Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bộ trưởng Nhà ở và Xây dựng thành thị nông thôn Trung Quốc nói, phải để càng nhiều người Trung Quốc thực hiện được ước mơ "có nhà ở của mình"
   2009-10-14 17:28:29    cri

Nghe Online

Nước Trung Hoa mới thành lập 60 năm nay, rất nhiều người Trung Quốc đã từ đợi đơn vị chia nhà ở đến tự bỏ tiền ra mua nhà ở, điều kiện và diện tích nhà ở đã nâng cao với mức lớn. Khii trả lời phỏng vấn của phóng viên mới đây, Bộ trưởng Nhà ở và Xây dựng thành thị nông thôn Trung Quốc Khương Vĩ Tân nói, thị trường hoá chế độ nhà ở Trung Quốc là sự lựa chọn tất yếu, Chính phủ Trung Quốc phải cố gắng bền bỉ để càng nhiều người Trung Quốc thực hiện được ước mơ "có nhà ở của mình".

Sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, trong thời gian rất dài, đã thi hành chế độ chia nhà ở phúc lợi. Trong chế độ phân phối theo các điều kiện cấp bậc, thâm niên, tuổi tác, có nhà ở hay chưa v.v, cũng như những người cùng thời đại mình, sự lựa chọn duy nhất của Bộ trưởng Khương Vĩ Tân tốt nghiệp trường Đại học Bắc Kinh năm 1974, cũng là xếp hàng chờ đợi.

"Ở ký túc xá độc thân, hai người một phòng. Nếu có ai lấy vợ, thì người cùng phòng phải đi ở phòng khác, phải ở theo kiểu 'đánh du kích' tạm thời như vậy."

Tháng 6 năm 1980, Trung Quốc chính thức thực thi chính sách thương mại hoá nhà ở. Lúc đó số lượng nhà ở thương mại xây dựng tại các nơi Trung Quốc còn rất ít, mọi người còn chưa ý thức được việc phải tự mình bỏ tiền ra mua nhà ở là đúng. Trong thời gian đó, diện tích nhà ở trung bình đầu người ở Trung Quốc cũng bắt đầu nâng cao từ khoảng 6-7 mét vuông vào năm 1978.

Năm 1998, Quốc vụ viện Trung Quốc ra thông tri, yêu cầu chấm dứt phân phối vật chất nhà ở, từng bước thi hành tiền tệ hoá phân phối nhà ở. Người Trung Quốc quen đợi xếp hàng chia nhà ở rốt cuộc phát hiện, họ không những phải xét đến giá cả, vị trí của nhà ở, còn phải lo đến việc tăng hay giảm giá trị sau này của nhà ở. Song họ cũng dần dần phát hiện, nhà ở của họ diện tích đã lớn hơn, điều kiện tốt hơn, quyền sở hữu nhà ở phân phối trước đây là của đơn vị, còn nhà ở mua bây giờ là nhà của mình.

Hiện nay, diện tích nhà ở trung bình đầu người ở Trung Quốc là khoảng 30 mét vuông, điều quan trọng hơn là, tỉ trọng nhà ở thương mại thành phố thị trấn đã chiếm khoảng 80%.

Nhưng thương mại hoá cũng mang lại vấn đề mới. Đến sau năm 2003, một số nơi Trung Quốc cùng lúc gặp phải vấn đề giá nhà ở thương mại tăng giá quá nhanh v.v. Giá nhà tăng quá cao đã trở thành gánh nặng người dân không sao kham nổi. Qua giảm giá ngắn ngủi vào cuối năm 2008, bước sang năm 2009 đến nay giá nhà ở lại bắt đầu tăng lên. Về việc này, Bộ trưởng Khương Vĩ Tân nói:

"Đã là nhà thương mại, thì biến động giá là tất nhiên. Xét từ góc độ Bộ Nhà ở và Xây dựng thành thị nông thôn Trung Quốc, chúng tôi mong giá nhà thương mại giữ mức bình ổn, tăng cũng không nên tăng quá nhanh, quá cao, giảm cũng không nên giảm quá nhanh. Thời gian biến động không nên quá dài. Bởi vì hai mặt này đều không có lợi đối với người dân và xã hội."

Song, muốn giải quyết vấn đề nhà ở cho những người thu nhập thấp chỉ dựa vào thương mại hoá hiển nhiên là chưa đủ. Năm 2007, Chính phủ Trung Quốc đã ra một văn kiện, tiến một bước nêu ra, phải coi giải quyết khó khăn nhà ở của những gia đình thu nhập thấp ở thành thị là một trách nhiệm quan trọng phục vụ công cộng của chính quyền, làm rõ thêm một bước phạm vi bảo đảm, tiêu chuẩn bảo đảm nhà ở, xây dựng chế độ bảo đảm nhà ở bước vào giai đoạn xây dựng, hoàn thiện và phát triển có trật tự. Về việc này, Bộ trưởng Khương Vĩ Tân nói:

"Nhà bảo đảm, nhà thương mại không thể thiếu một loại nào. Một số ít là nhà bảo đảm. Tuyệt đại đa số là nhà thương mại thị trường hoá. Hai loại nhà này ảnh hưởng lẫn nhau. Thị trường hoá thúc đẩy càng nhanh, thì cần phải đẩy mạnh nhà ở bảo đảm. Hiện nay chính quyền cũng có năng lực tăng thêm mức lớn sự hỗ trợ xây dựng nhà ở bảo đảm."

Trong gói kích thích 4 nghìn tỉ đồng ứng phó với khủng hoảng tài chính của Trung Quốc, có 400 tỉ đồng đầu tư vào công trình xây dựng nhà ở bảo đảm, chủ yếu dùng vào cải tạo nâng cấp nhà ở cho thuê với giá rẻ, khu lâm nghiệp, khu khai hoang, khu nhà ổ chuột ở vùng mỏ. Ngoài ra, tại nông thôn Trung Quốc, vấn đề nhà ở là được giải quyết thông qua nông dân tự xây dựng trên đất được cấp, lần này chính phủ Trung Quốc cũng đầu tư nhiều ngân sách dùng vào nâng cấp nhà ở đổ nát nông thôn và định cư người dân chăn nuôi.