Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-17 14:11:47    
Dân tộc Choang

cri
Dân tộc Choang là một dân tộc thiểu số có dân số tương đối đông, khoảng 16 triệu. Họ chủ yếu cư trú ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, ngoài ra các tỉnh Quảng Đông, Quý Châu, Vân Nam, Hồ Nam cũng có một số dân tộc Choang cư trú.

Khu vực dân tộc Choang tập trung cư trú nằm ở miền tây nam TQ, địa hình kỳ lạ, non xanh nước biếc, phong cảnh thiên nhiên rất đẹp. Nơi đây khí hậu ôn hoà, lượng mưa đầy đủ, nhiều loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới. Hàng nông sản chủ yếu có lúa, ngô, khoai v.v. Tam thất, Tắc kè, dầu Hồi là đặc sản nổi tiếng của khu vực dân tộc Choang sinh sống.

Dân tộc Choang có ngôn ngữ và chữ viết của mình, ngôn ngữ Choang thuộc ngữ Choang, Động, chi ngữ Thái trong hệ Hán Tạng.

"Mồng ba tháng ba" và chợ hát

Mồng ba tháng ba là ngày tết truyền thống của dân tộc Choang, hát đối là một trong những hoạt động chính của lễ hội mồng ba tháng ba, cho nên còn gọi là "chợ hát" hoặc "lễ hội dân ca".

Trong quá trình phát triển lâu dài, lễ hội dân ca Choang có rất nhiều truyền thuyết đẹp. Trong đó, truyền thuyết "thi hát chọn chú rể" lưu hành khá rộng rãi. Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, một ông già dân tộc Choang hát hay có một con gái rất xinh đẹp, cũng hát rất hay, ông muốn chọn một chú rể tài giỏi. Các chàng trai biết tin, rủ nhau đến đua tài cầu hôn, từ đó đã hình thành lễ hội hát định kỳ.

Lễ hội dân ca dân tộc Choang quy mô lớn nhỏ ở các địa phương khác nhau. Âm lịch ngày ba tháng ba lễ hội được tổ chức long trọng nhất, người ta dựng lều ngũ sắc, bắc sân khấu, ném quả còn, chọn người yêu rất lý thú. Trong lễ hội, thanh niên trai gái trong bản tốp năm tốp ba, hoặc rủ các bạn ở bản khác thành nhóm, thi hát sơn ca. Ngoài hát đối ra, lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi phong phú đa dạng như: ném quả còn, chạm trứng đỏ, bắn pháo hoa và diễn kịch Choang được nhiều người ưa thích.

Thổ cẩm Choang rực rỡ

Thổ cẩm Choang là một loại thủ công mỹ nghệ đẹp đẽ, lừng danh trong nước và nước ngoài, tiếng tăm ngang với gấm thêu Hồ Nam, gấm Tứ Xuyên.

Chuyện kể rằng, Đời Tống có một cô gái dân tộc Choang tên là Ta-ni, Ta-ni nhìn thấy những giọt sương trên mạng nhện dưới ánh mặt trời có màu sắc kỳ lạ. Nó gợi ý cô lấy sợi tơ ngũ ngắc làm tuyến ngang, sợi mộc làm tuyến dọc, khéo léo dệt thành vải. Từ đó, thổ cẩm Choang rực rỡ đã ra đời.

Theo Quế Hải Vu Hằng Chí của Phạm Thành Đại đời Nam Tống, thổ cẩm hồi đó ra đời từ sông tả và sông hữu Quảng Tây, cách đây đã trên một nghìn năm. Đến đời Minh, thổ cẩm Choang ngày càng thịnh hành, công nghệ cũng ngày một cao siêu. Đến những năm đầu đời Thanh, dệt thổ cẩm Choang đã trở thành một tay nghề mà phụ nữ Choang bắt buộc phải học, đồng thời thổ cẩm đã trở thành đồ trang sức trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân dân tộc Choang.

Thổ cẩm Choang màu sắc sặc sỡ và rất bền. Thổ cẩm Choang có nhiều loại, có thể sử dụng rộng rãi, như làm khăn trải giường, vỏ chăn vỏ gối, tạp dề, thắt lưng, túi xách, khăn đội đầu, trang phục và phục sức v.v.

Vua trống đồng

Trống đồng là một viên ngọc sáng trong nền văn hoá đồ đồng thời cổ đại TQ. Hiện nay, Quảng Tây phát hiện và cất giữ hơn 500 trống đồng. Trong đó có một cái trống đồng có đường kính 165 cm, cao 67,5 cm, nặng hơn 300 kg, người tầm thước nằm sấp trên mặt trống, dạng chân dạng tay ra, chân tay cũng không chìa ra ngoài, được coi là "vua trống đồng".

Trống đồng có lịch sử lâu đời, có ảnh hưởng sâu xa. Công nghệ đúc trống đồng tinh xảo, tiếng trống vang xa. Ở Thời cổ đại, trống đồng là dấu hiệu truyền phát thông tin và mệnh lệnh, tượng trưng cho quyền lực và tài sản. Người dân thường gõ trống đồng và ca muá vào ngày lễ tết, hoặc trong hoạt động tôn giáo thờ cúng tổ tiên để cầu mong muà màng bội thu và an khang thịnh vượng.

Tranh đá Hoa Sơn

Trên vách núi cheo leo trải dài mấy chục cây số bên Sông Tả, sông Minh Quảng Tây, có 60 bức tranh đá, kiệt tác nghệ thuật của dân tộc Choang thời cổ đại. Trên có hơn 1770 bức tranh vẽ con người, con thú và đồ dùng màu đỏ. Do tranh đá Hoa Sơn của huyện Ninh Minh được phát hiện sớm nhất, có bức tranh nhiều nhất, quy mô lớn nhất, cho nên gọi là "tranh đá Hoa Sơn". Hoa Sơn nằm ở phiá đông sông Minh, cách thành phố Ninh Minh 25 km về phiá bắc. Tranh đá được vẽ trên vách núi cheo leo bên sông, chiều cao 40 mét, chiều dài 170 mét. Tuy trải qua ngàn năm, bức tranh vẫn rất rõ nét, thể hiện đầy đủ trí tuệ và tài năng của nhân dân dân tộc Choang thời cổ đại.

Các nhà khảo cổ nhận định, tranh đá Hoa Sơn được tổ tiên dân tộc Choang sáng tác từ thời kỳ xuân thu chiến quốc, sự phân bố rộng rãi, nơi sáng tác cheo leo, tính hoành tráng của tranh đá đều rất hiếm thấy trong nước và nước ngoài, lừng danh trong lịch sử mỹ thuật quốc tế.