• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chương trình đặc biệt đón Giao thừa năm Đinh Dậu

    2017-01-27 16:04:29     CRIonline



    Ngọc Ánh: Quý vị và các bạn khán thính giả thân mến, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa tiếng chuông năm mới sẽ vang lên, trong thời khắc tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới này, Ngọc Ánh xin thay mặt toàn thể anh chị em trong Ban Tiếng Việt Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, xin gửi tới các bạn và gia đình lời chúc mừng năm mới chân thành nhất, chúc mọi người: An khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.

    Hùng Anh: Vâng, thưa các bạn, thời gian như thoi đưa. Bươn trải một năm lại một năm, chung tay đồng hành ngày lại ngày. Xin nói lời cảm tạ. Vượt hết chặng này đến chặng khác, điểm đích lại thành điểm xuất phát. Đời người một trạm lại một trạm, dù vật vả nhưng cũng chan chứa ngọt bùi. Nhân dịp này Hùng Anh chúc các bạn hạnh phúc, bình an trong năm mới Đinh Dậu.

    Ngọc Ánh: Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang nghe là Chương trình đặc biệt đón Giao thừa năm Đinh Dậu của Ban Tiếng Việt Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc với nhan đề "Tôi với Việt Nam".

    Hùng Anh: Vâng, nói đến Việt Nam, đó là "bông hồng Viễn Đông" trong coi mắt người châu Âu. Khi mọi người dạo bước trên những đường phố của Thủ đô Hà Nội vừa hiện đại lại cổ kính; hay lưu luyến, ngây ngất với Sài Gòn với những bóng dáng yêu kiều trong tà Áo dài dưới chiếc nói Bài thơ...đó là sự kết hợp hài hoà của gam màu huyền bí phương Đông với phong cách lãng mạn của Pa-ri, nước Pháp, khiến mọi người ở các nơi trên thế giới ao ước được một lần đặt chân đến.

    Ngọc Ánh: Vâng, đúng vậy. Trung Quốc và Việt Nam lúi liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nước có tình cảm gắn bó, giao lưu đi lại mật thiết. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt...đều để lại dấu chân của rất nhiều bạn bè Trung Quốc, bây giờ chúng ta cũng nghe câu chuyện của họ với Việt Nam.

    Hùng Anh: Nói đến giao lưu Trung-Việt, một điều không thể không nhắc đến, đó là du khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch. Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2016 du khách châu Á đến Việt Nam là đông nhất, đạt hơn 5,8 triệu lượt khách, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, du khách Trung Quốc đạt 2 triệu 228 nghìn lượt người, tăng 55,2%. Trung Quốc là nguồn du khách lớn nhất của Việt Nam.

    Ngọc Ánh: Vâng, chị Vương San San, cán bộ Ban Quốc tế ngữ Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, là một cô gái xinh đẹp, hoạt bát, có sở trường về nấu nướng, chị còn là MC của một chương trình dạy nấu nướng trên Đài Truyền hình Bắc Kinh. Chí cũng là một "lữ hành gia" yêu mến cuộc sống, đã đi du lịch rất nhiều nước trên thế giới, cũng kết bạn với rất nhiều người dân địa phương.

    Hùng Anh: Vậy, các bạn có muốn nghe những câu chuyện trong chuyến du lịch Việt Nam của chị Vương San San không? Chúng ta hãy cùng nghe sau khi thưởng thức bài hát "Con đường bình thường".

    Ngọc Ánh: Các bạn vừa nghe là bài hát "Con đường bình thường". Sau đây chúng ta hãy cùng nghe chị Vương San San kể về chuyến du lịch Việt Nam của mình. Chị Vương San San cho biết tháng 4/2011, chị cùng hai người bạn sang Việt Nam du lịch.

    "Chuyến đi đó kéo dài 10 ngày, đi từ Bắc vào Nam, chị bay từ Bắc Kinh đến Nam Ninh, sau đó đáp xe buýt qua Hữu Nghị Quan đến Hà Nội, ở Hà Nội vài hôm rồi đến Hạ Long, sau đó đi Huế, Hội An, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh. Và từ Thành phố Hồ Chí Minh bay ra Hà Nội, rồi đáp tàu hoả về Nam Ninh, sau đó đáp máy bay về Bắc Kinh. Quả là một chuyến du lịch xuyên Việt".

    Hùng Anh: San San và hai người bạn quả là "sành điệu", tuy chuyến đi này khá dài cả về thời gian lẫn quãng đường, nhưng trung bình mỗi người chỉ mất có 4.000 Nhân dân tệ, xưng đáng không còn gì bằng.

    Ngọc Ánh: Vâng, San San và hai người bạn đã đáp xe của công ty du lịch Sinh-cafe từ Bắc vào Nam, đi qua rất nhiều thành phố. Nếu bây giờ nghĩ lại có thể coi là một chuyến du lịch của "người nghèo", thế nhưng các bạn trẻ lại thấy rất "khoái", họ cơ bản là ban ngày thăm các khu du lịch, đêm lên xe Sinh-cafe, ngủ luôn trên xe. Sáng mai lại đến khu du lịch khác, hành lý bỏ trên xe sau đó đi chơi thoả thích.

    Hùng Anh: San San và hai người bạn chỉ mất 10 đã đi rất nhiều thành phố lớn, nhỏ của Việt Nam, cũng quen biết với rất nhiều bạn bè Việt Nam, trong đó có một bạn Việt Nam để lại ấn tượng sâu sắc cho họ. Vậy, bạn Việt Nam đó là ai? Duyên nợ nào đã gắn kết chị với San San? Mời các bạn tiếp tục nghe câu chuyện của San San.

    Ngọc Ánh: Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang nghe là Chương trình đặc biệt mừng xuân Đinh Dậu của Ban Tiếng Việt Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc với nhan đề: Tôi với Việt Nam.

    Vừa rôi chung ta đang nghe là chị San San kể về những mẩu chuyện của chị trong chuyến du lịch Việt Nam. Bây giờ chúng ta tiếp tục nghe chị kể tiếp. Chị San San và hai người bạn nhận định rằng: Hà Nội là thành phố mà họ yêu mến nhất. Bởi vì, San San học chuyên ngành Quốc tế ngữ, ở Hà Nội có rất nhiều người biết nói Quốc tế ngữ, và nơi đây còn từng tổ chức Đại hội Quốc tế ngữ thế giới. Vì vậy, sau khi đến Hà Nội, San San liên lạc với một người cũng yêu thích Quốc tế ngữ, đó là chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Trong An-bum của San San, Minh Nguyệt là một cô gái yêu kiều, tóc ngắn, có đôi mắt to hạt huyền, và còn nhớ khi đó Minh Nguyệt đi xe máy đến tìm họ, đội một chiếc mũ bảo hiểm màu xanh và đeo khẩu trang. Minh Nguyệt là nhân viên của một ngân hàng, và cũng là thành viên trong đội bóng đá nữ của ngân hàng. Trước khi đến đón San San, Minh Nguyệt vừa thi đấu xong. Nguyệt là một cô gái hoạt bát, năng động, tên Quốc tế ngữ của Nguyệt là Fla-ma, nghĩa là ngọn đuốc, để lại cho mọi người cảm giác rất ấm cúng.

    Hùng Anh: Minh Nguyệt đã đưa San San và hai bạn đi ăn phở tại quán bên đường, và cương quyết để mình trả tiền. San San và hai người bạn nói thế nào cũng không được. Minh Nguyệt bảo rằng, khi nào mình đến Bắc Kinh, các bạn sẽ mời, còn ở Việt Nam, nhất định phải để mình mời.

    Ngọc Ánh: Đúng là một cô gái Việt Nam, nhiệt tình, mến khách, cảm giác như người miền Bắc của Trung Quốc vậy.

    Hùng Anh:: San San cho biết, Minh Nguyệt đưa họ đến Sinh-cafe để mua vé, sau đó còn đưa họ đi tham quan khu phố cổ và Hồ Hoàn Kiếm.

    "Do phố cổ ở Việt Nam rất chật hẹp, Minh Nguyệt đưa chúng tôi đi vào một ngõ nhỏ, vòng vèo một hồi rồi lên tâng 3 một toà nhà, trong đó có điêu khắc gỗ truyền thống của Việt Nam, còn có những bức viết chữ Trung, có thể là một quán trà có liên quan với Trung Quốc. Chúng tôi 4 người ngồi trên sân thượng trò chuyện, nói tiếng Trung, sau đó tôi và Minh Nguyệt nói Quốc tế ngữ, hai người bạn của tôi không biết Quốc tế ngữ đã nói tiếng Anh với Minh Nguyệt. Ba thứ tiếng, bạn bè hai nước Trung-Việt chuyện trò với nhau, thời tiết của Hà Nội lúc đó rất đẹp, những luồng gió mạt nhẹ thổi...dù không còn nhớ nội dung chuyện trò lúc đó là gì nhưng tôi không thể nào quên bầu không khí vui tươi lúc đó, bởi vì trên tầng thượng có thể trống thấy toàn cảnh của Hồ Hoàn Kiếm, cảm giác lúc đó không sao tả siết".

    Ngọc Ánh: Chuyến du lịch Việt Nam của San San quả là một ký ức tươi đẹp của giới trẻ đi du lịch với "hầu bao" hạn hẹp. Tin rằng tình cảm hữu nghị giữa 4 bạn trẻ này sẽ ăn sâu trong tâm khảm của họ trong thời khắc này. Ở Hà Nội, nếu đứng trên cao phóng tầm mắt ra ra, những ngôi nhà với nhiều gam màu và kiểu cách khác nhau trông như hộp màu của các hoạ sĩ. Nơi đây, nhịp điều cuộc sống rất chậm, thời gian như những giọt ca-phê phin, chậm chạp trôi đi nhưng để lại hương thơm nồng đậm.

    Hùng Anh: Vâng, đúng vậy. Rất nhiều người Trung Quốc trước đi lên đường là vì yêu thích phong cảnh đẹp của Việt Nam, nhưng khi đến Việt Nam lại say sưa với nền ẩm thực nơi đây. Anh Thôi Kỳ, Giám đốc dự án của Công ty Trách nhiệm hữu hạn khoa học-công nghệ Trí Tuệ Bắc Kinh, cho chúng tôi biết: Năm 2013 anh sang Việt Nam, đến Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang. Tại Nha Trang, cảnh đẹp trên đảo khiến ngân ngây ngất, những món hải sản, tắm bùn, lặn biển...đã để lại ký ức sâu sắc trong anh. Nước sinh tố ở Nha Trang rất rẻ, có một loại là nước trái Bơ rất ngon, khiến anh khó quên.

    Ngọc Anh: Đúng vậy, anh Thôi Kỳ còn đến Thành phố Hồ Chí Minh, thưởng thức cà-phê bên đường, và còn đường ăn bánh Tét mà anh chưa từng thấy. Anh Thôi Kỳ cho biết, loại bánh gói nhân thịt này trông giống một cái xúc-xích to bự, nhưng mùi vị rất thơm ngon. Một điều khiến anh Thôi Kỳ không thể nào quên, đó là Phở Việt Nam.

    "Khó quên nhất là bát phở tôi ăn ở phố cổ Hà Nội. Nước dùng ninh xương, trong và thơm ngon, bánh phở dẻo, vắt thêm nước chanh càng thêm dậy mùi, ai thích còn có thể cho thêm ít nước mắm và ớt. Một bát phở đã thể hiện sự đơn giản trong ẩm thực Việt Nam, tận khả năng giữ được đặc điểm vốn có của nguyên liệu. Mong có dịp lại đến Việt Nam, thưởng thức phở trên phố cổ Hà Nội".

    Hùng Anh: Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang nghe là Chương trình đặc biệt đón Giao thừa năm Đinh Dậu của Ban Tiếng Việt Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc với nhan đề "Tôi với Việt Nam". Vừa rồi là những câu chuyện của các bạn Trung Quốc khi đi du lịch Việt Nam, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn những câu chuyện của lưu học sinh Trung Quốc tại Hà Nội.

    Ngọc Ánh: Vâng, những năm tháng du học đối với mối học sinh mà nói là sự mở đầu cuộc đời thứ hai của mình. Sống xa nhà, nơi đất khách quê người, bao nỗi hiếu kỳ, hưng phấn, rồi trầm lắng, ưu tư, mọi tình cảm đều trở nên bình thương. Tuy nhiên sau khi những điều này qua đi, tất cả những ai từng du học đều sẽ phát hiện, mình đã mở ra cánh cửa văn hóa của một nước khác mà không rõ là từ lúc nào.

    Hùng Anh: Bây giờ mới các bạn cùng chúng tôi đến với cuộc sống du học tại Việt Nam của bạn Tôn Nhất. Tôn Nhất, 20 tuổi, sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Việt của Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh. Tháng 10/2006, Tôn Nhất sang du học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Việt Nam, chuyên ngành văn hoá Việt Nam, là một trong hơn 4000 học sinh Trung Quốc đang theo học tại Việt Nam.

    Ngọc Ánh: Tôn Nhất đã tham gia rất nhiều hoạt động do nhà trường tổ chức, mới đây Tôn Nhất còn học gói bánh chưng với các bạn Việt Nam và gửi ảnh cho chúng tôi, chiếc bánh chưng mà Tôn Nhất gói cũng khá vuông thành, sắc cạnh, trông cũng khá đấy.

    Hùng Anh: Tôn Nhất rất quý trọng thời gian học tập tại Việt Nam, Tết năm nay cha, mẹ và người nhà sẽ cùng Tôn Nhất thực hiện một chuyến du lịch xuyên Việt, và đón Giao thừa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Ngọc Ánh: Bây giờ mời các bạn cùng nghe câu chuyện của đồng nghiệp chúng tôi đang thường trú tại Việt Nam. Trong con mắt của rất nhiều người, phóng viên thường trú tại nước ngoài là một công việc vừa huyền bí lại rất hấp dẫn.

    Hùng Anh: Vâng, đúng vậy. Nhân vật mà chúng tôi sắp kể với các bạn là phòng viên thường trú Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc tại Việt Nam, anh Vương Sảng. Vương Sảng từng thường trú tại Việt Nam 3 năm, hiện đã về nước được hai năm nhưng mỗi khi nói đến Việt Nam lại khơi dậy biết bao nỗi nhớ nhung và những tình cảm sâu lắng trong anh. Bây giờ mời các bạn cùng nghe những câu chuyện của anh.

    Ngọc Ánh: Câu chuyển làm phóng viên thường trú của Vương Sảng khiến chúng ta cảm nhận được những tình cảm chân thành của anh đối với Việt Nam. Trên thực tế ngoài các phóng viên thường trú ra, ở Việt Nam còn có rất nhiều cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc, họ xa nhà lên đường đến Việt Nam vì sự nghiệp phát triển chung của hai nước. Từ xa lạ đến quen thuộc, từ thích ứng trở thành nền sống, mặn ngọt chua cay đều nếm trải, duy chỉ có tình cảm không bao giờ mai một. Bởi vậy, miền đất xa lạ này dần dần trở thành quê hương thứ 2 không thể thiếu trong cuộc sống của họ.

    Hùng Anh: Vâng, đúng vậy. Anh Vương Hàn Băng là một trong số đó, dưới đây chúng ta hãy cùng nghe câu chuyện của anh Vương Hàn Băng, nguyên Giám đốc Ban quan hệ khách hàng và công chúng Công ty Hoa Vi Việt Nam,

    Ngọc Ánh: Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang nghe là Chương trình đặc biệt đón Giao thừa năm Đinh Dậu của Ban Tiếng Việt Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc với nhan đề "Tôi với Việt Nam". Những câu chuyện sinh động của các bạn Trung Quốc tại Việt Nam khiến chúng ta không khỏi cảm động, đặc biệt là Ngọc Ánh, Hùng Anh và các anh chị em khác trong Ban Tiếng Việt Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc-những người miệt mài làm công tác tuyên truyền cho tình hữu nghị Trung-Việt bao năm qua lại thấy xúc động, giữa chúng tôi và Việt Nam cũng có biết bao nhiều câu chuyện cảm động.

    Hùng Anh: Vâng, trong mấy chục năm công tác, Việt Nam từ rất lâu đã in dấu và lắng đọng trong mọi công việc và cuộc sống của chúng tôi.

    Ngọc Ánh: Chẳng hạn như Nam Dương, phát thanh viên của Đài chúng tôi, với kinh nghiệm hàng chục năm công tác, anh đã tham gia đưa tin về rất nhiều sự kiện giữa hai nước Trung-Việt, cũng kết bạn với rất nhiều bạn bè các giới Việt Nam. Bây giờ chúng ta hãy cũng nghe câu chuyện giữa Nam Dương và các bạn bè Việt Nam của anh.

    Hùng Anh: Thực ra, những tình cảm chân thành giữa người với người có thể biến thành những hồi ức quý báu và vĩnh hằng, hữu nghị không có quốc tịch, tình hữu nghị giữa Nam Dương với các bạn bè Việt Nam không những trong sáng, cũng rất rung động lòng người.

    Ngọc Ánh: Vâng, đúng vậy. Lệ Quyên-phát thanh viên kỳ cựu của Đài chúng tôi mới đây cùng người nhà sang Việt Nam du lịch, với gần 40 năm công tác trong ngành truyền thông, Lệ Quyên đã từng đến rất nhiều nơi ở Việt Nam. Vậy, chuyến du lịch tới Việt Nam lần này đã để lại những trải nghiệm mới gì cho Lệ Quyên nhỉ? Dưới đây mới các bạn cùng nghe câu chuyện trong chuyến du lịch Việt Nam gần đây.

    Hùng Anh: Quý vị và các bạn thân mến, trong Chương trình đón Giao thừa hôm nay, chúng ta đã cùng nghe 7 câu chuyện liên quan tới Việt Nam của 7 người bạn Trung Quốc thuộc các lĩnh vực khác nhau.

    Ngọc Ánh: Vâng, trên bước đường đời của mỗi người đều có những câu chuyện trở thành ký ức sâu lắng, những dấu ấn muôn thuở của cuộc đời, khiến chúng ta cảm động cũng khích lệ chúng ta phấn đấu vươn lên.

    Hùng Anh: Vâng, đúng vậy, cũng như những câu chuyện của chúng ta với Việt Nam đã ngưng đọng những khoảnh khắc khó quên trong cuộc đời. Mong trong năm mới này, mọi người đều có những câu chuyện đặc sắc và rung động lòng ngời, để lại càng nhiều những hồi ức tươi đẹp.

    Ngọc Ánh: Vâng, trong năm mới này chúng ta hãy cùng viết tiếp những câu chuyện hạnh phúc hơn.

    Quý vị và các bạn thân mến, Chương trình đặc biệt đón Giao thừa năm Đinh Dậu của Ban Tiếng Việt Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc với nhan đề "Tôi với Việt Nam" đến đây tạm dừng, cảm ơn quý vị và các bạn đã đón nghe.

    Hùng Anh: Trước khi chấm dứt chương trình, Hùng Anh xin một lần nữa chúc quý vị và các bạn năm mới vui vẻ.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>