Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  I-ran bày tỏ lập trường cứng rắn bằng tập trận quân sự trước khi tổ chức hội đàm với sáu nước
   2009-09-29 17:18:50    cri

Nghe Online

Ngày 28 tháng 9, I-ran tiếp tục tiến hành cuộc tập trận quân sự mang tên "Tiên tri vĩ đại-4", cùng ngày, Lực lượng vệ binh cách mạng I-ran đã phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung tự nghiên cứu chế tạo lần lượt mang tên "Sa-háp 3" và "Sê-gin". Nhà phân tích cho rằng, hội nghị quốc tế về vấn đề hạt nhân I-ran sẽ triệu tập vào ngày 1 tháng 10, I-ran lựa chọn lúc này để ra sức phô trương lực lượng quân sự là nhằm bày tỏ lập trường cứng rắn với phương tây, để tăng thêm quả cân cho đàm phán.

Được biết, việc I-ran phóng thử thành công tên lửa "Sa-háp 3" lần này có mang theo đầu đạn hạt nhân, sử dụng nhiên liệu hỗn hợp thể rắn và thể lỏng, hệ thống dẫn đường tiên tiến hơn so với xê-ri tên lửa "Sa-háp" trước đây, tầm bắn xa nhất đạt tới 2000 ki-lô-mét. Tên lửa đạn đạo tầm trung "Sê-gin 2" đã áp dụng nhiên liệu thể rắn tiên tiến hơn so với "Sa-háp 3", tầm bắn xa nhất có thể đạt tới 2000 ki-lô-mét. Phạm vi tầm bắn này có thể che phủ toàn bộ lãnh thổ I-xra-en cùng căn cứ quân sự Mỹ tại vùng Vịnh và một số khu vực châu Âu. Nhà chức trách quân sự I-ran bày tỏ, việc I-ran phóng thử thành công tên lửa "Sê-gin" kiểu mới đánh dấu năng lực phòng thủ chiến lược của Lực lượng vệ binh cách mạng I-ran đã được nâng cấp toàn diện. Trước đó, cơ quan truyền thông I-ran từng đưa tin, I-ran đã bắt đầu sản xuất một loạt tên lửa "Sê-gin " này. Ngoài ra, trong ngày đầu tiên diễn ra tập trận tức ngày 27 tháng 9, Lực lượng vệ binh cách mạng I-ran còn lần đầu tiên đo trắc thành công hệ thống phóng nhiều quả tên lửa, đồng thời phóng thử tên lửa "Sa háp1" và "Sa-háp2' với tầm bắn từ 300 đến 700 ki-lô-mét.

Việc trưng bày lực lượng quân sự của I-ran lập tức thu hút sự quan tâm chú ý của Mỹ và châu Âu. Mỹ và Anh coi hành động này của I-ran là sự khiêu khích, Liên minh châu Âu và Nga cũng bày tỏ quan ngại tới việc phóng thử tên lửa của I-ran.

Đại diện của các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức và I-ran ngày 1 tháng 10 sẽ tổ chức hội đàm về vấn đề hạt Nhân I-ran tại Giơ-ne-vơ, ngày 25, Chủ tịch Cơ quan Năng lượng nguyên tử I-ran A-li Sa-lê-li ngày 25 tuyên bố, I-ran bắt đầu xây dựng một nhà máy làm giàu nhiên liệu hạt nhân bán công nghiệp hóa, việc này lập tức dẫn đến sự quan tâm ở mức cao của Mỹ và các nước phương Tây. Mặc dù ông Sa-lê-hi nhấn mạnh tất cả các hoạt động của nhà máy này sẽ tiến hành trong khuôn khổ quy định hữu quan của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, song Mỹ bày tỏ thái độ cứng rắn, yêu cầu I-ran trong cuộc hội đàm về vấn đề hạt nhân I-ran sắp tới đồng ý Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế lập tức tiến hành thanh sát "tùy tiện" đối với công trình làm giàu U-ra-ni mới mà I-ran công bố gần đây, điều này khiến I-ran đột nhiên phải đối mặt với sức ép tăng lên dữ dội đến từ phương Tây. Nhà phân tích cho rằng, việc I-ran lựa chọn thời điểm này trưng bày lực lượng quân sự, đó là hành động đáp lại của Chính phủ I-ran đối với sức ép của phương Tây. I-ran nhân cơ hội này bày tỏ trước phương Tây rằng, biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây không ăn thua gì, mối đe dọa quân sự có thể xuất hiện cũng không thể buộc I-ran làm theo ý muốn của họ, mà sẽ tăng thêm quả cân đàm phán tại hội nghị quốc tế về vấn đề hạt nhân I-ran.

Nhìn lại chặng đường nghiên cứu phát triển hạt nhân của I-ran được biết, đứng trước việc các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ không ngừng gây sức ép, đối sách của I-ran chưa hề thay đổi: Một mặt là không phản đối đàm phán và tiếp xúc, mà là tiến hành đàm phán lúc ngừng lúc tiến với các nước lớn phương Tây, để giành thời gian cho mình, nhằm từng bước thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển hạt nhân của họ, trong khi đó đã thu được thành công trong việc buộc phương Tây chấp nhận dần sự thực đã rồi; mặt khác thì bày tỏ thái độ cứng rắn bằng hành động quân sự với phương Tây. Sự trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây không thể buộc I-ran nghe theo gậy chỉ huy của họ, mối đe dọa quân sự lại không mang lại sức răn đe cho I-ran. Trong tình hình này, dự đoán I-ran sẽ không dễ gì lùi bước hoặc mềm hóa lập trường trên vấn đề hạt nhân của họ. Vì vậy, về ý nghĩa này mà nói, vòng mới hội đàm sắp tới sẽ là cuộc đọ sức gian nan.