III/ Những công tác trọng điểm trong năm 2014

Làm tốt công tác của Chính phủ năm nay cần phải lấy sâu sắc cải cách làm động lực lớn mạnh, lấy điều chỉnh kết cấu làm định hướng đột phá, lấy cải thiện dân sinh làm mục tiêu căn bản, tính toán tổng thể có chiếu cố, nêu bật trọng điểm, mưu cầu hiệu quả thực tế.

1/ Thúc đẩy cải cách các lĩnh vực quan trọng thu được sự đột phá mới.

Cải cách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác Chính phủ năm nay. Phải lấy cải cách thể chế kinh tế làm trọng điểm, phân biệt tình hình, phân loại thúc đẩy, nắm chắc các biện pháp cho hiệu quả dứt dây động rừng, mưu cầu giành được tiến triển thực chất, giải phóng càng nhiều hoa hồng cải cách.

Đi sâu thúc đẩy cải cách thể chế hành chính. Tiếp tục tinh giảm và phân quyền, đây là cuộc cách mạng tự mình của Chính phủ. Năm nay phải hủy bỏ và phân quyền trên 200 hạng mục phê duyệt hành chính. Sâu sắc cải cách chế độ phê duyệt đầu tư, hủy bỏ hoặc đơn giản hoá phê duyệt mang tính tiền khả thi, thực hiện đầy đủ quyền tự chủ đầu tư của doanh nghiệp, thúc đẩy tiện lợi hoá đầu tư lập nghiệp. Những hạng mục cần phê duyệt hành chính cần phải xây dựng chế độ danh sách quyền lực, nhất luật công khai với xã hội. Những điều nằm ngoài danh sách nhất luật không được thi hành phê duyệt. Thanh lý toàn diện các hạng mục phê duyệt hành chính. Cơ bản hoàn thành cải cách cơ cấu chính quyền cấp tỉnh, thành phố và huyện, tiếp tục thúc đẩy cải cách các đơn vị sự nghiệp. Thi hành cải cách chế độ đăng ký công thương trong cả nước, thi hành cấp phép trước chứng nhận sau thay vì chứng nhận trước cấp phép sau, chuyển chế độ kiểm tra doanh nghiệp hàng năm thành chế độ thông báo công khai hàng năm, để chủ thể doanh nghiệp không ngừng khơi dậy sức sống mới.

Tăng cường giám sát và quản lý trong quá trình diễn ra sự việc và sau khi hoàn thành. Kiên trì coi trọng song song giữa thả nổi và quản lý, xây dựng cơ chế quản lý hiệp đồng liên động đan chéo, thực hiện phân quyền đồng bộ giữa trách nhiệm và quyền lực, thực hiện đến nơi đến chốn giữa làm sống động với giám sát quản lý. Phổ biến cơ chế một cửa, làm việc một cửa, tìm tòi thực thi sự giám sát và quản lý thị trường thống nhất. Đẩy nhanh xây dựng hệ thống tín nhiệm xã hội, thúc đẩy chia sẻ thông tin Chính phủ, thúc đẩy xây dựng mã số thống nhất của người tự nhiên và pháp nhân, xây dựng chế độ danh sách đen đối với các doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc cạnh tranh thị trường và xâm hại quyền lợi người tiêu dùng, để những người mất chữ tín sẽ cất bước gian nan, những người giữ chữ tín làm gì cũng suôn sẻ thông suốt.

Nắm chắc điểm nhấn quan trọng cải cách thể chế tài chính và thuế. Thực thi chế độ dự toán quy phạm toàn diện, công khai và minh bạch. Ra sức đưa tất cả các nguồn thu của chính quyền vào dự toán, thi hành quản lý dự toán thống nhất. Dự toán và quyết toán của các cấp chính quyền đều phải công khai với xã hội. Dự toán của các ban ngành phải từng bước công khai đến khoản chi cơ bản và dự án chi, toàn bộ kinh phí "Tam công" do ngân sách nhà nước cấp đều phải công khai, kiến tạo ngân sách dưới ánh nắng, để quần chúng hiểu được, có thể giảm sát. Nâng cao tỷ lệ thanh toán chuyển dịch thông thường, phải giảm một phần ba các dự án chi trả chuyển dịch, sau này còn phải tiếp tục cắt giảm. Thúc đẩy cải cách chế độ thuế, mở rộng thí điểm thu thuế giá trị gia tăng thay vì thu thuế doanh nghiệp đến các ngành nghề như vận tải đường sắt, dịch vụ bưu chính, viễn thông-thông tin, v.v, thanh lý các khoản lệ phí và lập cơ chế thuế, thúc đẩy cải cách thuế tiêu dùng, thuế tài nguyên, làm tốt các công tác liên quan thuế bất động sản, thuế bảo vệ môi trường. Tiếp tục mở rộng phạm vi ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, giảm nhẹ gánh nặng cho doanh nghiệp. Gấp rút nghiên cứu điều chỉnh quyền và trách nhiệm chi tiêu giữa Trung ương và địa phương, từng bước làm suôn sẻ sự phân chia thu nhập giữa Trung ương và địa phương, duy trì sự ổn định chung của bố cục tiềm lực tài chính hiện có. Xây dựng quy phạm chế độ vay nợ huy động vốn của Chính quyền địa phương, đưa các khoản nợ của Chính quyền địa phương vào phạm vi quản lý dự toán, thúc đẩy chế độ báo cáo tài vụ tổng hợp của chính phủ, đề phòng và hoá giải rủi ro nợ.

Sâu sắc cải cách thể chế tài chính. Tiếp tục thúc đẩy thị trường hoá về lãi suất, mở rộng biên độ tự chủ xác định lãi suất của các cơ quan tài chính-ngân hàng. Duy trì tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ cơ bản ổn định ở mức hợp lý và cân bằng, mở rộng biên độ thả nổi tỷ giá hối đoái, thúc đẩy dự án vốn đồng Nhân dân tệ có thể chuyển đổi. Thúc đẩy vững chắc việc thành lập các cơ quan tài chính như ngân hàng vừa và nhỏ do dòng vốn nhân dân khởi xướng, dẫn dắt dòng vốn nhân dân tham gia cổ phần, đầu tư vào các cơ quan tài chính-ngân hàng cũng như cơ quan dịch vụ môi giới huy động vốn. Thiết lập chế độ bảo hiểm tiền gửi, kiện toàn cơ chế xử lý rủi ro của các cơ quan tài chính-ngân hàng. Thực thi cải cách các cơ quan tài chính mang tính chính sách. Đẩy nhanh phát triển thị trường vốn đa cấp, thúc đẩy cải cách chế độ đăng ký phát hành cổ phiếu, quy phạm sự phát triển của thị trường trái phiếu. Tích cực phát triển bảo hiểm nông nghiệp, tìm tòi xây dựng chế độ bảo hiểm thiên tai nghiêm trọng. Thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của tài chính in-tơ-nét. Hoàn thiện cơ chế giám sát và điều phối huy động vốn, giám sát chặt chẽ sự lưu chuyển của dòng vốn xuyên biên giới, kiên trì giới hạn đỏ không để phát sinh rủi ro tài chính mang tính hệ thống và vùng miền. Để tài chính trở thành hồ nước sống, tưới tiêu tốt hơn cho cây kinh tế thực như doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, "Tam nông"...

Tăng cường sức sống kinh tế thuộc các thành phần sở hữu. Kiên trì và hoàn thiện chế độ kinh tế cơ bản. Ưu hoá bố cục và kết cấu kinh tế sở hữu nhà nước, đẩy nhanh phát triển kinh tế với thành phần sở hữu hỗn hợp, xây dựng và kiện toàn chế độ doanh nghiệp hiện đại và trị lý kết cấu pháp nhân công ty. Hoàn thiện thể chế quản lý tài sản nhà nước, xác định chính xác chức năng của doanh nghiệp nhà nước khác nhau, thúc đẩy thí điểm công ty kinh doanh vốn đầu tư nhà nước, hoàn thiện dự toán kinh doanh vốn nhà nước, nâng cao tỷ lệ nộp ngân sách lợi nhuận của doanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp vốn nhà nước. Xây dựng biện pháp vốn phi nhà nước tham gia các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung ương, đưa ra một số dự án cho phép dòng vốn phi nhà nước tham gia trong các lĩnh vực khai thác năng lượng, tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, v.v. Xây dựng biện pháp cụ thể về doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia kinh doanh các ngành cấp phép đặc biệt. Thực thi cải cách thể chế đầu tư và huy động vốn đường sắt, mở cửa nghiệp vụ mang tính cạnh tranh, cung cấp sân chơi cho dòng vốn nhân dân trong các lĩnh vực như thông tin-viễn thông, điện lực, dầu khí, sự nghiệp công cộng. Hoàn thiện chế độ bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền tài sản kinh tế chế độ sở hữu nhà nước bất khả xâm phạm, quyền tài sản kinh tế sở hữu phi nhà nước cũng bất khả xâm phạm.

2/ Mở ra cục diện mới mở cửa đối ngoại trình độ cao

Mở cửa và cải cách cùng sinh ra và thúc đẩy lẫn nhau. Cần phải xây dựng thể chế mới kinh tế loại hình mở, thúc đẩy mở cửa đối ngoại vòng mới, vượt qua sóng gió trong biển cả của thị trường quốc tế, tiến hành cải cách và điều chỉnh kết cấu ở tầng thứ sâu, đẩy nhanh vun đắp ưu thế mới cạnh tranh quốc tế.

Mở rộng mở cửa chủ động đa phương hoá, đa dạng hoá. Kiên trì thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách tích cực và hiệu quả, thúc đẩy mở rộng mở cửa ngành dịch vụ, kiến tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp vốn trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài, để Trung Quốc tiếp tục trở thành sự lựa chọn trước tiên trong đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Xây dựng tốt, quản lý tốt Khu Thương mại tự do Thượng Hải thí điểm, hình thành thể chế và cơ chế có thể phiên bản, nhân rộng, mở rộng một số thí điểm mới. Mở rộng sự mở cửa của vùng nội địa và vùng biên giới, để miền đất bao la trở thành miền đất hứa mở cửa đối ngoại.

Thúc đẩy nâng cấp xuất khẩu và phát triển cân bằng thương mại từ tầm cao chiến lược. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay dự báo tăng khoảng 7,5%. Cần phải ổn định và hoàn thiện chính sách xuất khẩu, đẩy nhanh cải cách tiện lợi hóa thông quan, mở rộng thí điểm thương mại điện tử xuyên biên giới. Thực thi chính sách khuyến khích nhập khẩu, tăng cường nhập khẩu các sản phẩm mà trong nước khan hiếm. Dẫn dắt ngành thương mại gia công chuyển đổi loại hình và nâng cấp, ủng hộ doanh nghiệp kiến tạo thương hiệu tự chủ và mạng lưới tiếp thị quốc tế, phát triển thương mại dịch vụ và dịch vụ thuê ngoài, nâng cấp vị thế của ngành chế tạo Trung Quốc trong sự phân công quốc tế. Khuyến khích xuất khẩu thiết bị đồng bộ cỡ lớn như viễn thông-thông tin, đường sắt, nhà máy điện, v.v, để trang thiết bị Trung Quốc có tiếng tăm toàn cầu.

Nâng cao sức cạnh tranh trong đi ra nước ngoài. Thúc đẩy cải cách phương thức quản lý đầu tư ra nước ngoài, thi hành chế độ đăng ký làm chính, phân quyền với mức lớn về quyền hạn phê duyệt. Kiện toàn sự bảo đảm các dịch vụ như tài chính, pháp luật, lãnh sự, quy phạm trật tự đi ra nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm, nhận thầu công trình và hợp tác lao động. Gấp rút xây dựng quy hoạch vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21, thúc đẩy xây dựng hành lang kinh tế Băng-la-đét - Trung Quốc - Ấn Độ - Mi-an-ma, Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pa-ki-xtan, đưa ra một số dự án nâng đỡ quan trọng, đẩy nhanh liên kết kết nối cơ sở hạ tầng, mở ra không gian mới hợp tác kinh tế-công nghệ quốc tế.

Tính toán tổng thể mở cửa và hợp tác song phương và khu vực. Thúc đẩy đàm phán về Hiệp định thương mại dịch vụ, Hiệp định mua sắm Chính phủ, Hiệp định công nghệ thông tin, đẩy nhanh đàm phán về các vấn đề mới như bảo vệ môi trường, thương mại điện tử. Tích cực tham gia xây dựng khu vực mậu dịch tự do tiêu chuẩn cao, thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đầu tư Trung Quốc-Mỹ, Trung Quốc-châu Âu, đẩy nhanh tiến trình đàm phán về Khu vực Mậu dịch tự do với Hàn Quốc, với Ô-xtrây-li-a, Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh. Kiên trì thúc đẩy tự do hoá và tiện lợi hoá thương mại và đầu tư, thực hiện cùng có lợi cùng thắng với các nước, hình thành bố cục mới tương tác lành tính giữa mở cửa đối ngoại với cải cách và phát triển.

3/ Tăng cường vai trò đầu tàu chính thúc đẩy kinh tế của nhu cầu trong nước.

Mở rộng kích cầu trong nước là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, cũng là sự điều chỉnh kết cấu quan trọng. Cần phải phát huy tốt vai trò nền tảng của tiêu dùng và vai trò then chốt của đầu tư, kiến tạo sự nâng đỡ kinh tế vùng miền mới, thi hành chính sách từ mặt nhu cầu, tạo động lực từ mặt cung cấp, kiến tạo cơ chế hữu hiệu lâu dài mở rộng kích cầu trong nước.

Coi tiêu dùng là điểm nhấn chính trong mở rộng kích cầu trong nước. Nâng cao khả năng tiêu dùng thông qua tăng thêm thu nhập cho người dân, hoàn thiện chính sách tiêu dùng, vun đắp điểm nóng tiêu dùng mới. Phải mở rộng tiêu dùng về dịch vụ, hỗ trợ lực lượng xã hội thành lập các cơ cấu dịch vụ các loại, trọng điểm là dịch vụ dưỡng lão, chăm sóc sức khoẻ, du lịch và văn hoá, thực hiện chế độ nghỉ phép có lương. Phải thúc đẩy tiêu dùng thông tin, thực thi chiến lược "Trung Quốc băng thông rộng", đẩy nhanh phát triển thông tin di động thế hệ thứ tư, thúc đẩy công trình cáp quang dung lượng 100 Mê-ga-bít ở thành thị và công trình băng thông rộng ở nông thôn, nâng cao mạnh mẽ tốc độ truy cập mạng in-tơ-nét, thúc đẩy "hôi nhập ba mang" trong vả nước, khuyến khích phát triển sáng tạo hương mại điện tử. Giữ gìn an ninh mạng. Phải sâu sắc cải cách thể chế lưu thông phân phối, dỡ bỏ các chướng ngại cản trở thị trường thống nhất toàn quốc, hạ thấp giá thành lưu thông phân phối, thúc đẩy phát triển ngành lưu thông phân phối, chuyển phát nhanh và mua sắm trực tuyến. Giải phóng đầy đủ tiềm năng tiêu dùng to lớn đang ẩn chứa trong hàng tỷ người dân.

Coi đầu tư là mấu chốt cho ổn định tăng trưởng kinh tế. Đẩy nhanh cải cách thể chế đầu tư và huy động vốn, thúc đẩy đa nguyên hoá chủ thể đầu tư, lại đưa ra một số dự án mẫu về đầu tư nhân dân, ưu hoá kết cấu đầu tư, duy trì sự tăng trưởng hợp lý của đầu tư cho tài sản cố định. Đầu tư ngân sách Trung ương dự định tăng lên đến 457,6 tỷ Nhân dân tệ, trọng điểm là các lĩnh vực như công trình nhà ở chính sách, nông nghiệp, thủy lợi quan trọng, đường sắt ở vùng miền Trung và miền Tây, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, các sự nghiệp xã hội, phát huy tốt vai trò thúc đẩy của đầu tư Chính phủ.

Coi việc vun đắp vành đai kinh tế vùng miền mới là sự nâng đỡ chiến lược cho thúc đẩy phát triển. Đi sâu thực thi chiến lược chung về phát triển giữa các vùng miền, ưu tiên thúc đẩy phát triển của vùng miền Tây, chấn hưng toàn diện các cơ sở công nghiệp cũ như khu vực Đông Bắc, ra sức thúc đẩy sự trỗi dậy của khu vực miền Trung, tích cực hỗ trợ vùng miền Đông dẫn đầu chuyển đổi mô hình và nâng cấp kinh tế, tăng thêm cường độ hỗ trợ các khu căn cứ cách mạng cũ, khu vực dân tộc, vùng biên cương và khu vực nghèo khó. Phải tìm tòi bố cục mới phát triển giữa các vùng miền, từ vùng miền Đông chuyển dịch về vùng miền Tây, từ vùng duyên hải chuyển dịch vào vùng nội địa, vùng dọc sông và các trục giao thông đường bộ chủ yếu, thúc đẩy sự phát triển theo hình bậc thang. Dựa vào các tuyến đường thủy vàng để xây dựng vành đai kinh tế sông Trường Giang. Lấy các cửa khẩu trên biển và trên bộ làm điểm nhấn hình thành vành đai kinh tế nối vùng duyên hải với vùng Tây-nam và Trung-nam, Đông Bắc, Tây Bắc, v.v. Thúc đẩy nhất thể hoá kinh tế vùng châu thổ sông Trường Giang, sâu sắc hợp tác kinh tế khu vực vùng châu thổ sông Châu Giang, tăng cường hợp tác kinh tế khu vực vòng quanh Bột Hải cũng như Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc. Thực thi chính sách kinh tế có sự khác biệt, thúc đẩy chuyển dịch ngành nghề, phát triển giao thông lớn, lưu thông lớn xuyên khu vực, hình thành cực tăng trưởng kinh tế vùng miền mới.

Biển đảo là lãnh thổ xanh quý báu của chúng ta. Cần phải kiên trì tính toán tổng thể giữa đất liền và biển đảo, thực thi toàn diện chiến lược biển đảo, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển, kiên quyết giữ gìn quyền lợi biển quốc gia, ra sức xây dựng nước mạnh về biển.

1 2 3 4 5