Những sự kiện lớn trong quan hệ hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam
Ngày 18-1-1950: nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 10-4-1950: Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc chính thức phát sóng Chương tình phát thanh Tiếng Việt.
Ngày 12-8-1950: Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc chi viện Việt Nam gồm 250 người do đồng chí Vi Quốc Thanh làm Trưởng đoàn đến Việt Nam, đồng chí Vi Quốc Thanh được bổ nhiệm làm cố vấn Quân ủy và Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tháng 8-1950 đến năm 1954: Đoàn Cố vấn Trung Quốc đã phối hợp với Việt Nam tổ chức và chỉ huy các chiến dịch Biên giới, vùng trung du sông Hồng, chiến dịch Điện Biên Phủ...đánh bại quân Pháp xâm lược. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Trung Quốc đã giúp huấn luyện cho hơn 15 nghìn cán bộ, chiến sĩ các binh chủng của Việt Nam, viện trợ một khối lượng lớn súng ống, đạn dược, đạn pháp, xe ô-tô, trang phục bộ đội, lương thực, xăng dầu...
Mùa hè năm 1962: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Nguyễn Chí Thanh đến Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc viện trợ quân sự cho Lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam Việt Nam.
Tháng 6-1963: Đoàn đại biểu các nhà văn Trung Quốc do nhà văn Ba-kim làm Trưởng đoàn đã thăm Việt Nam.
Từ năm 1965-1975: Trung Quốc có hơn 20 tỉnh, thành, khu tự trị và hàng chục cơ quan nghiên cứu khoa học, nhà máy đảm nhiệm nhiệm vụ chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, cung cấp vật tư trị giá 4 tỷ Nhân dân tệ, có thể trang bị cho hơn 2 triệu cán bộ và chiến sĩ bộ đội. Từ năm 1965 đến tháng 8-1975, Trung Quốc đã cử hơn 320 Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chi viện Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, đảm nhận các nhiệm vụ như phòng không, mở đường, xây dựng các công trình quốc phòng, quét mìn, lắp đặt đường ống dẫn dầu..., có hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh.
Tháng 11-1991: Nhận lời mời của Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã dẫn Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Trung Quốc, hai nước tuyên bố "khép lại quá khứ, mở ra tương lai", thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước.
Từ ngày 31-11 đến ngày 4-12-1992: Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đã thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết 4 hiệp định gồm: Hiệp định Hợp tác kinh tế-kỹ thuật, Hiệp định Hợp tác khoa học-kỹ thuật, Hiệp định Văn hóa...
Từ ngày 9 đến ngày 15-11-1993: Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh đã thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc, và có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân. Hai bên đã đạt được quan điểm tương đồng và tương tự trong rất nhiều vấn đề trọng đại.
Từ ngày 9 đến ngày 15-11 năm 1994: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân đã thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Hai bên ra Thông cáo chung và ký nhiều Hiệp định về tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Từ ngày 26-11 đến ngày 2-12 năm 1995: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc. Hai bên đã ra "Thông cáo chung" và đạt được thoả thuận nguyên tắc về thông tàu hoả giữa hai nước.
Từ ngày 27 đến ngày 28 tháng 6 năm 1996: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng đã tới dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ ngày 14 đến ngày 18-7-1997: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc. Hai bên đã đạt được nhận thức chung rộng rãi về quan hệ song phương và các vấn đề cùng quan tâm.
Từ ngày 19 đến ngày 23-10-1998: Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm chính thức Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã hội đàm với Thủ tướng Phan Văn Khải. Hai bên đã ký Hiệp ước tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự, Hiệp định mậu dịch biên giới và Điều ước lãnh sự giữa hai nước.
Từ ngày 25-2 đến ngày 2-3-1999: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc. Hai nước Trung-Việt đã ra "Tuyên bố chung", xác định phương châm 16 chữ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Hai nước đã ký Hiệp định Hợp tác kinh tế-kỹ thuật Trung Quốc-Việt Nam.
Từ ngày 1 đến ngày 4-12-1999: Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ thăm chính thức Việt Nam, đi sâu trao đổi ý kiến với các nhà lãnh đạo Việt Nam về quan hệ hai nước, tình hình quốc tế và khu vực cũng như các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, đạt được nhận thức chung rộng rãi.
Ngày 30-12-1999: Hai nước ký "Hiệp ước Biên giới trên đất liền Trung Quốc-Việt Nam" tại Thủ đô Hà Nội.
Năm 2000: Trung Quốc và Việt Nam ra "Tuyên bố chung" về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, đưa ra quy hoạch cụ thể cho phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương.
Ngày 6-7-2000: Hai bên đã trao đổi thư phê duyệt Hiệp ước tại Bắc Kinh, "Hiệp ước Biên giới trên đất liền" chính thức có hiệu lực.
Từ ngày 25 đến ngày 29-12-2000: Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương đã thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc. Hai bên đã ra Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, chính thức ký kết "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa" và "Hiệp định Hợp tác nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ".
Từ ngày 27-2 đến ngày 1-3-2002: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân đã thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung quan trọng về tăng cường quan hệ hai Đảng và hai nước trong thế kỷ mới. Hai nước Trung-Việt đã ký kết "Hiệp định Hợp tác kinh tế-kỹ thuật Chính phủ hai nước" và "Hiệp định về Chính phủ Trung Quốc cung cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam".
Từ ngày 7 đến ngày 11-4-2003: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm và làm việc tại Trung Quốc, Lãnh đạo hai Đảng và hai nước đều nhận định phải tiếp tục tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Trung Quốc-Việt Nam, làm phong phú hơn nữa nội hàm của phương châm 16 chứ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", thúc đẩy quan hệ Trung-Việt không ngừng phát triển lên tầm cao mới, khiến hai nước và nhân dân hai nước mãi mãi là: Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
Từ ngày 6 đến ngày 7-10-2004: Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Ôn Gia Bảo đã thăm chính thức Việt Nam. Trong thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có các cuộc hội đàm và hội kiến với Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An. Chuyến thăm đã thu được thành công tốt đẹp. Hai bên đã ra "Thông cáo chung".
Từ ngày 18 đến ngày 22-7-2005: Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương đã thăm chính thức Trung Quốc. Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi về củng cố và tăng cường quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm trong bâu không khí thẳng thắn và hữu nghị. Chuyến thăm đã thu được thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung Quốc-Việt Nam. Hai bên đã ra "Thông cáo chung".
Từ ngày 31-10 đến ngày 2-11-2005: Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Hai bên nhận định chuyến thăm thành công lần này sẽ thúc đẩy quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt phát triển lên tầm cao mới, sẽ có ảnh hưởng tích cực cho hoà bình, ổn định, phát triển và hợp tác của khu vực nói riêng và thế giới nói chung.
Từ ngày 20 đến ngày 24-3-2006: Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc Giả Khánh Lâm đã thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Hai bên đã trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi về sâu sắc quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, đã tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, sâu sắc tình hữu nghị, mở rộng hợp tác, đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung Quốc-Việt Nam phát tirển.
Từ ngày 22 đến ngày 26-8-2006: Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc. Hai bên nhất trí nhận định chuyến thăm thu được thành công tốt đẹp, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung Quốc-Việt Nam phát triển hơn nữa lên phía trước. Hai bên đã ra "Thông cáo Báo chí chung".
Từ ngày 15 đến ngày 17-11-2006: Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã thăm chính thức Việt Nam. Hai bên đã thông báo cho nhau tình hình của mỗi Đảng và mỗi nước, đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi về quan hệ hai Đảng, hai nước cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí nhận định chuyến thăm đã thu được thành công tốt đẹp, ắt sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung Quốc-Việt Nam tiếp tục phát triển lên phía trước. Hai bên đã ra "Tuyên bố chung".
Từ ngày 15 đến ngày 18-5-2007: Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã thăm chính thức Trung Quốc. Hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi về quan hệ hai nước, các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí nhận định chuyến thăm thu được thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung Quốc-Việt Nam phát triển lên phía trước. Hai bên đã ra "Thông cáo Báo chí chung".
Từ ngày 30-5 đến ngày 2-6-2008: Nhận lời mời của Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc. Hai bên nhất trí nhận định chuyến thăm thu được thành công tốt đẹp, ắt sẽ có ảnh hưởng tích cực và sâu xa đối với quan hệ Trung-Việt phát triển toàn diện vào chiều sâu, đối với hoà bình và phát triển của khu vực và thế giới trong thời kỳ mới. Trong chuyến thăm Trung Quốc, chuyên cơ của Tổng Bí thứ Nông Đức Mạnh còn chở các vật tư cần gấp cho khu vực thiên tai động đất ở Trung Quốc như lều bạt, thực phẩm, thuốc men...trị giá 200 nghìn USD, năng 15 tấn, đồng thời thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trực tiếp nhờ Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạao Trung Quốc chuyển lời thăm hỏi tới quần chúng nhân dân khu vực động đất Văn Xuyên.
Ngày 23-2-2009: Hai nước Trung-Việt đã tổ chức lễ chao mừng công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền kết thúc tốt đẹp tại cử khẩu Hữu Nghị Quan ở Bằng Tường, Quảng Tây. Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc và Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã lần lượt thay mặt Chính phủ hai nước phát biểu lời chào mừng tại buổi lễ.
Từ ngày 5 đến ngày 8-6-2009: "Liên hoan Nhân dân biên giới Trung-Việt" lần thứ nhất với chủ đề "Láng giềng hữu nghị, hợp tác cùng có lợi" đã diễn ra tại thành phố Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc. Tại Liên hoan lần này, hai bên đã ra Tuyên bố chung, đồng thời bày tỏ sẽ xiết tay thúc đẩy sự phồn thịnh và ổn định của khu vực biên giới.
Năm 2010, hai nước Trung -Việt tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thiết lấp quan hệ ngoại giao Trung - Việt và Năm hữu nghị Trung - Việt.