Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tăng cường hợp tác Đông Á là nội dung quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc
   2009-10-22 14:11:51    cri
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ tham dự một loạt hội nghị cấp cao Đông Á diễn ra tại Thái Lan từ ngày 23 đến ngày 25. Chuyên gia hữu quan của Trung Quốc cho rằng, thông qua các hội nghị cấp cao Đông Á lần này, sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ càng cụ thể hơn, Trung Quốc và các nước Đông-Nam Á sẽ tăng cường điều phối hơn nữa trong hợp tác khu vực Đông Á, có ý nghĩa quan trọng trong việc sâu sắc sự hợp tác khu vực Đông Á, thúc đẩy sự phát triển của khu vực.

Trong thời gian diễn ra các hội nghị cấp cao lần này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo trước tiên sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN lần thứ 12, tức 10+1. Được biết, tại Hội nghị 10+1 lần này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ đề xuất các chủ trương và sáng kiến về sâu sắc sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính, nông nghiệp, v.v, đồng thời sẽ ký kết các văn kiện như "Bản ghi nhớ về thành lập Trung tâm Trung Quốc-ASEAN", "Bản ghi nhớ hợp tác về sở hữu trí tuệ Trung Quốc-ASEAN", v.v. Đây là một hội nghị quan trọng diễn ra trước ngày Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN hoàn thành vào ngày 1-1-2010. Giáo sư Tô Hạo của Học viện Ngoại giao Trung Quốc, chuyên gia về vấn đề Đông Á nhận định rằng, hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN hiện nay đã phát triển lên giai đoạn hợp tác thực chất, Hội nghị cấp cao Trung Quốc--ASEAN lần này sẽ làm cho sự hợp tạ́c song phương càng cụ thể hoá hơn.

"Tại ba hội nghị 10+1 thì Hội nghị 10+1 giữa Trung Quốc và các nước ASEAN là có sức sống nhất, điều này được thể hiện nổi bật trong sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN đã từ hợp tác mang tính khuổn khổ chỉnh thể từng bước phát triển thành hợp tác thực chất trong 7-8 năm qua. Sự biểu hiện nổi bật nhất là Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, tiến trình này từ nêu ra ý tưởng năm 2001 và bắt đầu vào năm 2002, đến nay đã trải qua ba giai đoạn, các hội nghị cấp cao năm nay là nhằm cụ thể hóa hơn nữa một số tính khuổn khổ, bởi vậy rất có thể sẽ ký kết một loạt thoả thuận hợp tác trên bình diễn kỹ thuật, từ đó làm cho hai bên liên kết chặt chẽ hơn nữa".

Ngoài Hội nghị 10+1 ra, Thủ tướng Ôn Gia Bảo còn sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN với ba nước đối thoại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lần thứ 12, Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 4, cùng với lãnh đạo các nước thảo luận về hợp tác khu vực Đông Á. Giáo sư Tô Hạo cho rằng, tăng cường hợp tác khu vực Đông Á là một nội dung quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc.

"Trung Quốc là một nước châu Á, đặc biệt là nước Đông Á, bởi vậy xét từ hai xu thế lớn là toàn cầu hoá và hợp tác khu vực-hai xu thế lớn trong phát triển quan hệ quốc tế hiện nay, Trung Quốc muốn tham gia hợp tác khu vực thì trước tiên phải kiến tạo khu vực mà mình sở tại. Xét từ góc độ này cho thấy hợp tác khu vực Đông Á 10+3 hoặc hội nghị cấp cao Đông Á đều là một nội dung quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc".

Những năm qua hợp tác khu vực Đông Á đã xuất hiện chiều hướng khá tốt. Được biết, tại các hội nghị cấp cao Đông Á lần này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ trình bày lập trường và sáng kiến của Trung Quốc về phát triển hợp tác Đông Á, đồng thời tái khẳng định Trung Quốc ủng hộ xây dựng nhất thể hóa ASEAN, ủng hộ những nỗ lực của ASEAN trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong nội khối. Giáo sư Tô Hạo cho rằng:

"Đối với Trung Quốc, thực tế cũng bao gồm Nhật Bản, đều sẽ không phủ định vai trò chủ đạo của ASEAN. Bởi vì, 10 nước ASEAN trong 10+3 là lực lượng cơ bản nhất trong hợp tác khu vực Đông Á. Trung Quốc sẽ trước sau như một ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN, đây là một nguyên tắc. Dĩ nhiên, xét từ sự hợp tác chỉnh thể của khu vực châu Á mà nói, Trung Quốc và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất cũng sẽ phát huy vai trò quan trọng trong khu vực. Bởi vậy có thể ví một cách hình tượng rằng, ASEAN ngồi trên vị trí cầm lái, còn Trung Quốc và Nhật Bản phát huy vai trò của động cơ. Nếu không có sự tham gia của Trung Quốc và Nhật Bản, thì cỗ xe này sẽ không chuyển bánh được, tuy nhiên vẫn đòi hỏi ASEAN ngồi trên vị trí cầm lái nắm bắt hướng đi chung".