Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-17 16:57:21    
Thiên Đàn

cri

Thiên Đàn ở Bắc Kinh là viên ngọc báu của nền văn hóa cổ đại Trung Quốc, cũng là vật báu trong kho tàng nghệ thuật kiến trúc thế giới. Thiên Đàn được xây dựng vào năm thứ 18 Vĩnh Lạc đời Nhà Minh <1420>, là đàn tế trời của các nhà vua đời Minh, Thanh.

Cảnh quan nghệ thuật của Thiên Đàn là ở nội hàm tinh thần uyên thâm của nó được thể hiện qua hình thức nghệ thuật điều luyện. Đến Thiên Đàn không những có thể hiểu được lịch sử tế trời của thời cổ đại Trung Quốc, mà còn là một sự hưởng thụ về cái đẹp. Cảnh quan nghệ thuật Thiên Đàn được thể hiện qua những nhân tố chủ yếu dưới đây:

1/ Cao: độ cao của Thiên Đàn là được thể hiện qua sự vận động dần dần tăng cao. Từ trục giữa bắc nam của Thiên Đàn có thể nhận thấy Viên Khưu <đàn tròn> ở phía nam cao 5,18 m, Hoàng Trùng Vũ cao 19,2 m, Điện Kỳ Niên cao 38 m. Điện Kỳ Niên là đỉnh cao nhất trên đường trục giữa.

Thiết kế không gian trong Điện Kỳ Niên cũng thể hiện nổi bật về chiều cao. Diện tích bên trong Điện Kỳ Niên khá hẹp, đường kính 23,4m. Trong không gian hẹp như vậy lại tập trung tới 24 cột trụ, nếu không giải quyết tốt sẽ hình thành một không gian chật chội. Các nhà thiết kế thông minh đã giải quyết vấn đề này bằng cách đưa những cột trụ của 3 tầng tập trung ra đường viền bên ngoài của Điện, dành ra không gian cho khu trung tâm, đồng thời sử dụng 4 cột trụ cao trọc trời ở giữa để hình thành một không gian sâu thẳm lên tới đỉnh.

1  2  3