• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc Phó Oánh: Tại sao tình hình Nam Hải lại diễn biến đến như ngày hôm nay?

    2016-05-13 16:21:41     cri
    Theo tin Đài chúng tôi: Mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc Phó Oánh và Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn đã phối hợp đăng bài viết về vấn đề Nam Hải trên "Tuần báo Thời sự Trung Quốc" và tạp chí "Lợi ích Quốc gia" của Mỹ. Bài báo đã điểm lại rất nhiều những viện lớn hoặc nhỏ xảy ra trong quá trình diễn biến tình hình trên Nam Hải, thể hiện mối liên quan giữa những việc này, mong qua đó chỉ ra ngọn ngành của vấn đề, để những người quan tâm vấn đề Nam Hải tìm hiểu và nắm được thực chất của vấn đề, bên cạnh đó cũng là một cảnh báo mong có thể tránh khoét sâu sự hiểu lầm cũng như làm cho tình hình leo thang.

    Bài báo viết: Nhìn lại lịch sử không khó nhận thấy trước những năm 30 của thế kỷ 20, cộng đồng quốc tế không có bất cứ tranh cãi gì về Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa, rất nhiều bản đồ và Bách khoa toàn thư trên thế giới đều ghi chú quần đảo Nam Sa là của Trung Quốc. Sự tranh cãi về Nam Sa bắt nguồn từ chủ nghĩa bành trướng của Đế quốc Nhật và sự sắp xếp trật tự sau Thế chiến thứ 2, và lên men trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các nước Phi-li-pin, Việt Nam...xâm chiếm quần đảo Nam Sa Trung Quốc từ cuối thập niên 50 của thế kỷ 20, đến thập niên 70-80 của thế kỷ 20, do phát hiện tài nguyên dầu khí trên Nam Hải cũng như việc đàm phán và ban hành cơ chế Vùng đặc quyền kinh tế, những hành động xâm chiếm tương tự bước vào một giai đoạn điên cuồng.

    Sau Thế chiến thứ 2, trên thực tế Mỹ lâu này công nhận Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa. Mỹ từng thể hiện công nhận Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa thông qua các hình thức như tư vấn ngoại giao, đệ đơn xin đo đạc, thông báo chương trình qua lại về hàng hải và hàng không..., Nhà đương cục Đài Loan, Trung Quốc còn từng tiếp đón nhân viên quân sự Mỹ tại các đảo và bãi đá liên quan thuộc quần đảo Nam Sa.

    Tình hình Nam Hải bắt đầu trở nên căng thẳng từ năm 2009, đặc biệt là sau năm 2012. Trước năm 2009, tuy các cọ xát không ngừng xảy ra nhưng nhìn chung tình hình Nam Hải là nằm trong tầm kiểm soát, bước ngoặt lớn làm cho tình hình phức tạp hoá đại để xảy ra vào năm 2009, điều này có liên quan nhất định với việc Ủy ban về Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc đệ trình báo cáo về thông tin giới hạn vùng ngoài thềm lục địa 200 hải lý vào ngày 13/5/2009, còn việc điều chỉnh chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ lại là một nhân tố kích thích lớn hơn.

    Cọ xát quân sự trên Nam Hải giữa Trung Quốc và Mỹ trở nên thường xuyên hơn, chỉ riêng năm 2009 tàu chiến Mỹ và tàu chiến Trung Quốc đã xảy ra ít nhất 5 cuộc đối đầu trong quá trình do thám và chống do thám. Trong đó, nổi tiếng nhất có thể kể đến sự kiện tàu USNS Impeccable. Bước vào năm 2010, Mỹ đẩy nhanh chuyển đổi chính sách đổi với Nam Hải, thể hiện khuynh hướng "đứng về một bên nào đó".

    Những động thái nói trên của một số nước ASEAN và Mỹ đã thu hút sự quan tâm theo dõi sát sao của báo giới Trung Quốc, thông tin của báo giới dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ của công chúng. Chính sách kiềm chế của Trung Quốc đối mặt với sức ép "kép" về tính liên tục của chính sách và dân ý. Sự kiện đảo Hoàng Nham xảy ra tháng 4 năm 2012 có thể nói là "cọng rơm cứu sinh" cuối cùng trước cơn sóng thần, vượt quá giới hạn đỏ về chính sách và sự nhẫn nhịn của Trung Quốc, Trung Quốc buộc phải áp dụng một số biện pháp chống lại.

    Đối với rất nhiều người Trung Quốc mà nói, Mỹ là người thúc đẩy đằng sau của tình hình căng thẳng trên Nam Hải hiện nay. Trước hết, Mỹ ngày càng coi Trung Quốc là mục tiêu chính tại châu Á-Thái Bình Dương khi đẩy nhanh chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương". Ngoài ra, Mỹ lợi dụng mọi cơ hội để thổi phồng chiến lược "chống can thiệp và tiếp cận" của Trung Quốc, ráo riết hoàn thiện khái niệm tác chiến "phối hợp trên không và trên biển" nhằm vào Trung Quốc. Những hành động này không còn nghi ngờ gì nữa đã làm phức tạp hoá và mức độ căng thẳng của tình hình châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Nam Hải. Rất nhiều chuyên gia học giả Trung Quốc bắt đầu quan tâm, liệu có phải Mỹ đang tạo ra các mối đe dọa thậm chí khủng hoảng cho việc điều chỉnh chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của mình hay không, sau đó dẫn đến "tự mình thực hiện tiên đoán".

    Tình hình Nam Hải diễn đến đến ngày hôm nay là kết quả đan xen, tác động và tương tác trên nhiều manh mối của các hành động và ngôn luận, cũng là do sự thay đổi của môi trường quốc tế và tình hình an ninh khu vực. Trong các nhân tố tạo nên tình hình leo thang theo hình xoắn ốc, các bên không ngừng chọc giận lẫn nhau không những ẩn chứa lợi ích hiện thực về chủ quyền, tài nguyên, nguyện vọng an ninh chiến lược, mà còn liên quan đến sự thiếu hụt nhận biết và thông tin đối với ngọn ngành lịch sử của các bên, càng bao gồm sự suy đoán về ý đồ chiến lược và mục tiêu chính sách lẫn nhau. Là nước lớn ngoài khu vực Nam Hải, việc Mỹ gia tăng can dự và điều chỉnh lập trường là nguyên nhân chủ yếu làm cho tình hình Nam Hải phức tạp hoá kể từ năm 2009. Điều mà mọi người quan tâm là diễn biến tình hình trong tương lai sẽ ra sao? Mỹ quan tâm Trung Quốc bước tới sẽ áp dụng hành động mới nào, còn Trung Quốc cũng hoài nghi ý đồ của Mỹ. Tranh chấp xoanh quanh tình hình Nam Hải và quần đảo Nam Sa tồn tại rủi ro làm cho mâu thuẫn thêm gay gặt thậm chí dẫn đến phán đoán sai về chiến lược.

    Chủ trương quyền lợi tại Nam Hải của Trung Quốc là nhất trí trong nhiều năm qua, đó là bảo vệ tính hoàn chỉnh của chủ quyền quốc gia và giữ gìn hoà bình, an ninh của khu vực. Trung Quốc kiên định bất di bất dịch đi con đường phát triển hoà bình, dốc sức thúc đẩy hoà bình, phát triển và hợp tác của thế giới, niềm tin và cam kết về mặt này chưa bao giờ thay đổi.

    Tình hình trong thời gian tới sẽ diễn biến ra sao quyết định bởi nhận thức và sự lựa chọn của các bên, nếu lựa chọn hợp tác, có thể cùng thắng; nếu lựa chọn đối đầu sẽ làm cho tình hình bế tắc thậm chí dẫn đến xung đột, bất cứ bên nào đều không được hưởng lợi từ việc này.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>