Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thành phố rước đuốc-Thành phố Hồ Chí Minh
   2008-08-28 16:50:29    Xin Hua

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố và cảng biển lớn nhất Việt Nam, là một trong những thành phố trực thuộc Trung Ương của Việt Nam, trước đây từng có tên gọi là Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một thành phố đông dân nhất Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm về phía Đông Bắc châu thổ sông Mê-công, trên hữu ngạn sông Sài Gòn, cách cửa ra vào biển phía Đông Nam 80 ki-lô-mét, tàu thuyền 20 nghìn tấn có thể vào thẳng nội thành giữa lúc triều dâng. Thành phố Hồ Chí Minh rộng 2057 ki-lô-mét vuông. Nơi đây môi trường tươi đẹp, có rất nhiều thắng cảnh, là một cảnh điểm rất tốt cho tham quan, du lịch và nhớ lại những kỷ niệm xưa.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của Việt Nam, được tôn vinh là cửa sổ đổi mới mở cửa của Việt Nam, cũng là "đầu tàu" phát triển kinh tế của Việt Nam. GDP của thành phố Hồ Chí Minh chiếm 25% GDP của cả nước Việt Nam, sản phẩm công nghiệp chiếm 30% , dịch vụ chiếm từ 35% đến 40%, kim ngạch xuất khẩu chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Việt Nam. Ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu bao gồm dệt may, cơ giới, sản xuất đường, xay xát gạo, thuốc lá v.v. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những thành phố sản xuất gạo nhiều nhất ở Đông Nam Á, lượng xuất khẩu gạo hàng năm của thành phố Hồ Chí Minh chiếm 1/4 tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Để thu hút vốn nước ngoài, thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy nhanh nhịp bước xây dựng, thành lập Khu Chế xuất Linh Trung và Khu Chế xuất T ân Thuận.

Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành cách đây hơn 300 năm. Năm 1859, thực dân Pháp xâm nhập miền Nam Việt Nam, khiến thành phố này trở thành trung tâm hành chính ở miền Nam Việt Nam của bọn thực dân Pháp. Do chịu sự ảnh hưởng của thời kỳ thực dân, phần lớn kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh đều áp dụng phong cách kiến trúc Pháp, ví dụ như Nhà Hát lớn thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức bà, Bưu điện Thành phố , trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh v.v.

Nhà Hát lớn thành phố Hồ Chí Minh mang đậm phong cách kiến trúc Gothic, là nhà hát đa năng dành riêng cho biểu diễn nghệ thuật, trang trí nội thất và phù điêu lên ngoài của nhà hát lớn đã áp dụng phong cách nhà hát cuối thế kỷ 19 của Pháp. Nhà hát này xây dựng vào năm 1898, đến nay đã có hơn 100 năm lịch sử.

Trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cách Nhà Hát lớn không xa, khánh thành vào năm 1908, lúc bấy giờ được gọi là "Dinh Xã Tây", là tòa lầu làm việc của chính quyền thực dân Pháp tại thành phố Sài Gòn, tòa kiến trúc này cũng mang đậm phong cách kiến trúc của Pháp, bên ngoài tường của tòa lầu có khắc các loại hoa văn phù điêu tinh vi trông rất đẹp. Sau năm 1954, Dinh Xã Tây trở thành tòa Đô chính của Chính quyền miền Nam Việt Nam, sau khi Sài Gòn giải phóng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, tòa kiến trúc này đã trở thành Trụ sở của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ Đức bà nằm trên quảng trường "Công xã Pa-ri" trung tâm thành phố, là một trong những kiến trúc mang tính tiêu biểu địa lý của thành phố. Do ngoại quan của Nhà thờ Đức bà màu đỏ, cho nên còn có tên gọi là Nhà thờ đỏ, đây là nhà thờ thiên chúa giáo lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ này khởi công vào năm 1877 và khánh thành vào năm 1880, hoàn toàn xây dựng bằng gạch đỏ, tạo hình cân đối, trang nghiêm hùng vĩ.

Bên cạnh Nhà thờ Đức bà là Bưu điện Trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng vào cuối thế kỷ 19, do nhà kiến trúc Pháp thiết kế, tòa kiến trúc này đã thể hiện đặc trưng kết hợp phong cách kiến trúc Châu Âu với Châu Á, trong đại sảnh được trang trí hết sức lộng lẫy, nóc nhà vòm tròn đậm đà hơi thở cổ xưa, chính giữa bức tường có treo bức chân dung vẽ khổng lồ của Bác Hồ. Trên cổng chính của Bưu điện Thành phố có khắc tên của Franklin và Ampere, hai người cống hiến xuất sắc cho ngành điện và sự nghiệp điện tín của loài người, trên cổng chính còn treo chiếc chuông khổng lồ có từ thời kỳ nhà bưu điện. Tại đây, khách du lịch và khách hàng làm nghiệp vụ bưu điện đông như nước chảy.

Ngoài những kiến trúc đậm đà phong cách kiến trúc Pháp ra, thành phố Hồ Chí Minh còn có một số kiến trúc với ý nghĩa kỷ niệm lịch sử, thí dụ như Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Tội ác chiến tranh, Địa đạo Củ Chi v.v. "Dinh Thống Nhất" cũng được gọi là Hội trường Thống nhất, nằm trong trung tâm thành phố, nhìn về Nhà thờ Đức bà và Bưu điện Thành phố từ phía xa, Dinh Thống Nhất cũng là một trong những kiến trúc tiêu biểu về địa lý của thành phố Hồ Chí Minh.