• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tây Tạng áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ giúp bà con xóa đói giảm nghèo

    2017-09-05 16:58:13     cri
    Mới đây, phóng viên Ban Việt ngữ Duy Hoa đã đến thành phố La Sa, Thủ phủ Khu tự trị Tây Tạng đưa tin phỏng vấn về Tây Tạng, tìm hiểu tình hình xóa đói giảm nghèo của thành phố La Sa, trong chương trình Trung Quốc ngày nay kỳ này, sau đây mời các bạn nghè bài viết của Duy Hoa với nhan đề: Tây Tạng áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ giúp bà con xóa đói giảm nghèo.

    Tây Tạng vốn được tôn vinh là "nóc nhà thế giới", độ cao trung bình trên 4000 mét so với mặt biển, là khu vực gian khổ xứ lạnh cao nguyên thiếu ô-xy, đồng thời cũng là khu vực nghèo đặc thù liền kề tập trung lớn nhất Trung Quốc, dân số nghèo khó đông và gặp nhiều khó khăn. Trong 5 năm qua, Tây Tạng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ như tái định cư xóa nghèo, phát triển ngành nghề, cung cấp việc làm mang tính ưu đãi, xây dựng thí điểm khá giả v.v, giúp bà con xóa đói giảm nghèo, cải thiện dân sinh.

    Năm 2016, thành phố La Sa đã khởi động tái định cư xóa nghèo và công trình an cư khá giả, kế hoạch di chuyển quần chúng khó khăn đối với với tình trạng "một miền đất không nuôi nổi người dân" và sống ở nơi với độ cao trên 4500 mét so với mặt nước biển. Thôn Tam Hữu, xã Đạt Ca huyện Khúc Thủy là điểm tái định cư thứ nhất thực hiện di chuyển và dọn vào ở của Khu tự trị Tây Tạng, bắt đầu thực hiện di chuyển từ tháng 3 năm 2016, tháng 7 năm 2016 thực hiện di chuyển toàn bộ hộ nghèo vào ở, hiện nay có 184 hộ với 712 người.

    Bác Cách Tang, 62 tuổi là dân làng đầu tiên tự nguyện đăng ký di chuyển đến thôn Tam Hữu. Cả nhà ông có 6 người, vốn ở tổ 6 thôn Sắc Mạch, xã Cha Ba La, nhà cửa lụp sụp cũ kĩ, sau nhà là vách núi, hay xảy ra sạt lở. Trước khi di chuyển, nhà bác có mảnh đất rộng 0,4 héc-ta, có con gái làm thuê tại La Sa, thu nhập cả nhà chỉ có 6000 Nhân dân tệ/năm. Bác Cách Tang nói:

    "Nghe nói trong khu có dự án di chuyển hộ nghèo, tôi là người đầu tiên tự nguyện đăng ký. Sau khi dọn về đây, cuộc sống rất hạnh phúc, thật là một trời một vực so với trước kia. Hiện tôi làm thuê trong trang trại nuôi bò trong làng, con gái nhỏ bán khoai tây rán tại đầu cầu làng, thu nhập cả nhà đến 18 nghìn Nhân dân tệ/năm".

    Trang trại nuôi bò mà bác Cách Tang nhắc đến là dự án ngành nghề đồng bộ mà thôn Tam Hữu dày công thiết kế, nhằm mục đích tạo việc làm cho quần chúng di chuyển về đây, thực hiện xoá đói giảm nghèo. Làng Tam Hữu cả thảy đã thành lập 3 hợp tác xã nuôi gà Tây Tạng, bò sữa và trồng thảo dược và hoa. Hiện nay toàn bộ hơn 360 lao động trong thôn đều có việc làm.

    Bác Cách Tang hiện không những đã cải thiện mức sống, ngay cả vấn đề đi học của các cháu cũng không phải lo lắng. Ông có hai cháu, một cháu học mẫu giáo trong thôn, cháu khác học trung học tại huyện. Bác Cách Tang và bác gái Đạt Tuyết cho biết, con cháu đi học đều miễn phí:

    "Học trung học tại huyện là ở ký túc xá, tất cả chi phí toàn bộ do chính phủ chi trả. Đến kỳ nghỉ, còn có xe buýt đưa các cháu đến tận nhà".

    Ngoài bác Cách Tang ra, làng Sắc Mạch còn có 3 hộ gia đình cũng chuyển đến thôn Tam Hữu. Thấy cuộc sống của họ có thay đổi to lớn, hàng xóm láng giềng của thôn Sắc Mạch đều rất ngưỡng mộ. Sau đó thôn Sắc Mạch lại có 6 hộ gia đình chuyển đến thôn Bốn Mùa Cát Tường, một điểm tái định cư hộ nghèo khác.

    Làng Bốn Mùa Cát Tường cũng nằm ở địa bàn huyện Khúc Thủy, xây dựng 365 căn nhà dành cho hộ nghèo. Khác với việc xây dựng đồng bộ với ngành nghề của thôn Tam Hữu, "Ngành nghề đi trước" là đặc điểm lớn nhất của làng Bốn Mùa Cát Tường. Xung quanh làng Bốn Mùa Cát Tường có 7 dự án ngành nghề trong đó có ngành sản xuất sạch Tịnh Thổ, cơ sở trồng dược liệu Trung Y và Tạng Y, cơ sở tạo giống tốt cây rừng lớn nhất Tây Tạng, trại nuôi bò sữa quy mô, nhà máy phân hóa học hữu cơ. Thôn Bốn Mùa Cát Tường đã di chuyển vào ở 287 hộ gia đình với 1325 người, trong làng hiện đã giải quyết vấn đề việc làm cho hơn 480 người.

    Làng Đức Cát Tân xã Lý Long, huyện Mễ Lâm, thành phố Lâm Chi cũng là một thôn tái định cư, dân làng ở đây chuyển về đây từ thôn Mộc Hiệp xã Mộc Hiệp huyện Cống Giác thành phố Xương Đô năm 2001, lúc bấy giờ chuyển về 30 hộ nghèo với 180 người. Chị Trát Tây Khúc Trân, 25 tuổi còn nhớ, lúc ở Xương Đô là ở nhà đất ba tầng, người nhà sống dựa vào trồng trọt, nhưng Xương Đô thiếu tài nguyên nước, mọi người đều trông chờ vào trời mưa. Thu nhập gia đình ít, đến năm mới theo lịch Tạng cũng không có quần áo mới để mặc.

    "Trước đây sử dụng nước tại Xương Đô cũng rất khó khăn, phải đi đường một cây số để gánh nước. Hiện nay có nước sạch, dùng điện cũng rất tiện. Trước kia Xương Đô thường cắt điện. Hiện nay điều kiện sinh hoạt tốt hẳn lên, các mặt đều được cải thiện, tôi khá bằng lòng, hiện chẳng còn khó khăn gì nữa".

    Chị Trát Tây Khúc Trân có hai con, cả nhà có 5 người. Hiện thu nhập cả nhà chị có 40 nghìn Nhân dân tệ. Nguồn thu của chị ngoài trồng trọt và đào đông trùng hạ thảo ra, còn có một việc làm mang tính ưu đãi do thôn cung cấp, tham gia công tác phòng cháy, phòng chống trộm cắp và tuần tra, việc làm này mang lại thu nhập 3000 Nhân dân tệ/năm cho chị.

    Thôn Đức Cát Tân đã dành 29 việc làm ưu đãi cho hộ nghèo, khiến thu nhập ròng bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng 3000 Nhân dân tệ.

    Để cải thiện triệt để môi trường cư trú của người dân, thôn Đức Cát Tân đang xây dựng thôn thí điểm khá giả biên giới. Hiện thôn Đức Cát Tân đã xây 53 ngôi nhà ở, chi phí xây nhà do chính quyền gánh vác 60%, dân làng tự huy động vốn 40%. Đối với nguồn vốn cần dân làng tự huy động, nhà nước cung cấp 5 triệu Nhân dân tệ khoản vay tín dụng. Lấy một căn hộ 200 mét vuông cho 4-6 người ở làm ví dụ, giá thành xây nhà vào khoảng 400 nghìn Nhân dân tệ, chính phủ gánh vác 240 nghìn, 160 nghìn Nhân dân tệ còn lại do cá nhân gánh vác có thể vay tiền ngân hàng.

    Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và cải cách Khu tự trị Tây Tạng Khương Thái Cường cho biết, kể từ Đại hội lần thứ 18 của Đảng đến nay, Khu tự trị Tây Tạng kiên trì đưa 70% thu nhập tài chính cấp khu dùng vào việc đảm bảo và cải thiện an sinh xã hội. Số người nghèo toàn khu cuối năm 2016 đã giảm xuống còn 460 nghìn người.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>