Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thị trấn cổ Hoàng Diêu và công viên rừng quốc gia núi Bà Cô
   2008-05-29 17:14:35    cri
Thị trấn cổ Hoàng Diêu nằm ở hạ du sông Ly Giang, thuộc thành phố Hạ Châu miền đông Quảng Tây, cách Quế Lâm 200 km, đến nay đã có 1036 năm lịch sử. Ông Chu Tường Quế nhân viên công ty du lịch văn hóa thị trấn cổ Hoàng Diêu giới thiệu rằng, bố cục kiến trúc của thị trấn này chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết "Phong thủy" truyền thống TQ.

     

"Cả thị trấn được xếp theo trận thế Cửu Cung Bát Quái, nơi đi vào thị trấn là một đường phố lớn, rồi vươn ra 8 đường phố ngoằn ngoèo, trông giống như một con rồng xanh đang lượn múa".

Thị trấn cổ Hoàng Diêu là một thị trấn thương nghiệp quan trọng nổi tiếng trong lịch sử, do người ở đây phần đông làm nghề buôn bán, cuộc sống tương đối giàu có, nên cửa hàng và nhà ở của nhà nào nhà nấy, cũng như từ đường và đình đài lầu các đều được xây dựng rất cầu kỳ. Những tòa kiến trúc đẹp đẽ này đã trải qua mấy trăm năm mưa gió bể dâu, và trở thành phong cảnh nhân văn đặc sắc nhất của thị trấn.

Thị trấn cổ Hoàng Diêu là địa mạo Castơ điển hình, xung quanh thị trấn đều là những trái núi cao có tạo hình rất kỳ dị, ba dòng sông Diêu Giang, Châu Giang và Hưng Ninh Hà chảy quanh thị trấn, đã hình thành một phong cảnh non nước, cầu nhỏ và nhà dân rất thơ mộng của thị trấn cổ.

Thị trấn cổ Hoàng Diêu là nơi tụ cư của nhiều dân tộc. Phong tục tập quán khác nhau của các dân tộc được dung hòa tại đây. Vật trang sức cài trên đầu của phụ nữ Thổ Dao, Bàn Dao, một chi của dân tộc Dao sáng lấp lánh. Dân tộc Choang Nam Hương có sở trường ca hát, họ thường tổ chức các hoạt động như hát đối suốt đêm, múa Hỏa Mao v v.

Thị trấn cổ Hoàng Diêu đâu đâu cũng đậm nét cổ kính. Đi trên đường phố trải đá trong thị trấn, ta không những sẽ nhìn thấy người già đang điều khiển trâu kéo cối xay, người đạp guồng nước, mà ở đây còn có các thiết bị truyền thống như xưởng trưng cất rượu, cối xay bằng sức nước v v. Chiếc giếng cổ Tiên Nhân ở góc đông bắc thị trấn cũng là một cảnh trí rất hấp dẫn.

Giếng Tiên Nhân trên thực tế là 5 chiếc giếng nằm nối liền nhau, mỗi giếng rộng từ 1 đến 3 mét vuông, sâu khoảng 1 mét, thành giếng được xây bằng đá đen, mạch nước từ đáy giếng phun tràn ra ngoài tạo thành các bể nước.Việc sử dụng nước của mỗi chiếc giếng này đều được quy định rất nghiêm ngặt. Một người địa phương tên là Lương Hoa nói với chúng tôi rằng:

"Chiếc giếng thứ nhất chỉ dùng để uống chứ không được rửa ráy. Chiếc giếng thứ hai dùng để rửa rau, cũng không được rửa ráy. Còn lại ba giếng kia thì dùng để giặt giũ. Làm như vậy là có tác dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên nước."

Phương pháp dùng nước khoa học này là trí tuệ của người thời xưa, mà nơi xung quanh của giếng nước này lại là nơi trung tâm văn hóa và giao lưu tin tức của thị trấn, chị em phụ nữ đến giặt giũ, rửa rau ở đây, đồng thời cũng kháo nhau về các tin tức hàng ngày, sự náo nhiệt thật chẳng khác nào một cuộc họp báo của thị trấn cổ này.

1 2