pích của một người" đã khép lại trong sự tiếc muối, nhưng kết cục này cũng khiến mọi người suy tư.

Trong cuộc hội thảo sau khi kết thúc buổi chiếu phim, nhiều nhà phê bình điện ảnh khó tính đều cho rằng, trước kia ít khi lấy làm cảm động bởi những bộ phim đề tài thể thao, nhưng bộ phim này lại mang lại niềm vui mừng bất ngờ cho họ.

Nhà phê bình phim chuyên nghiệp, Phó Chủ nhiệm biên tập Tạp chí "Điện ảnh" Uông Yến Nhiên cho chúng tôi biết, bộ phim này làm cho mọi người suy nghĩ nhiều trong khi xúc động.

"Cảm giác như là diễn giải tâm hồn của một vận động viên, nhưng thực tế là đại diện cho một dân tộc. Trong bối cảnh lịch sử Trung Quốc còn rất yếu và bị nước khác xâm lược, quá trình trưởng thành của một vận động viên, tự lập tự cường cũng là một quá trình trưởng thành của Trung Quốc."

Đội ngũ biên kịch, đạo diễn và dàn diễn viên của bộ phim này rất mạnh, các diễn viên nổi tiếng như Tôn Hải Anh, Ngô Đại Vĩ, Hồ Quân v.v. đều sắm vai trong bộ phim này; còn đạo diễn Hậu Vĩnh trước đó từng đảm nhiệm người quay phim trong nhiều bộ phim do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chỉ đạo. Sau khi kết thúc lần công chiếu đầu tiên, ông Hậu Vĩnh đã tâm sự với phóng viên rằng:

"Tôi cho rằng Trung Quốc đăng cai Thế vận hội, thực hiện ba ước mơ Ô-lim-pích trong một trăm năm là điều rất khó, chẳng khác nào như Lưu Trường Xuân lần đầu tiên tham gia Thế vận hội vậy, rất gian nan."

Sau khi xem xong bộ phim này, cảm nhận sâu sắc khác của khán giả là những gian nan mà diễn viên đóng vai Lưu Trường Xuân, anh Lý Triệu Lâm đã gặp phải trong quá trình quay phim.

Lý Triệu Lâm hiện vẫn là sinh viên khoa biểu diễn của Học viện Sân khấu Trung ương, đồng thời cũng là vận động viên cấp hai Trung Quốc, hình ảnh Lưu Trường Xuân thể hiện trong bộ phim đã nhận được sự đánh giá cao và khen ngợi rộng rãi của khán giả.

Ngày 12 tháng 5, khu vực Văn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên miền Tây Nam Trung Quốc xảy ra trận động đất mạnh, trận động đất này cũng khiến mọi người trong đoàn làm phim hết sức lo lắng, anh Lý Triệu Lâm khi trả lời phỏng vấn riêng của Đài chúng tôi, đã thay mặt các thành viên trong đoàn làm phim, gửi lời chúc cho Thế vận hội Bắc Kinh và những người dân vùng bị thiên tai.

"Xin chào các bạn thính giả của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, tôi là vai nam chính trong bộ phim 'Ô-lim-pích của một người'. Tinh thần của Lưu Trường Xuân là không chịu thất bại, không từ bỏ. Tôi xin chúc Thế vận hội Bắc Kinh thành công, chúc khu vực thiên tai sớm xây dựng lại quê nhà, trở lại cuộc sống tốt đẹp."

Hy vọng càng nhiều câu chuyện tuyệt vời sẽ phát sinh trong Thế vận hội Bắc Kinh, trong đó có các bạn, có chúng ta, có càng nhiều người hơn.