Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-13 13:02:18    
Một số điều cần chú ý về dinh dưỡng khi mang thai

cri
Có lẽ điều vui mừng nhất đối với người phụ nữ là được làm mẹ, nhưng để sinh được một đứa con mạnh khỏe, thì trong khi mang thai thì có một số việc chúng ta cần phải chú ý.

Sở nghiên cứu vệ sinh, dinh dưỡng và thực phẩm của viện y học phòng chống bệnh của TQ, qua điều tra đối với tình hình dinh dưỡng của 313 phụ nữ mới mang thai khỏe mạnh ở tỉnh Hà Nam TQ cho thấy, các chị em bình quân mỗi ngày hấp thu chất can-xi, kẽm, sắt chỉ đạt có 47,7%, 54,7%, 86,7% tiêu chuẩn của hội dinh dưỡng TQ, trong đó số người mang thai thời kỳ giữa bị thiếu máu lên tới 35,2%. Các nhân viên nghiên cứu mỗi ngày cho một số chị em trong số họ ăn bánh bích quy nhiều dinh dưỡng, để bổ sung chất can-xi, kẽm, sắt và vi-ta-min D từ khi mang thai 5 tháng cho đến khi sinh nở. Qua quan sát phát hiện, những người mẹ này, sinh ra những đứa trẻ nặng cân hơn và cao hơn hẳn so với những đứa trẻ mà người mẹ không ăn loại bánh bích quy này. Cuộc điều tra này cho thấy, tình hình phụ nữ mang thai thiếu dinh dưỡng là rất phổ biến, đã ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi.

Vậy can-xi, kẽm, sắt và vi-ta-min D có tác dụng gì đối với thai nhi ? Những chị em mang thai nên bổ sung những chất này như thế nào ?

Tổng lượng can-xi trong cơ thể của trẻ sơ sinh là 30 gam, toàn bộ là do cơ thể của người mẹ cung cấp, mà hầu như là được dồn vào cơ thể của thai nhi trong 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai, để phát triển răng và xương của trẻ. Nếu như khi mang thai mà thiếu chất can xi. Trước hết để bảo đảm chất can xi cho trẻ, cơ thể của người mẹ sẽ dùng đến chất can xi trong xương của mình, khiến lượng can xi trong máu của người mẹ bị giảm đi, làm cho bắp chân bị chuột rút, tay, chân bị run, nghiêm trọng sẽ dẫn đến loãng xương, họăc mền xương, thứ hai là sẽ khiến đứa trẻ bị bệnh gù bẩm sinh, đứa trẻ sau khi sinh ra do cơ thể thiếu chất can xi, nên khi mới sinh dễ bị co giật, với những biểu hiện là cáu gắt, bứt rứt, cơ bị co giật, mặt mày xanh xao ,v,v. Vì vậy, bổ sung chất can xi đối với các chị em mang thai là điều rất quan trọng. Các chuyên gia hội dinh dưỡng của TQ kiến nghị, mang thai trong thời kỳ giữa, mỗi ngày nên tăng thêm 1000 mi li gam can xi, thời kỳ cuối là 1200 mi li gam. Các lọai sữa, đỗ và những thực phẩm là bằng đỗ, tép có hàm lượng ca xi rất phong phú.

Khi những chị em mang thai thiếu chất kẽm, để đáp ứng như cầu của thai nhi cũng sẽ tiêu hao chất kẽm trong cơ thể của người mẹ, gây trở ngại cho khứu giác của người mẹ, nên ăn không được ngon miệng. Nếu như thai nhi không được bổ sung đầy đủ chất kẽm, sẽ xuất hiện những tình trạng như: ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ thống trung khu thần kinh của thai nhi, trong lâm sàng đã từng xuất hiện trường hợp, do sản phụ bị thiếu chất kẽm sinh ra đứa trẻ không có não, sẽ khiến quá trình sinh sản can xi trong xương bị chậm lại, sự bài tiết kích tố sinh trưởng giảm đi, vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và giảm bớt sự bài tiết In-su-lin của thai nhi, không thể hấp thu một cách đầy đủ lựng Clu-cô-za trong máu do cơ thể của người mẹ cung cấp, khiến cho thai nhi phát triển chậm chạp, sức đề kháng giảm xuống. Hội dinh dưỡng kiến nghị các bà mẹ mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể 20 mil-li-gam chất kẽm. Người mẹ nên ăn nhiều những thực phẩm có nhiều chất kẽm như : con hà, con hến, các loại thịt, tim, gan động vật.

Theo điều tra, ở TQ hiện tượng phụ nữ mang thai bị thiếu chất sắt là tương đối phổ biến, tỷ lệ thiếu máu là trên 30%. Khi đứa trẻ mới chào đời trong cơ thể có khoảng 30 mi-li-gam chất sắt, có thể đáp ứng nhu cầu của trẻ trong vòng 4-5 tháng sau khi sinh. Nếu như người mẹ thiếu chất sắt trong khi mang thai, khiến chất sắt trong cơ thể của thai nhi bị giảm đi, sau khi sinh ra đứa trẻ dễ thiếu máu thiếu chất sắt. Hiện nay, có nhiều căn cứ cho thấy, người mẹ thiếu chất sắt có liên quan đến việc đẻ non và thiếu cân, vì vậy, trong thời gian mang thai phải chú trọng việc bổ sung chất sắt. Hội dinh dưỡng TQ còn kiến nghị những chị em mang thai trong thời kỳ giữa, mỗi ngày bổ sung 25 mi-li -gam chất sắt, thời kỳ cuối là 35 mi-li-gam. Gan động vật, thịt, cá có hàm lượng sắt cao, trong đó chất sắt trong thực phẩm không dễ hấp thu, nên có một số học giả chủ trương các chị em mang thai nên bổ sung dung dịch chất sắt .

Khi mang thai bị thiếu vi ta min D, có thể sẽ bị bệnh mền xương, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển xương của thai nhi, cũng có thể dẫn đến chân tay của trẻ bị co quắp, và bộ răng của trẻ phát triển không được tốt. Hội dinh dưỡng của TQ nêu ra lượng vi ta min D mà mỗi ngày người mang thai cần ăn là 400 đơn vị quốc tế. Theo điều tra, tình hình những chị em mang thai ở TQ thiếu vi ta min D không nhiều, chỉ có những khu vực ở miền Bắc, thời gian có ánh nắng ngắn, nên có một số người thiếu vi ta min D, những người này chú ý ăn nhiều những thức ăn có hàm lượng vi ta min D như: cá biển, gan động vật, lòng đỏ trứng,v,v.