Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thành phố hấp dẫn - Tam Môn Hiệp
   2007-03-15 15:38:56    CRIonline
Tam Môn Hiệp là thành phố mới trỗi dậy song song với việc xây dựng con đập đầu tiên trên sông Hoàng Hà dài 5 nghìn ki-lô-mét , Tam Môn Hiệp nổi tiếng Trung Quốc và nước ngoài về cảnh non nước tươi đẹp, tài nguyên phong phú , tương truyền rằng khi Đại Vũ trị thủy , ông lấy cái rìu thần bổ núi thành ba thung lũng, lần lượt mang tên là "Nhân môn ","Thần môn" và "Quỷ môn " , vì thế có tên gọi là Tam Môn Hiệp . Qua 40 năm xây dựng gian khổ, Tam Môn Hiệp đã đứng sừng sững bên bờ sông Hoàng Hà với bộ mặt mới mẻ , giống như viên ngọc sáng khảm bên bờ sông Hoàng Hà . Tam Môn Hiệp nằm trên điểm giao tiếp giữa ba tỉnh Hà Nam , Sơn Tây và Thiểm Tây , là Trung tâm kinh tế và văn hóa của vùng giao tiếp giữa ba tỉnh kể trên trong lic̣h sử .

Nền văn minh cổ kính của Hoa Hạ và cảnh non sông tươi đẹp của miền Bắc Trung Quốc đều được cô đọng và thể hiện một cách khéo léo tại đây , Tam Môn Hiệp có điều kiện độc đáo và chân trời rộng lớn về phát triển ngành du lịch . Bề dày văn hóa lịch sử đã để lại nhiều di tích và cảnh quan nhân văn nổi tiếng tại đây .

Di chỉ thôn Ngưỡng Thiệu được phát hiện tại Huyện Miễn Trì ở Tam Môn Hiệp, phía Bắc dựa vào núi cao , ba mặt khác đều nhìn ra sông , nơi đây non xanh nước biếc , phong cảnh tuyệt vời , ruộng đất phì nhiêu , là khu vực săn bắn , đánh cá , chăn thả và định cư lý tưởng của ông cha thời xưa . Di chỉ này từ Đông Bắc tới Tây Nam chạy dài hơn 900 mét , từ Tây Bắc đến Đông Nam rộng hơn 300 mét , tổng diện tích rộng khoảng 300 nghìn mét vuông . Tầng lớp đất chôn cất cổ vật dày từ 2 đến 4 mét , những cổ vật được khai quật từ di chỉ này bao gồm đồ đá , đồ xương , đồ gốm v.v . Văn hóa Ngưỡng Thiệu là hiện tượng văn hóa nguyên thủy có ảnh hưởng lớn nhất trên lưu vực sông Hoàng Hà , nằm rải rác trên chiều ngang và chiều dài hơn 1000 ki-lô-mét ,văn hóa Ngưỡng Thiệu đã có mấy nghìn năm lịch sử , là một di chỉ xếp hàng đầu thế giới . Sự phát hiện và khai quật di chỉ thôn Ngưỡng Thiệu đã mở ra trang mới cho sự nghiệp khảo cổ đồ đá mới của Trung Quốc , cung cấp tài liệu phong phú và đặt cơ sở vững chắc cho Trung Quốc trong việc nghiên cứu xã hội nguyên thủy .

Ngoài ra , trong ngôi mộ của vua nước Quắc Tây Chu cũng đã khai quật ra hàng loạt đồ mỹ nghệ lịch sử quý hiếm , có giá trị thưởng thức văn hóa rất cao . Sự phát hiện ngôi mộ của vua nước Quắc đã lấp chỗ trống cho lịch sử khảo cổ của thời Tây Chu Trung Quốc , cung cấp hiện vật quan trọng cho việc nghiên cứu kinh tế văn hóa lúc bấy giờ .

Hàm Cốc Quan cách thành phố Tam Môn Hiệp 75 ki-lô-mét , khởi công xây dựng vào thời Xuân Thu Chiến Quốc , là Yết Hầu đi ra Lạc Dương ở phía Đông và vào Trường An ở phía Tây , là vùng đất tranh giành giữa các nhà quân sự . Hàm Cốc Quan không những là vùng đất có tầm chiến lược quân sự quan trọng , mà còn là nơi xung yếu tiến hành giao lưu văn hóa và kinh tế giữa nội địa Trung Nguyên với khu vực Tây Bắc thời cổ Trung Quốc . Thành phố nổi tiếng quan trọng Tam Môn Hiệp cũng có rất nhiều câu chuyện và truyền thuyết lịch sử , ví dụ như : "Tử khí Đông Lai " , câu này có nghĩa là những điều tốt lành đến từ phía Đông , "Lão tử qua Hàm Cốc Quan" v.v , các danh nhân lịch sử như Tư Mã Thiên , Lý Bạch , Đỗ Phủ , Bạch Cư Dị , Tư Mã Quang v.v đều từng đến thăm Hàm Cốc Quan và làm thơ ca ngợi về cửa quan này , trong đó có hơn 100 bài thơ đã lưu truyền cho đến bây giờ . Hàm Cốc Quan cũng là nơi viết nên "Đạo đức kinh " của Lão Tử .

Cảnh quan thiên nhiên của thành phố Tam Môn Hiệp chủ yếu bao gồm các chức năng : Thăm quan , leo núi và nghỉ mát , trong đó có Công viên rừng cấp Quốc gia Á Vũ Sơn được tôn là "Tiểu Hoa Sơn " , khu phong cảnh du lic̣h sông Hoàng Hà Tam Môn Hiệp với cảnh quan kỳ diệu , vách đá cheo leo , cổ tích phong phú v.v .