Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, thay đổi không chỉ là kinh tế Trung Quốc
   2009-09-28 17:02:55    cri

Nghe Online

Bộ Thương mại Trung Quốc cách đây ít lâu nói, Trung Quốc đã yêu cầu cùng Mỹ thương thảo giải quyết tranh chấp trong khung Tổ chức Thương mại Thế giới về việc Mỹ áp mức thuế trừng phạt đối với săm lốp Trung Quốc xuất sang Mỹ. Một tranh chấp thương mại được mọi người chú ý đã chưa dẫn đến cuộc chiến thương mại giữa hai nước Trung-Mỹ, mà sẽ được tìm kiếm giải quyết trong quy tắc đàm phán thương mại được thế giới công nhận.

Trung Quốc từng xa rời hệ thống thương mại thế giới. Từ né tránh, đứng nhìn đến gia nhập, sự trao đổi ngoại thương của nước Trung Hoa mới từng trải qua sự trắc trở. Nhớ lại sự bối rối của "những ngày đầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới", Uỷ viên Thường trực Hội Nghiên cứu Tổ chức Thương mại Thế giới Trung Quốc Chu Thế Kiểm nói:

"Thập niên 80 và thập niên 90 thế kỷ trước, Trung Quốc có không ít doanh nghiệp khi gặp phải những vụ kiện chống bán phá giá tại hải ngoại, họ thường thi hành nguyên tắc 36 kế chạy là hay nhất, đó là quan niệm truyền thống của Trung Quốc trước đây, không châm chọc được, ta tránh cho xong. Kết quả như vậy thường rất tồi tệ."

Ngay từ thời kỳ đầu thành lập nước Trung Hoa mới, Trung Quốc chỉ trao đổi thương mại với một số ít nước, kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu của cả nước chiếm chưa đến 1% tổng kim ngạch thương mại thế giới.

Chính sách cải cách mở cửa khiến nước từng chịu nỗi khổ của nghèo đói này quyết tâm mở cánh cửa  đã đóng lâu ngày với thế giới. Sau khi những cuộc đàm phán gian khổ 15 năm, ngày 11 tháng 12 năm 2001, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của đại gia đình kinh tế thương mại quốc tế—Tổ chức Thương mại Thế giới. Để thích ứng với yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, cả thể chế kinh tế của Trung Quốc như ngoại thương, du nhập vốn nước ngoài, cũng như ở trong nước đều có sự thay đổi to lớn.

Sự mở cửa thị trường đã đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đứng nơi đầu sóng ngọn gió cạnh tranh thương mại quốc tế, song trong khi chịu đựng sự tác động, họ cũng đã giành được cơ hội phát triển. Trưởng đoàn đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới của Trung Quốc, Tổng Thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao đương nhiệm Long Vĩnh Đồ nói, lĩnh vực thương mại dịch vụ lúc đầu lo ng̣ại bị tác động lớn nhất, ngược lại mượn cơ hội gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, đã thực hiện sự phát triển nhảy vọt.

"Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, mấy lĩnh vực trước đây cho là khó khăn nhất trên thực tế đã giành được nhiều lợi ích nhất. Ví dụ như nông nghiệp, tiến triển lớn nhất trong mấy năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới là đã biết được tiêu chuẩn quốc tế của hàng nông sản, bao gồm tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn vệ sinh v.v."

Theo hiệp nghị đạt được với Tổ chức Thương mại Thế giới, sau khi mở cửa toàn diện hàng nông sản, thuế quan của Trung Quốc đã giảm xuống với mức lớn, thuế quan trung bình năm 2004 đã giảm đến 15%, còn thuế quan trung bình của thế giới lúc đó là 62%. Mức độ mở cửa của hàng nông sản Trung Quốc thậm chí vượt quá nhiều nước phát triển trong đó có cả Liên minh châu Âu và Mỹ, hàng nông sản nước ngoài có thể trực tiếp đi vào Trung Quốc.

So với lĩnh vực nông nghiệp, cam kết mở cửa trong lĩnh vực thương mại tài chính đã có ảnh hưởng sâu xa đối với các ngành liên quan của Trung Quốc. Việc ba Ngân hàng thương mại lớn nhà nước niêm yết thị trường, cũng đã chứng tỏ đầy đủ việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đối với doanh nghiệp mà nói được nhiều hơn mất.

Ngoài ra, trong ngành viễn thông, doanh nghiệp vốn nước ngoài được cho phép thông qua thành lập Công ty liên doanh kinh doanh nghiệp vụ viễn thông cơ sở tại Trung Quốc; bên cạnh đó, trong ngành bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻ xuyên quốc gia cỡ lớn toàn cầu như Wal-Mart, Carrefour v.v đều đã đi vào Trung Quốc và được phát triển nhanh chóng.

Sự tăng trưởng cao tốc các chỉ số kinh tế khiến chúng ta tin tưởng, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã mang lại sự cùng thắng của kinh tế Trung Quốc và kinh tế thế giới. Song, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thay đổi không chỉ là bộ mặt kinh tế Trung Quốc, nó đã thay đổi sâu sắc quan niệm của chúng ta. Từng khái niệm bình đẳng, công khai, dân chủ như "xã hội công dân", "công khai thông tin", "Chính phủ loại hình dịch vụ" v.v đã đi sâu vào lòng người.

Trong mấy năm gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, Trung Quốc đã sửa đổi gần 10 bộ Luật liên quan cũng như liên quan trực tiếp đến Luật Ngoại thương. Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Dịch Tiểu Chuẩn nói, quan niệm mà Tổ chức Thương mại Thế giới đề xướng đã được nhiều người biết đến tại Trung Quốc.

"Nguyên tắc Tổ chức Thương mại Thế giới như độ minh bạch, không kỳ thị v.v, đã trở thành căn cứ nguyên tắc lập pháp của Trung Quốc, tầm nhìn toàn cầu, ánh mắt đổi mới, ý thức cạnh tranh, ý thức phát triển, quan niệm pháp chế, quan niệm quyền sở hữu trí tuệ đang ăn sâu vào lòng người. Chúng ta nghiêm chỉnh tuân theo quy tắc Tổ chức Thương mại Thế giới, thực sự thi hành mọi nghĩa vụ và cam kết."