Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đội bơi nghệ thuật Trung Quốc dạt dào chí lớn nhắm mục tiêu về thế vận hội Bắc Kinh
   2006-12-29 14:20:13    CRIonline

Nghe Online

Trong môn bơi nghệ thuật, đội Nhật luôn đứng đầu Châu Á, cũng là một đội mạnh tầm cỡ thế giới. Song tại Á vận hội Đô-ha vừa qua, đội bơi nghệ thuật Trung Quốc đã một lúc giành cả hai huy chương vàng nội dung bơi hai người và bơi tập thể, lần đầu tiên chiến thắng đội Nhật trong giải lớn quốc tế. Hầu như cùng lúc này, Huấn luyện viên bơi nghệ thuật công huân Nhật Ma-sa-rô I-mu-ra được mệnh danh là "Bà Hoàng bơi nghệ thuật" của Nhật đã nhận được lời mời đến từ đội bơi nghệ thuật Trung Quốc, sẽ giữ chức Huấn luyện viên trưởng đội Trung Quốc. Những việc này chứng tỏ, đội bơi nghệ thuật Trung Quốc không muốn làm vì cho người khác tại thế vận hội Bắc Kinh, mà sẽ cố gắng trở thành vai chính trong ánh đèn hội tụ.

Đối với đội bơi nghệ thuật Trung Quốc bỗng chốc nổi tiếng tại Á vận hội Đô-ha, người phụ trách môn bơi nghệ thuật Tổng cục Thể dục thể thao nhà nước Trung Quốc, bà Du Lệ cho rằng, đây là kết quả cố gắng nhiều năm của đội bơi nghệ thuật Trung Quốc.

"Đội bơi nghệ thuật Trung Quốc nhiều năm nay đều cố gắng theo hướng này, chúng tôi luôn tích luỹ năng lực và nâng cao kỹ thuật của mình."

Bà Du Lệ nói, sau thế vận hội A-ten năm 2004, đội bơi nghệ thuật Trung Quốc đã thực hiện thuận lợi việc đổi mới giữa lớp vận động viên lớn tuổi và trẻ tuổi. Hiện nay số vận động viên này điều kiện thân thể rất tốt, ngoại hình đẹp. Kỹ thuật và phối hợp của họ cũng ngày càng chín muồi. Điều quan trọng hơn là, các vận động viên đội bơi nghệ thuật Trung Quốc tập luyện rất gian khổ, trung bình mỗi ngày tập đến 8 tiếng đồng hồ, trong năm hầu như không có ngày nghỉ ngày lễ.

Được biết, Tổng cục Thể dục thể thao nhà nước Trung Quốc tăng thêm đầu tư cho đội bơi nghệ thuật, nhất là bỏ tiền ra mời Huấn luyện viên nước ngoài trình độ cao đến dạy, là một nguyên nhân quan trọng khác khiến đội bơi nghệ thuật Trung Quốc giành được tiến bộ nhanh chóng trong những năm gần đây, bà Du Lệ nói:

"Trước đây, vì môn của chúng tôi không giành được thứ hạng tại Châu Á và Thế Giới, nên không được đầu tư nhiều cho lắm, chúng tôi không có tiền mời Huấn luyện viên trình độ cao, chỉ có thể dựa vào Huấn luyện viên của mình tự tìm tòi. Về bơi nghệ thuật, Trung Quốc triển khai muộn hơn Châu Âu 50 năm, muộn hơn Nhật 30 năm, cách dạy còn khá sơ cấp, lấy cách dạy sơ cấp này chỉ đạo vận động viên trình độ cao trên 9 điểm, quả thực có khó khăn."

Song, theo đà những năm gần đây nhà nước tăng thêm đầu tư vào môn bơi nghệ thuật, đội bơi nghệ thuật Trung Quốc bắt đầu mời Huấn luyện viên trình độ cao nước ngoài. Sau năm 2000, đội bơi nghệ thuật Trung Quốc bắt đầu lần lượt mời quan chức kỹ thuật Liên đoàn bơi lội quốc tế đến Trung Quốc hướng dẫn vận động viên Trung Quốc luyện tập, trong hai năm qua, còn mời cựu Huấn luyện viên đội bơi nghệ thuật Ca-na-đa, bà Crô-xông đến biên soạn tiết mục cho đội Trung Quốc. Những thứ đó đều đã giúp đỡ rất lớn cho việc nâng cao tổng thể thực lực đội Trung Quốc.

Bà Du Lệ nói, theo đà ngày càng đến gần thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, đội bơi nghệ thuật Trung Quốc muốn từ xếp thứ năm thế giới hiện nay tiến lên xếp ba thứ hạng dẫn đầu thậm chí vô địch thế giới, cần có Huấn luyện viên trình độ cao hơn đến giúp. Tháng 9 năm nay, đội bơi nghệ thuật Trung Quốc thể theo nguyên tắc "học sở trường của các nước" bắt đầu mời Huấn luyện viên trưởng từ trong phạm vi toàn cầu, họ gửi lời mời đến một số Huấn luyện viên trình độ cao trên thế giới. Qua lựa chọn kỹ càng, Huấn luyện viên công huân Nhật Ma-sa-yô I-mu-ra đã được chọn.

Khi nói đến nguyên nhân chọn bà Ma-sa-yô I-mu-ra, bà Du Lệ nói, bà Ma-sa-yô I-mu-ra từng 6 lần tham gia thế vận hội với tư cách là Huấn luyện viên trưởng đội bơi nghệ thuật Nhật. Dưới sự dẫn dắt của bà, đội Nhật đã giành được 8 tấm huy chương tại 6 lần thế vận hội, có thể nói bà Ma-sa-yô I-mu-ra đã dẫn đội Nhật trở thành đội mạnh hàng đầu thế giới, trình độ của bà không có gì phải nghi ngờ. Kế đó, do hai đội Trung Quốc, Nhật thường xuyên cùng tham gia thi đấu, có nhiều chỗ giống nhau về mặt biên soạn tiết mục; điều quan trọng hơn là sự yêu nghề của bà Ma-sa-yô I-mu-ra khiến đội Trung Quốc cảm động. Bà Du Lệ nói:

"Khi chúng tôi liên hệ với bà Ma-sa-yô I-mu-ra qua thư điện tử, bà nói môn bơi nghệ thuật phải là không biên giới, bà mong dẫn tất cả vận động viên trình độ cao. Bà còn nói, dẫn đội Trung Quốc đi tới đỉnh cao, có sức hấp dẫn hơn so với công tác thu nhập cao, nhưng đơn giản, có thể thu nhập của bà tại Nhật còn cao hơn tiền lương chúng ta trả cho bà, nhưng điều quan trọng là, bà yêu sự nghiệp này hơn."

Hạ tuần tháng 12, bà Ma-sa-yô I-mu-ra sẽ đến Bắc Kinh chính thức ký hợp đồng với đội bơi nghệ thuật Trung Quốc, kể từ tháng 1 sang năm, bà sẽ chính thức trở thành Huấn luyện viên trưởng đội bơi nghệ thuật Trung Quốc. Giải vô địch thế giới bơi nghệ thuật lần thứ 12 tổ chức tại Men-bơn Ô-xtrây-li-a tháng 3 sang năm sẽ là cuộc sát hạch đầu tiên đối với bà Ma-sa-yô I-mu-ra và đội Trung Quốc.

Đội bơi nghệ thuật Trung Quốc dạt dào chí lớn liệu có giành được thành công tại thế vận hội Bắc Kinh hay không? Bà Ma-sa-yô I-mu-ra liệu có viết lên truyền kỳ mới trong cuộc đời làm Huấn luyện viên của mình hay không? chúng ta hãy chờ xem.