Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Phát triển nông nghiệp bảo vệ môi trường và xây dựng châu Phi xanh
   2009-08-25 16:47:55    cri

Khi đơn cử tình hình của Ma-ra-guy ở miền Nam châu Phi, Giám đốc Trung tâm Hệ thống Tổng hợp Nông Lâm Thế giới Đen-nít Ga-ri-ty nói, hiện nay, Ma-la-uy đang triển khai chương trình hệ thống tổng hợp nông lâm, khuyến khích các nông hộ địa phương trồng xen kẽ "cây nguyên liệu ủ phân", "cây làm thức ăn gia súc", "cây nhiên liệu" , cây ăn quả v.v. Xét về mặt chữ chúng ta rất dễ hiểu, "cây ủ phân" có nghĩa là loại cây có thể làm phân bón cho hoa mầu, "cây làm thức ăn" có thể nuôi gia súc, "cây nhiên liệu" có thể làm củi đốt. Nhờ đó không những có thể bảo vệ hữu hiệu tài nguyên rừng có hạn của địa phương, mà còn có thể thúc đẩy tăng sản lượng lương thực, đồng thời nâng cao mức sống của người dân, quả là một công đa việc, ông Đen-nít Ga-ri-ty nói:

"Hiện nay tại châu Phi, hơn 5 triệu nông dân đang được chia sẻ lợi ích  do nông nghiệp xanh mang lại. Qua đó, châu Phi cũng đã tìm ra phương pháp sinh thái học nông nghiệp cho việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực, còn đối với đông đảo nông dân mà nói, không cần tốn kém đồng xu nào là có thể tăng sản lượng lương thực gấp ba bốn lần."

Dĩ nhiên, chặt cây sẽ có thể mang lại nhiều diện tích canh tác, song chắc chắn phá hoại  sự cân bằng sinh thái. Thế nhưng xét về lâu dài, phát triển nông nghiệp chưa chắc hoàn toàn mâu thuẫn với bảo vệ sinh thái. Phó Tổng Thư ký, Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc A-xim Stây-nơ nói, nông nghiệp vừa có thể gia tăng hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng có thể đóng góp quan trọng cho bảo vệ môi trường, điều then chốt là loài người chúng ta nên có sự lựa chọn như thế nào, là tiếp tục sử dụng đất đai phì nhiêu mang tính phá hoại hay là áp dụng và phổ biến kỹ thuật nông nghiệp mới phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường.

Ông Đen-nít Ga-ri-ty còn nêu rõ, các nước châu Phi cần phải tham khảo kinh nghiệm thành công của những nước khác trong việc phát triển nông nghiệp sau này, trong đó kể cả Trung Quốc có lịch sử nông nghiệp lâu đời. Ngay từ thời xa xưa, nông dân Trung Quốc đã có kinh nghiệm thực tiễn về trồng xen kẽ cây sam với khoai sắn, trồng cây trẩu sinh trưởng ba năm xen kẽ với hoa mầu v.v. Ngày nay tại Trung Quốc, công tác nghiên cứu mô hình cơ bản về hệ thống nông lâm đã thu được hiệu quả kinh tế sinh thái to lớn.

Cho dù, đặc điểm môi trường của Trung Quốc và châu Phi không hoàn toàn giống nhau, song, những căn cứ lý thuyết và khoa học mà Trung Quốc đạt được trong lĩnh vực này vẫn đáng để cho các nước châu Phi tham khảo.


1 2