Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-11-11 14:28:35    
Sự đua tranh giữa ba nước mạnh thể thao Đông Á thúc đẩy phong trào thể thao Châu Á phát triển

cri

 

Trong đua tranh giữa ba nước thể thao mạnh Đông Á, Trung Quốc thực lực hùng hậu luôn ở vị trí dẫn đầu. Trung Quốc không những luôn dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương đại hội thể thao Đông Á, hơn nữa tại thế vận hội A-ten năm 2004, đoàn Trung Quốc xếp thứ hai với 32 huy chương vàng chỉ sau Mỹ. Đại hội thể thao Đông Á lần này, Trung Quốc đã cử đoàn thể thao quy mô lớn nhất lịch sử đại hội thể thao Đông Á, gồm 394 vận động viên tham gia thi đấu 16 môn ngoài ka-ra-te-đô, sự tham gia thi đấu của 11 vô địch thế vận hội như vô địch 110 mét rào nam thế vận hội A-ten Lưu Tường, vô địch 10 nghìn mét nữ Hình tuệ Na, vô địch cầu bật 3 mét nữ Quách Tinh Tinh v.v, không những khiến người dân Ma Cao rất quan tâm, cũng khiến đoàn Hàn Quốc và Nhật cũng cảm thấy sự coi trọng của Trung Quốc đối với giải này.

Nói về vị thế dẫn đầu của thể thao Trung Quốc trong cuộc đua tranh giữa ba nước thể thao mạnh Đông Á, Trưởng đoàn thể thao Hàn Quốc Ly Sung Gốc nói:

"Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật là ba nước thể thao mạnh nhất Châu Á. Nhất là vận động viên Trung Quốc, họ đều là những người xuất sắc được chọn ra từ hơn 1 tỉ 300 triệu dân số, hơn nữa Trung Quốc cũng rất coi trọng nâng cao vị thế quốc gia thông qua thể thao. Đồng thời, do thế vận hội năm 2008 sẽ tổ chức tại Bắc Kinh, bởi vậy nguyện vọng phấn đấu trở thành nước mạnh thể thao thế giới của Trung Quốc cũng rất mạnh mẽ. Bởi vậy, tôi nghĩ vận động viên Trung Quốc rất lớn mạnh. Họ đã được nhà nước ủng hộ mạnh mẽ. Ngoài ra, tôi cho rằng, thể thao được nâng cao thông qua đua tranh. Không có đua tranh thì không thể nói đến phát triển. Ví dụ, nếu chỉ có một mình Trung Quốc mạnh hơn cả, không có người đua tranh, thì có nghĩa là mình thi đấu với chính mình, cũng có nghĩa là mất đi động lực nâng cao. Chính vì sự tồn tại của các đối thủ mạnh như Hàn Quốc, Nhật, mới khích lệ vận động viên Trung Quốc không ngừng theo đuổi nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn."

 

Để chuẩn bị cho Á vận hội Đô-ha năm 2006 và thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, lần này ba nước Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc không hẹn mà nên cùng cử nhiều vận động viên trẻ đến dự. Đội bóng đá nam Trung Quốc, đội bóng rổ nam, nữ Trung Quốc đều chủ yếu là đội hình đội trẻ quốc gia, đội bóng đá nam, bóng rổ nam Hàn Quốc cũng chủ yếu là các cầu thủ sinh viên. Lãnh đạo đoàn thể thao đại hội thể thao Đông Á Nhật Sa-ca-ra-i Cô-gi nói, họ không mấy coi trọng bảng tổng sắp hạng tại đại hội thể thao Đông Á lần này, điều họ quan tâm hơn là chất lượng thi đấu, mong thông qua giải lần này, có thể phát hiện gương mặt mới, tích luỹ lực lượng cho đua tranh sau này. Ông Sa-ca-ra-i Cô-gi nói:

"Tại thế vận hội A-ten năm ngoái, Trung Quốc và Nhật đều đã giành được thành tích rất khá. Tại Châu Á, tại Đông Á, lâu này luôn do Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc tranh giành huy chương vàng, bởi vậy xét từ Châu Á và cả thế giới, ba nước này đều là lực lượng chủ yếu dẫn dắt sự phát triển của thể thao, sự đua tranh thể thao giữa ba nước này cũng sẽ diễn ra lâu dài."


1  2