• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Liệu văn hóa Trung y dược có nên đi vào trường tiểu học hay không?

    2017-04-26 15:06:44     cri

    Mới đây, "Viện Nghiên cứu Trung y nổi tiếng" tỉnh Chiết Giang Trung Quốc đã cho ra mắt giáo trình Trung y dược trường tiểu học đầu tiên cả nước mang tên "Trung y dược và sức khỏe", khiến Chiết Giang trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước Trung Quốc đưa kiến thức Trung Y dược vào sách giáo khoa địa phương ở các trường trung và tiểu học. Cách làm này dẫn đến sự quan tâm của cư dân mạng, có người tán thành, cho rằng cách làm này có lợi cho tôn vinh văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Quốc, giúp thanh thiếu niên nâng cao sức khỏe; có người phản đối, cho rằng sẽ tăng thêm gánh nặng học tập cho các em học sinh. Liệu văn hóa Trung y dược có nên đi vào trường tiểu học hay không?

    HV: Hôm nay chúng ta trò chuyện về Trung y. Trước hết HV muốn hỏi hai bạn là hai bạn thích Trung y hay là Tây y? Nếu bị ốm, sự lựa chọn đầu tiên của hai bạn sẽ là Trung y hay là Tây y.

    B:Sảnh Hoa là một người khá truyền thống, nên Sảnh Hoa tin Trung y nhiều hơn ạ, thế còn anh Thành Trung?

    C:TT: Thực ra cả Trung y và Tây y đều có những phương pháp điều trị hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên do thói quen, TT nghiêng về Tây y nhiều hơn.

    HV: Trung y mà chúng ta nói thực ra là cách gọi so sánh với Tây y, trước khi y học phương Tây truyền vào Trung Quốc, không có cách gọi Trung y, mà có tên gọi độc đáo và nội hàm phong phú. Trung y mà chúng ta đề cập hiện nay, thường chỉ y học lấy y học cổ truyền do nhân dân lao động dân tộc Hán Trung Quốc sáng tạo làm chính, do vậy cũng gọi là Hán y, là một môn học nghiên cứu sinh lý, bệnh lý con người cũng như chẩn đoán và phòng trị bệnh tật, v.v..

    SH: Trung y có lịch sử lâu đời, đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc, lý luận Trung y đã cơ bản hình thành, các thế hệ sau đều có tổng kết và phát triển. Ngoài ra, Trung y có tầm ảnh hưởng sâu sắc đối với các nước có văn hoá chữ Hán, thí dụ như y học Hán phương của Nhật Bản, y học Hàn của Hàn Quốc, y học Cao Lệ của Triều Tiên, Đông y Việt Nam, v.v., đều được phát triển từ cơ sở Trung y.

    TT: Tây y được truyền vào Trung Quốc khi nào?  

    HV: Đại khái là vào đầu thế kỷ thứ 19, Tây y được truyền vào cùng với các giáo sĩ phương Tây truyền đạo tại Trung Quốc. Mọi người cũng biết được rằng là bắt đầu từ hồi đó, Trung Quốc dần dần bị các đế quốc phương Tây xâm lược, một số nhân sĩ yêu nước của Trung Quốc bắt đầu phản tỉnh lại và tìm kiếm con đường cứu nước, từng bước học tập khoa học công nghệ tiên tiến của phương Tây, như vậy văn hóa truyền thống Trung Quốc đã bị tác động chưa từng có, văn hóa truyền thống từng bị coi là danh từ thay thế cho phong kiến, mê tín và lạc hậu, Trung Y cũng không ngoại lệ.  

    SH: Vâng, cùng với sự ảnh hưởng của Tây y phát triển đến phương Đông, Tây y khá mạnh mà Trung y khá yếu. Trong 200 năm Tây y truyền vào Trung Quốc, Trung y từng vài lần gặp phải khó khăn bị loại bỏ. Cho đến nay, vẫn có một số chuyên gia học giả công khai phản đối Trung y, cho rằng Trung y là khoa học giả, đề nghị nhà nước loại bỏ Trung y.

    HV: Về Trung y thì luôn tồn tại rất nhiều tranh cãi, nguyên nhân cơ bản nhất khiến một số người cho rằng Trung y không khoa học là bởi vì họ nhìn nhận Trung y bằng tư duy của Tây y, trong khi đó chúng ta biết Tây y và Trung y là hai hệ thống khác nhau bắt nguồn từ hai nền văn hóa khác nhau, dùng tiêu chuẩn của Tây y đánh giá Trung y, khiến Trung y bị Tây y hóa là không hợp lý. Hiện nay, mọi người cũng dần dần ý thức được rằng, Trung y tuyệt đối là rất tốt, là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Hoa, cần phải kế thừa và phát huy tốt.

    SH: Vâng, hiện nay rất nhiều người đều đang suy nghĩ việc kế thừa Trung y đã gặp phải rất nhiều khó khăn và vấn đề, làm thế nào để phá vỡ tình trạng bế tắc của Trung y. Tỉnh Chiết Giang đã mở đầu tốt đẹp trong cả nước, tỉnh Chiết Giang đã đưa ra bộ giáo trình Trung y học cho học sinh tiểu học, trước hết bước vào lớp 5 tiểu học, thực tiễn thật sự truyền bá Trung y bắt đầu từ các em nhỏ.

    TT: TT nghĩ rằng điều đó rất tốt. Trung Quốc có câu: Thầy thuốc cao tay phòng bệnh. Thầy thuốc cao tay nhất bảo bạn phòng bệnh khi chưa xảy ra, cần phải học cách điều dưỡng cơ thể khi chưa mắc bệnh, như vậy, bạn mới không bị mắc bệnh, chứ không phải là đợi mắc bệnh rồi mới cuống cuồng đi chữa bệnh. Trong khi đó, trong Trung y có rất nhiều kiến thức dưỡng sinh, dưỡng sinh phải nắm bắt ngay từ nhỏ, như vậy mới có ích đối với cuộc đời tương lai của các em.  

    HV: Nhưng cũng có người phản đối cách làm của Chiết Giang, thậm chí nói đây là tẩy não các em học sinh tiểu học bằng Trung y, họ nói Trung y đi vào trường đại học, trường trung học là việc tốt, bởi vì rất nhiều học sinh – sinh viên có năng lực phán đoán sẽ đối xử một cách khách quan và phê phán Trung y sau khi nhận thức toàn diện sự hoang đường của Trung y. Nhưng Trung y đi vào các trường tiểu học, trường mẫu giáo sẽ không ổn, bởi vì các em còn chưa có năng lực phân biệt, thuần túy trở thành tẩy não, cần phải rất nhiều thời gian mới thay đổi được quan niệm.

    SH: Có cư dân mạng cho rằng Trung y không khoa học, Sảnh Hoa thấy những người này chưa học tập qua Trung y, thậm chí hoàn toàn không hiểu biết tới Trung y, hoàn toàn là nhận xét Trung y bằng tư duy Tây y. Hiện nay, rất nhiều người phương Tây đều chấp nhận Trung y và học tập Trung y. Do vậy, quan điểm của các cư dân mạng trên quá lạc hậu.  

    TT: Đúng vậy, hiện nay Trung y đã được ngày càng nhiều người phương Tây chấp nhận. Tại Thế vận hội Ri-ô Đê Gia-nê-rô năm ngoái, giác hơi của Trung y đã thành cơn sốt, rất nhiều vận động viên phương Tây nổi tiếng đã sử dụng liệu pháp này, hơn nữa liệu pháp Trung y ở nước ngoài thường là rất đắt, nhưng họ vẫn thích. Từ ví dụ đơn giản này cho thấy, Trung y đã dần dần đi ra thế giới.  

    HV: Trước sự lo ngại của một số cư dân mạng về việc Trung y dược đi vào các trường tiểu học, Phó Viện trưởng Viện Luật trường Đại học Đồng Tế Trung Quốc Tống Hiểu Đình cho biết: "Đây là một việc tốt, có lợi cho kế thừa văn hóa truyền thống Trung Quốc, có lợi cho tăng cường sức khỏe của nhân dân Trung Quốc, có lợi cho tăng cường sức khỏe và tâm hồn cho thanh thiếu niên, có lợi cho sinh tồn và phát triển của y học cổ truyền. Hơn nữa, cách làm này sẽ được nhân rộng trong cả nước trong thời gian rất nhanh".

    SH: Bà Triệu Mẫn, Giáo sư trường Đại học Trung y dược tỉnh Hồ Bắc đã tán thành quan điểm của bà Tống Hiểu Đình. Bà cho biết, là bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá truyền thống, Trung y dược là tài sản quý báu của văn hoá ưu tú của Trung Quốc, có tinh thần nhân văn và tư tưởng triết học hoàn chỉnh. Thanh Thiếu niên học tập văn hoá Trung y dược, có thể bồi dưỡng cho thanh thiếu niên lòng tự tin dân tộc, cảm giác tự hào văn hoá, cũng giúp cho bồi dưỡng quan điểm sống lành mạnh, lựa chọn lối sống lành mạnh, giúp nâng cao trình độ sức khỏe của cả xã hội. Trung Quốc khỏe mạnh phải bắt đầu từ trẻ em.

    TT: Đúng vậy, TT cũng rất đồng ý với quan điểm này. Nhưng cũng có người lo lắng như vậy sẽ làm tăng gánh nặng học hành cho học sinh, TT cho rằng những kiểu lo lắng như vậy cũng là không cần thiết, học tập không chỉ là học kiến thức khoa học, hay là vì các cuộc thi, mà cần học tập những thứ liên quan đến sức khỏe của bản thân, chất lượng của cuộc sống, Trung y trên phương diện này rất uyên thâm, thực sự cần phải học từ nhỏ, đây là việc được lợi cả đời.  

    HV: Vâng, hiện nay gánh nặng học tập của các trường trung, tiểu học Trung Quốc quả thực là rất nặng, khiến thời gian tham gia hoạt động xã hội, hoạt động hun đúc sở thích ngày càng ít, điều này liên quan đến việc theo đuổi tỷ lệ thi cử mù quáng, không liên quan đến việc xây dựng sách giáo khoa, hoàn thiện kết cấu kiến thức của Trung Quốc. Đáng nhẽ cần phải giảm những bài tập trùng lặp, máy móc, cần phải tăng thêm giáo dục về văn hóa, trong đó bao gồm giáo dục kiến thức cơ sở về mặt văn hóa và sức khỏe Trung y dược.  

    SH:Sảnh Hoa cho rằng trong thời trung, tiểu học, học tập một số kiến thức sức khỏe hữu ích, sẽ khiến trẻ nhỏ được lợi cả đời. Hiện nay, Nhà nước và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng vị trí và sự phát triển của Trung y dược, nhưng còn rất nhiều người trong xã hội không hiểu biết về Trung y dược, hoặc tồn tại những hiện tượng mạo danh Trung y dược để lừa đảo kiếm tiền. Ban bố giáo trình Trung y dược vào các trường học, có thể dần dần từ thế hệ sau, phổ cập tri thức Trung y dược đúng đắn, có thể trả lại một bản gốc chân thực cho Trung y dược.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>