Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ba thế hệ trong một gia đình cùng chứng kiến chặng đường lịch sử phát triển của thể thao Trung Quốc
   2009-10-02 18:06:29    CRIonline

Nghe Online

Ngày 1 tháng 10 năm nay, là kỷ niệm lần thứ 60 Quốc Khánh Trung Quốc. Nước Trung Hoa mới thành lập mấy chục năm nay, đã giành được thành tựu chưa từng có trong mọi lĩnh vực, trong lĩnh vực thể thao cũng vậy, hết đợt vận động viên ưu tú này đến đợt vận động viên ưu tú khác không ngừng bù đắp khoảng trống trước đây, không ngừng lập kỷ lục mới, khiến Trung Quốc từ nước lớn thể thao bước sang nước mạnh thể thao. Còn trong nhân dân, mọi người có nhiệt tình ngày càng cao đối với việc rèn luyện thể dục thể thao, các công trình và dự án phục vụ rèn luyện thể dục thể thao cũng ngày càng hoàn thiện. Mấy thế hệ người sinh ra trong thời đại khác nhau trong một gia đình, chắc hẳn cũng có sự cảm nhận khác nhau đối với việc rèn luyện thể dục thể thao. Thông qua thể dục thể thao, họ cũng đang thể nghiệm sự thay đổi của Trung Quốc.

Cụ Giang Nam Ba năm nay 91 tuổi, nhưng vẫn mạnh khoẻ tai thính mắt tinh. Nghỉ hưu hơn 20 năm, cụ ngày nào cũng đi bộ mấy cây số, ngâm thơ từ và chơi cờ tướng. Cụ nói, cụ bây giờ có sức khoẻ tốt như vậy là nhờ hồi còn trẻ cụ luôn có thói quen tham gia rèn luyện thể dục thể thao. Hồi đi học Tiểu học, trường không có sân tập, cụ cùng các bạn nhỏ đá bóng trên đường phố ngõ hẻm. Lên Trung học, cụ chơi bóng rổ. Lúc bấy giờ nhà trường và phụ huynh đều coi học tập là trên hết. Đa số cơ quan giáo dục không mấy coi trọng giáo dục thể dục thể thao. Nếu nghe nói trường nào có sân tập thể dục thể thao và cầu môn bóng đá đơn giản, sẽ khiến học sinh ở các trường khác rất thèm muốn. Mặc dù thiếu công trình và sân bãi thể dục thể thao, cụ và các bạn nhỏ vẫn rất ham thích tập luyện thể dục thể thao, rất chú trọng việc rèn luyện ý chí của mình.

"Lúc bấy giờ sức khoẻ tôi rất tốt. Mùa đông, tôi không chỉ tắm nước lạnh, mà còn lấy băng tuyết bỏ vào chậu, để tan xong rồi tắm. Lúc đó không sợ lạnh gì cả."

Con gái cụ là bà Giang Y là người cùng tuổi với nước Trung Hoa mới, năm nay vừa tròn 60. Bà thấy, so với bậc cha mẹ, cuộc sống của thế hệ mình đã rất hạnh phúc. Từ Tiểu học, Thầy Cô giáo đã dạy học sinh phải phát triển toàn diện bao gồm đức, trí, thể. "Rèn luyện thân thể, bảo vệ tổ quốc" là khẩu hiệu khuyến khích rèn luyện thân thể của thế hệ người lúc bấy giờ. Có thể do ảnh hưởng của người cha, bà Giang Y rất thích tập thể dục thể thao, hồi học lớp hai bà đã tham gia đội điền kinh của trường thể thao nghiệp dư, chuyên chạy cự li ngắn của nữ. Hồi lên Trung học ở Bắc Kinh, nhà trường rất coi trọng giáo dục thể dục thể thao, đã xây sân bóng rổ và sân điền kinh quy cách tiêu chuẩn. Thầy dạy thể dục thể thao còn dẫn học sinh đi leo núi Hương Sơn, tăng cường tố chất thân thể. Bà cảm thấy, cả xã hội đã bắt đầu tạo dựng bầu không khí toàn dân rèn luyện thân thể rất tốt.

Bà Giang Y nói, những người sinh ra vào thế hệ của bà có tình cảm đặc biệt đối với "ngoại giao bóng bàn" giữa hai nước Trung Quốc-Mỹ trong thập niên 70 thế kỷ trước. Ngoại giao bóng bàn không những đã mở ra cánh cửa đi lại hữu nghị giữa nhân dân hai nước, còn dấy lên cơn sốt bóng bàn trong thanh thiếu niên Trung Quốc. Lúc đó rất nhiều người đã đánh bóng bàn trên các bàn đánh bóng được lắp bằng gạch đá.

"Lúc đó đã dấy lên cơn sốt đánh bóng bàn. Cho đến nay tôi vẫn rất thích đánh bóng bàn. Sau khi ra đi làm, tôi cũng thường đánh bóng bàn tại cơ quan."

Bà Giang Y đã về hưu 5 năm, nhưng bà chưa ngừng tập luyện thể dục thể thao. Bà bình thường buổi sáng nhảy dây hoặc đi bộ, đôi lúc tập trên các thiết bị toàn dân rèn luyện sức khoẻ trong tiểu khu. Bà cảm thấy, sự nghiệp thể thao thi đấu của Trung Quốc phát triển sôi nổi, cũng thúc đẩy sự nghiệp toàn dân rèn luyện sức khoẻ tiến lên vững chắc. Điều này rất có lợi đối với cuộc sống lành mạnh của mọi lứa tuổi, tạo dựng xã hội hài hoà. Bà nói:

"Tại xung quanh đường phố, xung quanh tiểu khu đều đã lắp nhiều thiết bị rèn luyện sức khoẻ, tiện cho người trung niên, cao tuổi chúng tôi rèn luyện thân thể. Điều này có lợi cho việc tăng cường thể chất của chúng tôi, khiến chúng tôi được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Sự phát triển sự nghiệp thể dục thể thao cũng đã mang lại lợi ích cho mỗi chúng ta. Bạn thấy đội múa ương ca bên đường, những người cao tuổi đã tự tổ chức một số đội múa, khiến cuộc sống tuổi già của chúng tôi phong phú đa dạng."

Anh Vu Phong 27 tuổi là cháu ngoại cụ Giang Nam Ba, anh là biên tập của một Tạp chí thể thao, bình thường thích đi phòng tập luyện để rèn luyện thân thể, đôi lúc cũng cùng bạn đến Nhà thể thao Nguyệt Đàn ở Bắc Kinh đánh bóng rổ. Đến mùa đông anh còn cùng các bạn đi trượt tuyết ở ngoại ô. So với đời cha ông, cuộc sống thể dục thể thao của lớp người như anh có thể nói rất phong phú. "Mỗi ngày rèn luyện một tiếng đồng hồ, làm việc mạnh khoẻ 50 năm, cuộc sống hạnh phúc cả đời người" là câu nói cửa miệng của những người 8x. Anh Vu Phong nói, trong đời sống hiện thực, thể dục thể thao sắm vai trò ngày càng quan trọng; không những trở thành cách thư giãn nghiệp dư quan trọng của mọi người, cũng trở thành môn cần phải học của học sinh tại trường.

"Lúc tôi đi học, trong giáo dục nhà trường, thể dục thể thao đã rất được coi trọng. Như thi hết cấp và thi lên Đại học, thành tích thể dục thể thao đều được tính vào thành tích chung. Không có sức khoẻ tốt, sau này ra đi làm thế nào cũng không có sức khoẻ tốt để làm việc. Mọi người bây giờ ngày càng ý thức được tầm quan trọng của sức khoẻ. Nhất là sau Thế vận hội Bắc Kinh, có rất nhiều người tích cực rèn luyện thể dục thể thao. Hơn nữa, nhà nước cũng rất coi trọng mảng này. Thời gian trước không phải là đã ban hành "Điều lệ toàn dân rèn luyện sức khoẻ" đó sao? Đủ để thấy mức độ coi trọng của nhà nước. Tôi cảm thấy rất tốt, có lợi cho đất nước, có lợi cho nhân dân".