Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-06 20:26:37    
Một làng ở tỉnh Quí Châu Trung Quốc đi lên con đường giầu có nhờ phát triển du lịch

cri

Nghe Online

Làng Thạch Đầu là một làng dân tộc Bu-y ở tỉnh Qúy Châu miền tây nam Trung Quốc . Trước kia , vì thiếu đất canh tác lại nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh , cho nên làng Thạch Đầu hết sức nghèo khó . Trong 10 năm gần đây , làng Thạch Đầu cùng các làng xung quanh khai thác ưu thế môi trường và tài nguyên thiên nhiên , tích cực phát triển du lịch , cải thiện rõ rệt diện mạo và mức sống dân làng.

Theo con đường núi gập ghềnh , phóng viên và một số du khách đi xe tới làng Thạch Đầu . Được biết , làng Thạch Đầu có 400 năm lịch sử . Cả làng có hơn 580 dân , 80% là người dân tộc Bu-y . Làng Thạch Đầu ba phía là nước ,lưng dựa vào núi .

Bước vào làng , hiện ra trước mắt mọi người là các ngôi nhà của dân làng xây bằng đá : cổng làng bằng đá , tường xây bằng đá , đường lát đá , ngay cả vại nước và máng lợn cũng làm bằng đá . Cả làng giống như một vương quốc đá . Khi đang thưởng thức phong cảnh của làng Thạch Đầu , thì tiếng hát của một ông già lại thu hút sự chú ý của phóng viên .

Người cất tiếng hát tên là Lý Kiềm Sinh , năm nay 66 tuổi , là chủ nhân "Vườn văn vật ông Lý". Ông Lý là người dân tộc Bu-y , rất thích nghiên cứu văn hóa dân tộc . Ông cho rằng , người Bu-y có đặc điểm riêng trong sản xuất và sinh hoạt . Nhìn thấy khách du lịch đến làng ngày một đông , ông nghĩ bụng , hay là mở một vườn trưng bày văn vật dân tộc Bu-y , giới thiệu với du khách về văn hóa dân gian dân tộc Bu-y hết sức phong phú .

Hơn 3 năm về trước , Vườn văn vật ông Lý được thành lập. Khu vườn rộng hơn 100 mét vuông , trưng bày hơn 400 văn vật và được bố trí rất độc đáo . Ông Lý cho biết :

" Những văn vật này thể hiện văn hóa các mặt của dân tộc Bu-y . Chủ yếu gồm có bàn ghế truyền thống , công cụ sản xuất , đồ thêu , trang phục trang sức và đồ mỹ nghệ ."

Vườn văn vật nằm ở một khu vườn nhỏ sạch sẽ . Ông Lý cho biết , những người đến đây du lịch phần lớn đều rẽ vào đây tham quan , mỗi ngày ít nhất cũng có 30-50 người , nhiều nhất phải đến hàng trăm người .

Vườn vặn vật của ông Lý có bán đồ mỹ nghệ , cộng với vé vào cửa , thu nhập hàng tháng của ông Lý có tới hơn 1000 nhân dân tệ .

Ra khỏi vườn văn vật của ông Lý , phóng viên bước vào một ngôi nhà hai tầng . Chủ nhân của ngôi nhà này tên là Phan Toàn Hữu, sau khi kết hôn vẫn ở với bố mẹ và em trai . Anh Hữu nói với phóng viên rằng , từ đầu những năm 90 thế kỷ 20 , làng bắt đầu phát triển du lịch , lúc đầu chỉ cung cấp cho du khách đồ uống , bán các thứ linh tinh . Dần dần tích luỹ được một số tiền vốn , anh dẫn đầu mở một quán ăn .

Ban đầu , gạo và rau xanh dùng cho quán ăn đều do nhà anh tự trồng lấy , nhưng hiện nay , du khách đến nhiều quá , người trong nhà bận việc tiếp đón , không còn thời gian làm ruộng , cho nên gạo nước củi dùng trong quán ăn đều phải mua của những nhà khác . Mặc dù không làm ruộng nữa , chỉ kinh doanh quán ăn , những hàng năm nhà anh Hữu cũng có thu nhập từ 10 đến 20 ngàn nhân dân tệ .

Những ngày bình thường cũng có nhiều du khách đến làng chơi , đến cuối tuần càng đông , quán ăn nhà anh Hữu lúc nào cũng đông khách , phần lớn du khách đến từ thị xã và thị trấn xung quanh . Những du khách cho phóng viên biết : họ đến đây là để thưởng thức quang cảnh nhà quê . Họ rất thích phong cảnh thiên nhiên chất phác của làng , và cũng muốn thể hội phong tục tập quán rất độc đáo ở đây .

Thông qua phát triển các hạng mục du lịch phong phú đa dạng , đời sống của bà con trong làng Thạch Đầu năm này tốt hơn năm trước . Hơn nữa , đời sống của bà con các làng lân cận cùng phát triển du lịch với làng Thạch Đầu cũng được nâng cao . Người phụ trách Làng Trấn Sơn gồm có làng Thạch Đầu Lý Lương Bình cho biết :

" Trước năm 1993 , kinh tế và đời sống bà con ở Làng Trấn Sơn rất khó khăn . Trước năm 1993 , lương thực bình quân đầu người không đến 300 cân , thu nhập bình quân đầu người không đến 300 tệ . Hiện nay , lương thực bình quân đầu người đã đạt 600-700 cân , thu nhập bình quân đầu người đạt gần 3000 tệ. Số du khách từ tỉnh ta và các tỉnh khác đến đạt 100 ngàn lượt người một năm , thực hiện thu nhập hàng năm từ du lịch hơn 2 triệu nhân dân tệ . Ngoài ra , du lịch còn kéo theo ngành dịch vụ trong làng phát triển , tạo cơ hội việc làm cho hơn 200 lao động dư dôi của làng . "

Anh Bình còn cho biết , du lịch không những tăng thêm thu nhập cho dân làng ,mà còn nâng cao rõ rệt mức sống dân làng . Hiện nay , phần lớn các hộ trong làng đều có tivi , được dùng nước máy và lắp điện thoại , điện thoại di động đã trở thành công cụ liên lạc không thể thiếu của dân làng . Điều kiện vệ sinh cũng được cải thiện nhiều .