• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Nhìn nhận chủ quyền từ bản đồ

    2016-04-14 16:03:07     CRIonline

    Bản đồ đóng vai trò của không thể thay thế trong quá trình xác định biên giới trên đất liền hoặc trên biển của một quốc gia. Vì vậy, hầu như không có trường hợp ngoại lệ nào, các nước đều sử dụng bản đồ làm chứng cứ quan trọng chứng minh chủ trương của mình.

    "Bản đồ hàng hải Trịnh Hòa" đầu thế kỷ 13 đã ghi rõ ba quần đảo "Thạch Đường", "Đảo Thạch Đường Vạn Sinh (châu)" và "Thạch Đường Thạch Tinh" ở vị trí các đảo và bãi đá trên Nam Hải. Các bản đồ hành chính nhà nước như "Hoàng Dư toàn đồ", "Bản đồ các tỉnh trực thuộc Hoàng Thanh", v.v. càng thể hiện rõ ý chí quốc gia, là chứng cứ lịch sử trực tiếp chứng minh Trung Quốc thi hành quản lý chủ quyền lâu nay đối với các đảo và bãi đá trên Nam Hải. Mãi đến năm 1970, "Bản đồ chính trị nước Cộng hòa Phi-li-pin" xuất bản và phát hành tại Ma-ni-la, nước tuyên bố chủ quyền đối với Nam Hải hung hăng nhất hiện nay vẫn chưa chấm mút bất cứ đảo và bãi đá nào thuộc quần đảo Nam Sa.

    Sự thật là, việc Trung Quốc quản lý chủ quyền đối với các đảo và bãi đá trên Nam Hải đã nhận được sự công nhận phổ biến của các nước trên thế giới. Các tập bản đồ do các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Mỹ...xuất bản, chẳng hạn như "Tập bản đồ thế giới tiêu chuẩn" năm 1952 do Ngoại trưởng Nhật Bản lúc đó Okazaki Kzuo đích thân ký và giới thiệu, đã ghi rõ các đảo và bãi đá trên Nam Hải là lãnh thổ của Trung Quốc. "Tập bản đồ lớn thế giới" của Liên bang Đức xuất bản năm 1954, năm 1961 và năm 1970; "Tập bản đồ thế giới" của Liên-xô xuất bản năm 1954 và năm 1967; "Tập bản đồ địa lý thế giới" của Ru-ma-ni xuất bản năm 1957; "Tập bản đồ Ô-xtrây-li-a Oxford" và "Tập bản đồ Phi-lip" của Anh xuất bản năm 1957 cũng như "Tập bản đồ Bách khoa toàn thư Anh" xuất bản năm 1958; "Tập bản đồ lớn thế giới Haq" của Cộng hòa Dân chủ Đức xuất bản năm 1968; "Tập bản đồ thế giới Tin điện Hàng ngày" của Anh xuất bản năm 1968; "Tập bản đồ Trung Quốc" do Nhà xuất bản Heibonsha Nhật Bản xuất bản năm 1973; "Bản đồ thông thường thế giới" của Pháp do Viện nghiên cứu địa lý quốc gia xuất bản năm 1968 và "Tập bản đồ hiện đại Larousse" xuất bản tại Pa-ri năm 1969 đều ghi rõ quần đảo Nam Sa thuộc về Trung Quốc.

    Việt Nam xâm chiếm các đảo và bãi đá trên Nam Hải của Trung Quốc cũng từng xác nhận các đảo và bãi đá trên Nam Hải là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. "Bản đồ thế giới" (năm 1960) do Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam xây dựng, "Tập bản đồ Việt Nam" (năm 1964), "Tập bản đồ thế giới" ( năm 1972) do Cục Đo đạc và Bản đồ quốc gia Việt Nam xuất bản đều đưa các đảo và bãi đá trên Nam Hải vào lãnh thổ Trung Quốc.

    Trước sự thật không thể tranh cãi, Chính phủ Phi-li-pin bỏ ra một khoản tiền lớn mua một tấm bản đồ do nhà truyền đạo Tây Ban Nha vẽ năm 1734, nói xằng đảo Hoàng Nham 300 năm trước là một phần lãnh thổ của Phi-li-pin với lý do trên bản đồ có ghi đảo Hoàng Nham là "Panacot". Về giá trị chứng cứ của bản đồ trong tranh chấp lãnh thổ, giá trị chứng minh của bản đồ dân gian kiểu này không thể so sánh với bản đồ quốc gia thể hiện rõ ý chí quốc gia. Trong các thực tiễn quốc tế trong hoạch định biên giới, những bản đồ của bên lợi ích tương phản, bên thứ ba hoặc cơ quan trung lập thường có giá trị chứng minh cao hơn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>