• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Bạn có quan điểm gì về việc "Thường xuyên về thăm nhà" được đưa vào luật?

    2013-08-08 18:07:48     Xin Hua


    Luật Đảm bảo quyền lợi người cao tuổi mới sửa đổi của Trung Quốc được chính thức thực thi kể từ ngày 1 tháng 7 năm nay. Luật mới quy định, thành viên trong gia đình phải quan tâm nhu cầu tinh thần của người cao tuổi, không được coi nhẹ, lạnh nhạt với người cao tuổi. Những thành viên gia đình không ở cùng người cao tuổi, cần phải thường xuyên về chơi hoặc thăm hỏi người cao tuổi. Hơn nữa yêu cầu đơn vị sử dụng lao động phải đảm bảo quyền nghỉ phép thăm thân nhân hàng năm theo quy định hữu quan.

    Đạo hiếu là đạo đức cơ bản mà người Trung Quốc tuân thủ mấy nghìn năm nay, hiện nay, là nội dung cơ bản nhất của Đạo hiếu, thường về thăm người cao tuổi cần thực hiện thông qua cưỡng chế thi hành pháp luật. Luật vừa đa ra lập tức dẫn tới sự bàn luận sôi nổi của mọi người, có người hoài nghi, có người giữ thái độ khẳng đị́nh, bạn có quan điểm gì về việc "thường về thăm nhà" được đưa vào luật? "Thường xuyên về thăm nhà" cần được đảm bảo dựa vào luật, xã hội như vậy đã tốt hơn hay đã xấu hơn? "Thường xuyên về thăm nhà" được đưa vào luật, suy đến cùng đã mang lại những gì cho những người cao tuổi thiếu sự trông nom chăm sóc về tinh thần? "Thường xuyên về thăm nhà" được đưa vào luật, ý nghĩa khách quan như thế nào? Xin mời các bạn đón nghe tiết mục Lăng kính cuộc sống hôm nay.

    A:Lời ca có đoạn: Những lúc rảnh rỗi, dành chút thời gian, đưa cả con cái thường xuyên về thăm cha mẹ, với nụ cười trên môi và lời chúc phúc. Cả hai vợ chồng, thường xuyên về thăm cha mẹ, mẹ già với biết bao lời dặn dò, nhắc nhở, cha già chuẩn bị một mâm cơm. Những điều phiền muộn tâm sự với mẹ, còn việc công tác chuyện trò với cha.

    B:Các bạn thân mến, các bạn đang nghe là bài hát "Thường xuyên về thăm nhà" do ca sỹ nổi tiếng Trung Quốc Trần Hồng trình bày tại Đêm Liên hoan mừng Xuân năm 1999 của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, bài hát này lúc đó đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội.

    A:Mọi người chúng ta nên suy nghĩ xem, liệu hiếu thảo có cần phải có sự cưỡng chế của pháp luật hay không, đây là sự tiến bộ hay sự thụt lùi của xã hội? "Thường xuyên về thăm cha mẹ" là một việc cơ bản nhất của con cái đối với cha mẹ, nếu phải có pháp luật cưỡng chế mới thực hiện, thì đây quả là sự thụt lùi của xã hội văn minh. Anh TL thấy có đúng không?

    C: Chúng ta trước tiên hãy xem lý do các bạn ủng hộ quan điểm này. Trước hết, nếu không thể thường về thăm nhà là do con cái không muốn về thăm nhà, tức là bước thụt lùi của đạo đức. Bách thiện hiếu vi tiên, tức trăm việc thiện thì hiếu làm đầu, Trung Quốc từ xưa đến nay là một nước coi trọng Đạo hiếu, trong xã hội phong kiến thậm chí trở thành biện pháp quản lý đất nước, Đạo hiếu là tiêu chuẩn cơ bản nhất đánh giá một người. Thường về thăm cha mẹ là nội dung đơn gian nhất có hiếu với cha mẹ. Hiện nay, đã cần phải dựa vào luật mới được thi hành, không phải bước thụt lùi của tính người và đạo đức thì là gì? "Pháp luật là đạo đức tối thiểu", mà hiện nay, dùng từ "cần phải" để lập pháp quy định con cái phải thường về thăm nhà, nhìn từ góc độ này đạo đức đã thụt lùi đến mức tối thiểu.

    B:Vâng. Ngoài ra, nếu con cái không thể về nhà thăm bố mẹ vì lý do khách quan, đó mới là sự thụt lùi của xã hội. Về thăm bố mẹ là nguyện vọng bình thường và đơn giản nhất của con cái, nhưng rất nhiều người do nhịp sống gấp gáp công tác quá căng thẳng, điều kiện kinh tế không cho phép,v.v mà không thể thường xuyên về thăm nhà, Sảnh Hoa hơi thắc mắc, một xã hội không thể khiến con cái về thăm bố mẹ mà không cảm thấy có gánh nặng, liệu xã hội đó có phải là một xã hội tốt đẹp hay không? Chúng ta thường nói, xã hội đã tiến bộ, nhưng sự tiến bộ này khiến ngay cả mong muốn về thăm bố mẹ đơn giản này cũng không thể thực hiện, vậy, sự tiến bộ này đã mang lại cho chúng ta những gì? Nhưng cũng có rất nhiều người không đồng ý quan điểm này, họ cho rằng trong thời kỳ chuyển đổi xã hội Trung Quốc, đảm bảo quyền lợi của nhóm người cao tuổi bằng pháp luật, đó là sự tiến bộ của pháp chế.

    C: Vâng, đúng vậy. Gần đây, Tờ Liên hợp Buổi sáng của Xin-ga-po đăng bài chỉ rõ, thường về thăm nhà đưa và luật, chắc chắn là một tiến bộ lớn của luật, đã thể hiện nhân tính hoá của pháp luật, cũng thể hiện sự đảm bảo của pháp luật đối với quyền lợi của người cao tuổi, nâng việc phụng dưỡng người cao tuổi từ bề mặt đạo đức lên bề mặt pháp luật.

    Ông Trương Bình Long, Trưởng Công tố Viện Kiểm sát huyện Phượng Dương tỉnh An Huy Trung Quốc cho rằng, lập pháp đã cung cấp căn cứ pháp luật cho con cái phụng dưỡng cha mẹ về mặt tinh thần, đồng thời trở thành một nghĩa vụ pháp luật, khiến con cái lâu ngày không ở gần cha mẹ ý thức được việc thường xuyên hỏi thăm cha mẹ, mang lại niềm an ủi tinh về tinh thần không chỉ còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo, mà còn là một nghĩa vụ pháp luật mà mình phải làm; ngoài ra, cũng cung cấp chỗ dựa pháp luật cho các tổ chức xã hội áp dụng hành động bảo vệ quyền lợi này của người cao tuổi, không còn chỉ là một hành động công ích đơn thuần.

    A:Vậy thì, liệu "Thường xuyên về thăm cha mẹ" có trở thành những lời nói suông do khó thi hành vì thiếu hướng dẫn chi tiết thực hiện liên quan hay không? Chẳng hạn như, bao lâu về thăm cha mẹ một lần mới là hợp pháp? Làm thế nào để phân biệt giữa về thăm và gọi điện thăm hỏi cha mẹ? nếu vi phạm sẽ bị xử phạt thế nào? Những điều này trong luật không ghi rõ ràng. Đối với nhiều người, điều này không phù hợp với yêu cầu pháp luật phải rõ ràng và mang tính cưỡng chế. Anh TL có nhìn nhận như thế nào đối với việc này ? 

    C: Cá nhân tôi cho rằng, pháp luật không phải đề xướng, mà phải là cưỡng chế, là phải có một sự ràng buộc, nếu pháp luật không có tính cưỡng chế, không có tính ràng buộc, thì pháp luật đó không nghiêm túc. Nếu như vậy, có điều khoản pháp luật như vậy không bằng không có điều khoản pháp luật như vậy.

    Đương nhiên, cũng có người cho rằng, "thường về thăm nhà"chỉ là "luật mềm", tính cưỡng chế không bằng đặc tính của nó, ý nghĩa lớn nhất của nó là ở việc đề xướng, thúc đẩy cả xã hội quan tâm nhóm người cao tuổi. Chứ không phải luật nào cũng phải cưỡng chế thi hành, có một số pháp luật, có thể có tính đề xướng, tính tuyên bố, tính kêu gọi. Trong thuật ngữ pháp luật, những thứ đó thuộc về luật mềm. Luật mềm là những quy tắc và pháp luật không có sức ràng buộc và sức cưỡng chế nghiêm khắc. Các Công ước về nhân quyền thuộc luật mềm.

    B:Vâng. Điều khoản "Thường xuyên về thăm bố mẹ" trong "Luật Đảm bảo quyền lợi người cao tuổi", không cần hướng dẫn chi tiết, chỉ là muốn nhắc nhở mọi người nên thường xuyên về thăm người cao tuổi trong nhà, cơ quan đơn vị cũng nên tạo cơ hội cho nhân viên về thăm bố mẹ. Thế nào mới là "thường xuyên", thế nào mới gọi là hỏi han, thăm hỏi, không cần giải thích cụ thể trong luật. Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa ra bộ luật này là đề xướng và thúc đẩy toàn xa hội quan tâm đến nhóm người cao tuổi.

    A:LQ cho rằng, việc ban hành bộ luật mới này là sự nhắc nhở hoặc rằng buộc đối với những người làm con thiếu sự quan tâm chăm sóc cha mẹ, là quy phạm pháp luật mang tính đề xướng, bộ luật này đóng vai trò khác nhau đối với nhóm người khác nhau, đối với số đông mà nói, nó đã phát huy vai trò nêu bật chữ hiếu và nhấn mạnh sự hiếu thảo, là một biện pháp khích lệ chứ không phải là ngăn cản và cưỡng chế. Sau đây, chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: Thường xuyên về thăm nhà. Lời ca có đoạn: Thường xuyên về thăm nhà, dù chỉ đấm lưng cho cha, bóp vai cho mẹ, cha mẹ đâu mong con cái phải đóng góp gì, suốt đời lận đận chỉ mong gia đình bình an, hạnh phúc.

    A:Trên đây, chúng ta vừa thưởng thức bài hát "Thường xuyên về thăm nhà". Hoan nghênh quý vị và các ban tiếp tục đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng CRI, cùng thảo luận vấn đề thường xuyên về thăm cha mẹ đã được đưa vào luật của Trung Quốc, nhưng liệu bộ luật này có thể giải quyết được vấn đề hiện thực là những người cao tuổi thiếu sự chăm sóc về tinh thần hay không?

    B:Có cư dân mạng cho rằng, nhóm người người cao tuổi không được chăm sóc chu đáo, nguyên nhân chính là xã hội đang gặp phải rất nhiều vấn đề trong quá trình chuyển đổi không phải một điều khoản trong luật là có thể giải quyết được. Anh Thanh Long có nhận xét gì về vấn đề này?

    C: Có học giả pháp luật nghi ngờ liệu luật này có thực sự giải quyết được vấn đề người cao tuổi sống độc thân hay không, điều này cũng giống việc "tình hình say rượu lái xe, do đó đưa say rượu lái xe vào luật; vấn đề nợ tiền lương nổi bật, do đó đưa vấn đề cố ý nợ tiền lương vào tội", thuộc loại đau chỗ nào thì thoa chỗ ấy, không thể giải quyết căn bản vấn đề. Tình cảm người thân xa lánh, có nguyên nhân xã hội sâu sắc, có nguyên nhân về mặt văn hoá, giải quyết căn bản cũng cần tiến hành thông qua tái thiết xã hội, tái thiết văn hoá, chỉ dựa vào mấy điều luật, không thể giải quyết căn bản vấn đề.

    B:Cũng có một số cư dân mạng cho rằng, điều khoản này đã cung cấp cơ sở và đảm bảo pháp lý cho người cao tuổi khi có nhu cầu tố tụng liên quan, đồng thời, tăng thêm sự quan tâm của xã hội đến nhu cầu tinh thần của nhóm người cao tuổi, là cơ hội "kích hoạt" pháp luật liên quan ,thúc đẩy cải cách chế độ đồng bộ. Anh thấy có đúng không?

    C: Trước hết, mặc dù luật mới không quy định làm thế nào mới coi là "thường về thăm nhà", "không về nhà" cũng không có nghĩa là phạm pháp. Nhưng đối với người cao tuổi ở vào vị thế yếu, luật mới vẫn sẽ là vũ khí mạnh mẽ đối phó với "con cái bất hiếu" khi ra toà. Trong thụ lý vụ án liên quan, toà án có thể dành sự giúp đỡ tư pháp cho người cao tuổi theo lý giải của mình đối với luật mới.

    Ngoài ra, Giáo sư Tiêu Kim Minh, Học viện Luật Đại học Sơn Đông tham gia khởi thảo Luật đảm bảo quyền lợi người cao tuổi nói, những điều khoản này có thể sản sinh hiệu quả trách nhiệm rõ ràng của Chính phủ, xã hội, cá nhân. Giá trị lớn hơn của nó là ở việc đóng vai trò đề xướng và hướng dẫn thông qua luật, có thể kết hợp giữa xây dựng văn minh tinh thần với xây dựng đạo đức xã hội và văn hoá gia đình. Bên cạnh đó, nó cũng là dịp kích hoạt pháp luật hữu quan, thúc đẩy cải cách chế độ đồng bộ.

    B:Trong bối cảnh Trung Quốc sắp bước vào xã hội già hoá, việc ban hành "Luật Đảm bảo quyền lợi người cao tuổi" mới sửa đổi có thể nói là bất kịp thời, có ý nghĩa cột mốc về mặt đảm bảo quyền lợi người cao tuổi. Bộ luật này mang tính hướng dẫn và có tầm nhìn xa, rất nhiều điều khoản đã thể hiện vai trò hướng dẫn của pháp luật, thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của nhà nước đối với người cao tuổi.

    A: Các bạn thân mến, "Thường xuyên về thăm cha mẹ" được đưa vào luật để nhắc nhở và đôn đốc con cái quan tâm chăm sóc cuộc sống cũng như thế giới tinh thần của cha mẹ, mang ý nghĩa nhân văn, quan tâm nhu cầu tinh thần của người cao tuổi được nâng lên thành luật, lại có thể khiến các ban ngành hữu quan trong xã hội tích cực làm tốt về mặt này, cố gắng xem xét và giúp đỡ một cách chu đáo để người dân làm chọn chữ hiếu. Vì vậy, việc "Thường xuyên về thăm cha mẹ" được đưa vào luật có ý nghĩa tích cực.

    B:Cuối cùng, Lệ Quyên và Sảnh Hoa xin gửi tặng quý vị và các bạn bài hát "Trung Quốc hiếu hoà", chúng ta hãy làm tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của người con, cùng xây dựng một xã hội hài hoà.

    "Sau khi lớn lên, tôi mới hiểu được

    Chúng ta phải tôn trọng người cao tuổi, hiếu thảo với cha mẹ

    Chia sẻ niềm vui, mọi người cùng làm

    Xã hội hài hoà

    Đó mới là người hiện đại, cuộc sống tốt đẹp,tôn vinh thuần phong mỹ tục".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>