Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-18 15:56:49    
Kỹ thuật làm giấy thời cổ

cri
Kỹ thuật làm giấy là một thành tựu vĩ đại của TQ trong quá trình phát triển khoa học kỹ thuật thời cổ. Cùng với phát minh kỹ thuật in, kim chỉ nam và thuốc nổ, phát minh giấy là một cống hiến lớn lao của người Trung Hoa cho sự giao lưu và phát triển của nền văn hóa thế giới.

Trước khi phát minh giấy, người Trung Hoa từng chọn nhiều loại nguyên vật liệu làm thể tải nhằm ghi chép văn tự. Từ văn hiến lịch sử và hiện vật khảo cổ cho thấy, ví như xương, giáp, tơ lụa là nguyên vật liệu động vật; đồng đen, gốm, đá, ngọc là nguyên vật liệu khoáng sản cũng như tre, gỗ là nguyên vật liệu thực vật v.v.. Do nguyên vật liệu khác nhau, phương pháp ghi chép cũng có phần khác nhau, các văn tự trên xương, giáp, đồng đen, đá phần lớn được dùng dao khắc hay nung đúc, còn văn tự trên tre gỗ thì được viết bằng tay.

Đi đôi với sự tiến bộ và phát triển không ngừng của văn hóa xã hội, chức năng của văn tự ,công cụ thông tin được tăng cường từng bước, mà Giản ,thẻ tre dùng để ghi chép, Bạch , vật liệu thể tải của văn tự đã không đáp ứng được nhu cầu mới. Sau đời nhà Tần và nhà Hán, vương quốc phong kiến thống nhất ngày một củng cố, kinh tế phồn vinh, giáo dục phát triển, công văn pháp lệnh triều đình tăng nhiều, càng khoét sâu mâu thuẫn giữa vật liệu cũ bằng Giản Bạch với nhu cầu xã hội. Con người bức xúc cần có loại nguyên vật liệu ghi chép mới để thay thế cho Giản quá cồng kềnh và cho Bạch quá đắt đỏ. Qua không ngừng tìm tòi và thí nghiệm, cuối cùng đã chế thử thành công Giấy – nhẹ tiện mềm mại, vật đẹp giá rẻ, vừa giữ lại được ưu điểm lại khắc phục được khuyết điểm của Giản và Bạch.

TQ có lịch sử lâu đời về nuôi tằm se tơ và trồng gai dệt vải. Người cổ từ lâu đã biết dùng bện thừng, se chỉ, đan lưới và dệt vải để bổ sung cho tơ lụa. Kết hợp với kinh nghiệm tẩy bông ủ gai, con người đã nảy sinh cách nghĩ: ngâm sơ thực vật trong nước, khiến sơ mềm tan, rồi quấy thành tương hồ, vớt lên, sấy khô và trở thành loại "giấy" kiểu mới. Qua thực nghiệm lâu dài, cuối cùng đã chế thành loại giấy mới mỏng mềm và giá rẻ hơn loại giấy lụa, vừa dùng để lau chùi, lại có thể ghi chép. Đây là một bước tiến nhảy vọt trên lịch sử làm giấy.

Xét từ chất liệu, kỹ thuật và tính phổ biến sử dụng, thì loại giấy này có khác về căn bản so với loại giấy tơ. Loại giấy thời nay đã được phát triền trên cơ sở của loại giấy này. Nguyên liệu là sơ thực vật , hình thành loại sản phẩm mới sau khi dùng phương pháp vật lý và hóa học cắt vụn, ủ ấp, hấp nấu v.v.. Theo sự phân tích và khảo chứng của chuyên gia cũng như những người nghiên cứu lịch sử làm giấy, thì phương pháp làm giấy thời cổ Trung Hoa đại thể chia thành các bước:

1. Cắt xén – cắt đứt cắt vụn nguyên vật liệu.

2. Nấu ủ – khử chất nhựa và sắc tố, khiến sơ trong nguyên vật liệu mềm ra.

3. Nghiền giã – tách rời từng sợi, cắt ngắn, chia tơ, chải chuốt.

4. Sao chọn – pha loãng sơ và nước thành tương, xen đều trên lưới lọc (bằng rèm tre), khử nước, sao vớt thành giấy ướt, rồi cán ép, sấy khô.

Thời gian phát minh giấy làm bằng sơ thực vật của TQ vào lúc nào? Theo văn hiến ghi chép và chứng vật khai quật cho thấy, giấy thời cổ Trung Hoa muộn nhất đã xuất hiện vào đầu thời Tây Hán .

Thái Luân luôn luôn được các thế hệ sau tôn là người phát minh kỹ thuật làm giấy. Thời gian phát minh giấy bằng sơ thực vật là vào năm đầu của Nguyên Hưng .

Các văn hiến kể trên cũng như thực tế khi khai quật ra nhiều giấy cổ chứng minh một cách hùng hồn, trước Thái luân đã có người làm giấy bằng sơ thực vật, tất nhiên không có nghĩa là phủ nhận vai trò phát minh và phát triển kỹ thuật làm giấy của Thái Luân. Cống hiến của Thái Luân đối với phát minh và phát triển kỹ thuật làm giấy chủ yếu thể hiện ở 2 mặt:

1. Mở rộng nguyên vật liệu làm giấy. Khi làm quan Thượng Phương Lệnh, và quá trình quản lý đồ dùng hàng ngày trong cung đình, Thái Luân có dịp tiếp xúc với người thợ và tham gia thực tiễn sản xuất. Trên cơ sở làm giấy bằng gai của người Tây Hán, Thái Luân đã lưu ý tới thuộc tính chung của gai, vỏ cây và vật thải, rồi thành công trong việc làm giấy bằng các nguyên vật liệu lưới cá, rẻ lau, vỏ cây v.v., và một lần nữa thực hiện sự đột phá quan trọng là mở rộng từ nguyên liệu thuần túy đến nhiều loại nguyên liệu mới trong lịch sử làm giấy.

2. Cải tiến kỹ thuật làm giấy. Qua thí nghiệm và phân tích, các chuyên gia làm giấy cho rằng, làm giấy bằng vỏ cây, thì phải hoàn thành bằng các trình tự công nghệ: vỏ cây sau khi cắt vụn nghiền nát, qua hấp nấu ủ nhiều lần, rồi rửa, tẩy, giã, sao thành khuôn hình v.v.. Chính là trên cơ sở làm giấy gai trong thời Tây Hán, Thái Luân chọn lưới cá, vỏ cây v.v. làm nguyên vật liệu, và đã cải tiến công nghệ làm giấy, nên chất lượng giấy được nâng cao rõ rệt, không những thích nghi cho việc ghi chép chữ nghĩa, mà lại còn phát triển tới các lĩnh vực hội họa, trang trí, nhật dùng v.v..

Với tài trí thông minh, ý nghĩ táo bạo và đích thân thực hành, Thái Luân dùng nguyên vật liệu vỏ cây mở ra con đường nguyên vật liệu rộng lớn hơn cho sự nghiệp làm giấy, đồng thời cải tiến kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy số lượng giấy được tăng nhanh chóng và nâng cao về chất lượng. Ông đã mở ra con đường rộng thênh thang cho việc phát triển kỹ thuật làm giấy của TQ, cống hiến và công trạng to lớn của Thái Luân sẽ không bao giờ phai mờ.

Như trên đã nói, trong thời Tây Hán, TQ đã biết làm giấy bằng sơ thực vật, nguyên vật liệu lúc đầu chủ yếu là gai. Đến thời Đông Hán, Ông Thái Luân đã mở rộng nguồn nguyên vật liệu làm giấy bằng lưới cá, rẻ lau và vỏ cây. Sau đời Đông Tấn, loại giấy mây được tiếp tục phát triển. Cho đến đời nhà Đường, loại giấy mây vẫn là giấy công văn chủ yếu.

Trong đời nhà Đường, nghề làm giấy được phát triển sâu rộng, chất lượng giấy cũng được nâng cao rõ rệt, kỹ thuật cũng đạt tới một trình độ khá cao.

Cuối thời đời nhà Đường bắt đầu làm giấy bằng tre. Sau đời nhà Tống nghề làm giấy tre được phát triển. Tre mọc nhanh, sản lượng cao, sơ nhỏ dài, bền dẻo dai, thích hợp làm loại giấy có chất lượng cao. Nhưng sơ cây tre thuộc loại sơ thân gỗ, tố chất gỗ cao, khi phân chia sơ phức tạp hơn so với vỏ cây, loại giấy tre có sản lượng lớn, có thể đạt tới kỹ thuật làm giấy cao hơn.

Về sau, con người tiếp tục mở rộng nguyên vật liệu làm giấy, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của sơ thực vật, lại dùng các loại sơ cỏ, như rơm rạ, lau sậy v.v. đều có thể dùng làm giấy. Ngoài làm giấy bằng loại nguyên vật liệu đơn thuần ra, còn phát minh cách làm giấy hỗn hợp bằng nhiều loại nguyên liệu theo một tỷ lệ nhất định, loại giấy này vừa giữ được ưu điểm và lại khắc phục được khuyết điểm của loại giấy bằng nguyên liệu đơn thuần, nên đã thu được hiệu quả hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng và tăng thêm phẩm loại.

Người Trung Hoa phát minh kỹ thuật làm giấy đã có vai trò thúc đẩy quan trọng cho sự tiến bộ của nền văn minh loài người. Qua giao lưu và truyền bá, nhân dân và các nước trên thế giới dần dần tiếp thu một sự thật: giấy – vật liệu ghi chép, có tính ưu việt hơn bất kỳ một loại tải thể vật chất nào.

Theo khảo chứng, việc truyền bá kỹ thuật làm giấy của TQ đã trải qua 2 bước đi. Trước hết, giấy và chế phẩm của nó là sách, thư từ, hội họa truyền ra nước ngoài, sau đó kỹ thuật làm giấy mới truyền ra nước ngoài. Thế kỷ thứ 3 truyền sang VN, thế kỷ thứ 4 truyền sang Triều Tiên, thế kỷ thứ 5 qua Triều Tiên truyền sang Nhật. Khoảng thế kỷ thứ 7 truyền sang Ấn Độ. Kỹ thuật làm giấy được truyền bá tới phương Tây bằng con đường tơ lụa. Trước sau thế kỷ thứ 2, vùng Tây Vực đã sử dụng giấy, vào thế kỷ thứ 5, vùng Trung Á đều đã phổ biến dùng giấy. Thế kỷ thứ 8, kỹ thuật làm giấy bắt đầu truyền vào phương Tây. Năm 751, xảy ra cuộc chiến giữa Triều đình nhà Đường và Đại Thực Quốc (tức A-rập ngày nay), quân Đường do tướng Cao Tiên Tri làm thủ lĩnh đã thua trận, trong số lính bị bắt làm tù binh có thợ giấy, và kỹ thuật làm giấy đã được truyền vào phương Tây. Sau đến năm 793 tại Bát-đa, đến năm 795 tại Đa-mát, và đến năm 900 tại Ai Cập, rồi đến năm 1100 tại ma-rốc, đã lần lượt biết cách làm giấy. Năm 1150, người A-rập vượt biển tới Tây Ban Nha, xây xưởng làm giấy đầu tiên trên lục địa Châu Âu tại vùng Sa thuộc miền nam Tây Ban Nha. Cho đến năm 1189, Pháp xây xưởng làm giấy, đến lúc này nhà nước theo đạo Cơ Đốc mới bắt đầu xây xưởng làm giấy. Trải qua chặng đường lịch sử hơn 1000 năm, kỹ thuật làm giấy do người Trung Hoa phát minh đã truyền đi khắp thế giới.