Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Sân nhà thi đấu kiểm tra Thế vận hội người khuyết tật Bắc Kinh thể hiện sự quan tâm nhân văn
   2007-09-28 16:05:59    cri

Ngoài biển chữ bray, nhân viên làm việc của nhà thi đấu còn nhằm vào đặc điểm của người mù có thị lực, còn dán các dải băng tránh va chạm mang vật liệu phát sáng đặc biệt tại các góc ngoặt trong nhà thi đấu, dải băng tránh va chạm có thể nhắc nhở người mù còn chút thị lực chú ý đường vòng, không đâm vào tường. Đồng thời, những người tình nguyện của giải lần này đều yêu cầu phải đeo dải băng vào cổ tay có vật liệu phát sáng. Như vậy, người mù còn chút ít thị lực có thể dễ dàng phát hiện người tình nguyện, yêu cầu họ giúp đỡ. Ông Vương Trường Hoà nói:

"Người tình nguyện của chúng tôi đeo dải băng vào cổ tay, thứ này có thể phát sáng. Như vậy, trong tình hình khá tối, người mù cũng dễ tìm thấy người tình nguyện."

Thiết kế tốt nhất thân mật nhất xưa nay đều là đặt cảm nhận của con người lên hàng đầu, nhà vệ sinh không phân biệt giới tính trong nhà thi đấu thể thao trường Đại học Công nghệ Bắc Kinh đã khiến người ta thán phục sự cẩn thận chu đáo của người thiết kế. Nhà vệ sinh không phân biệt giới tính là nhà vệ sinh công cộng có thể nam, nữ cùng sử dụng, đồng thời có tường ngăn cách thị giác hữu hiệu. Lúc đầu, phóng viên cũng không để ý đến sự độc đáo của nhà vệ sinh không phân biệt giới tính, vì sao phải xây dựng nhà vệ sinh không phân biệt giới tính ở trong nhà thi đấu? Giám đốc Vương Trường Hoà đã giải thích nguyên do trong đó:

"Những người khuyết tật chân tay khá nặng, ví dụ như người liệt mất cả hai chân, họ không thể tự mình giải quyết được vấn đề đi vệ sinh, cần phải có người giúp đỡ. Mà người giúp đỡ có thể là nam, có thể là nữ, cho nên cần có loại nhà vệ sinh không trở ngại, không phân biệt giới tính này."

Muốn tổ chức tốt một giải thi đấu, ngoài cung cấp phương tiện tốt đẹp, còn không thể thiếu sự nhiệt tình và ủng hộ của người tình nguyện. Người khuyết tật là một nhóm người đặc biệt, nội tâm của họ thường là kiên cường nhưng lại nhạy cảm, muốn phục vụ tốt người khuyết tật, thì yêu cầu người tình nguyện vừa phải nhiệt tình chủ động, lại không nên can thiệp quá nhiều. Đồng thời tỉ mỉ, kỹ càng là điều không thể thiếu, Giám đốc Vương Trường Hoà đã nêu một ví dụ sinh động như sau:

"Ví dụ như phục vụ dẫn đường cho người mù, đến chỗ ngồi rồi, anh không được nói xin mời ngồi xuống. Bởi vì người ta không nhìn thấy, nên anh phải lấy tay đập vào ghế, như thế, người ta mới biết ngồi xuống."

1 2 3