15 tin tham khảo cho bình chọn 10 tin quan trọng Đông Nam Á năm 2011

1. Tiếp tục phát triển ngành tài chính tiền tệ ASEAN -Lào và Cam-pu-chia thành lập sàn chứng khoán đầu tiên

Ngày 11/1/2011, sàn chứng khoán đầu tiên của Lào bắt đầu đi vào hoạt động tại Viên Chăn. Tháng 7 năm nay, Cam-pu-chia tuyên bố thành lập sàn chứng khoán và chính thức đưa vào hoạt động vào tháng 1 năm 2012. Cho đến thời điểm này, các nước ASEAN ngoài Mi-an-ma ra đều đã thành lập sàn chứng khoán. Tài chính tiền tệ là huyết mạch của kinh tế hiện đại, sự phát triển của ngành tài chính tiền tệ ASEAN có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế ASEAN.

 

2. ASEAN đưa việc cấp thị thực thống nhất lên chương trình nghị sự

Ngày 17/1/2011, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 14 diễn ra tại Nông-pênh Cam-pu-chia, hội nghị đã thảo luận và thông qua "Chương trình chiến lược phát triển du lịch ASEAN năm 2011-2015". Một trong những mục tiêu chính là thực thi việc cấp thị thực thống nhất ASEAN cho du khách trong và ngoài khu vực. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao diễn ra ngày 16/1, Ngoại trưởng các nước ASEAN nhất trí đồng ý tiến hành nghiên cứu về tính khả thi của việc này, nhằm thúc đẩy tiến trình cấp thị thực thống nhất.

 

 

3. Đảng Cộng sản Việt Nam bầu Ban Lãnh đạo khóa mới

Ngày 19/1/2011, Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã bầu ban lãnh đạo mới, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay đồng chí Nông Đức Mạnh. Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện sự bàn giao ổn định và thành công. Từ trung tuần tháng 7 đến thượng tuần tháng 8, kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa XIII đã bầu các đồng chí lãnh đạo Nhà nước gồm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.

 

 

4. Nhà lãnh đạo hai nước Thái Lan-Cam-pu-chia trao đổi ý kiến về xung đột biên giới

Từ ngày 22-29/4, quân đội hai nước Cam-pu-chia-Thái-lan liên tiếp xảy ra đụng độ tại vùng biên giới có tranh chấp, hai bên đều đã sử dụng vũ khí hạng nặng gồm súng cối, rốc-két, đại bác v.v, làm hàng chục binh lính bị thương vong. Ngày 15/9, Tân Thủ tướng Thái-lan bà Dinh-lắc thăm Cam-pu-chia, đi sâu trao đổi ý kiến về việc giải quyết tranh chấp biên giới hai nước với Thủ tướng Cam-pu-chia Hun-sen, hai bên đồng ý tuân thủ kết quả phán quyết hữu quan của Tòa án Quốc tế La-hay, điều chỉnh việc triển khai lực lượng quân sự tại khu phi quân sự lâm thời gần đền Prếch-vi-hia, nhờ đó đã làm dịu tình hình căng thẳng.

 

5. Mi-an-ma hoàn thành việc chuyển Chính phủ quân sự sang Chính phủ dân sự

Ngày 30/3, tại Thủ đô Nây-pi-đô, Tổng thống đắc cử Mi-an-ma U Thên-xên và các thành viên nội các đã tuyên thệ nhậm chức. Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia-Cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao Mi-an-ma chính thức bàn giao quyền lực cho chính phủ mới, điều này đánh dấu Mi-an-ma đã hoàn thành việc chuyển Chính phủ quân sự sang Chính phủ dân sự. Ngày 19/8, Tổng thống U Thên-xên đã tiếp nhà lãnh đạo phe đối lập bà Aung San Suu Kyi. Tháng 10, ông U Thên-xên đã phê chuẩn việc sửa đổi pháp luật hữu quan về đăng ký chính đảng hiện nay, dỡ bỏ rất nhiều hạn chế đối với bối cảnh của các chính đảng đăng ký và cử tri tranh cử.

 

 

6. Xin-ga-po bước sang thời kỳ hậu Lý Quang Diệu

Ngày 7/5, Xin-ga-po tổ chức bầu cử Quốc hội, Đảng Hành động Nhân dân tức đảng cầm quyền giành được 60,14% phiếu bầu có hiệu lực, đây là tỷ lệ phiếu bầu thấp nhất trong hàng chục qua, trong khi đó số lượng khu vực bầu cử đứng trước thách thức của phe đối lập lại lập mức kỷ lục cao nhất trong lịch sử. Ngày 14, Bộ trưởng Cấp cao Xin-ga-po Lý Quang Diệu và Bộ trưởng Quốc vụ Gô Chốc-tông ra tuyên bố chung, tuyên bố không tiếp tục nhậm chức trong nội các mới.

 

7. In-đô-nê-xi-a đề xuất Quy hoạch phát triển trung hạn

Tháng 7, In-đô-nê-xi-a đã công bố Quy hoạch phát triển trung hạn về xây dựng kinh tế quốc dân, mục tiêu chủ yếu là nhằm nâng mức tăng trưởng kinh tế/năm trong 15 năm tới lên từ 7-8%, phấn đấu vươn lên hàng ngũ 10 nước mạnh về kinh tế thế giới vào năm 2025 và xếp trong 6 ngôi đầu nước mạnh về kinh tế toàn cầu vào năm 2050.

 

8. Bà Dinh-lắc đắc cử trở thành vị nữ Thủ tướng đầu tiên ở Thái Lan

Ngày 3/7, Thái Lan tổ chức bầu cử Hạ viện Quốc hội, Đảng Vì nước Thái do bà Dinh-lắc, em gái của Cựu Thủ tướng Thặc-xỉn lãnh đạo đã thắng Đảng Dân chủ do ông A-bi-xít đứng đầu. Tại hội nghị lần thứ hai Hạ viện Quốc hội diễn ra vào ngày 5/8, bà Dinh-lắc đã đắc cử trở thành vị nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan. Ngày 8, bà Dinh-lắc đã nhận sắc lệnh của vua Thái-lan Bhumibol Adulyadej, chính thức nhậm chức Thủ tướng khóa 28 của Thái Lan.

 

9. Thái lan xảy ra thiên tai lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng trong 50 năm qua

Do ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới, kể từ hạ tuần tháng 7, Thái Lan đã xuất hiện mưa lớn liên tiếp trên diện rộng và dẫn đến các thiên tai như lũ lụt, luồng đá bùn v.v. Thiên tai đã làm cho nhiều người bị thương vong, gây thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất gạo, dịch vụ thuê ngoài, du lịch v.v. Ngày 15/11, Thủ tướng Thái Lan Dinh-lắc cho rằng, thiên tai lũ lụt ở một số khu vực Băng-cốc có thể kéo dài tới cuối năm nay.

 

10. Nhà chức trách cảnh sát Ma-lai-xi-a nhanh chóng dập tắt hoạt động biểu tình mít tinh quy mô

Ngày 9/7/2011, các thành viên và những người ủng hộ "Liên minh Bầu cử Trong sạch và Công bằng"-Tổ chức phi Chính phủ Ma-lai-xi-a đã tổ chức mít tinh biểu tình quy mô tại xung quanh chùa Hồi Quốc gia ở trung tâm thành phố Cu-a-la-lăm-pơ và nhiều địa điểm khác, yêu cầu cải cách chế độ bầu cử hiện hành. Nhà chức trách cảnh sát Ma-lai-xi-a đã áp dụng hành động chặn đứng tình hình bị xấu đi, nhờ đó tình hình Cu-a-la-lăm-pơ nhanh chóng trở lại bình thường. Thủ tướng Ma-lai-xi-a Na-díp ngày 10/7 cho rằng, hoạt động mít tinh là "trái phép", song chính phủ sau đó đã sửa đổi và hoàn thiện pháp luật và quy tắc bầu cử. Ma-lai-xi-a sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2012. "Liên minh Bầu cử Trong sạch và Công bằng" kể trên từng tổ chức cuộc mít tinh lớn về cải cách bầu cử vào ngày 10/11/2007, đồng thời dẫn đến hoạt động biểu tình quy mô, gây nên "trận động đất chính trị" gián tiếp cho tổng tuyển cử Ma-lai-xi-a tổ chức vào tháng 3/2008. Trong cuộc tổng tuyển cử đó, Mặt trận Quốc dân-Đảng Liên minh cầm quyền lần đầu tiên mất hơn 2/3 số ghế Quốc hội kể từ năm 1969.

 

11. Nhà lãnh đạo Trung Quốc-Phi-li-pin-Việt Nam trao đổi ý kiến thẳng thắn về tranh chấp Nam Hải

Ngày 30/8 và 11/10/2011, Tổng thống Phi-li-pin A-ki-nô và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã lần lượt sang thăm Trung Quốc.

Khi hội đàm với Tổng thống A-ki-nô, Chủ tịch Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói, Trung Quốc luôn luôn chủ trương cuộc tranh chấp Nam Hải cần phải do các nước đương sự giải quyết hòa bình qua hiệp thương và đàm phán. Trung Quốc sẵn sàng cùng với các nước ASEAN trong đó kể cả Phi-li-pin, tích cực thực thi "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Nam Hải". Tổng thống A-ki-nô nói, Phi-li-pin dốc sức thực hiện tuyên bố này. Vấn đề Nam Hải không phải là toàn bộ của quan hệ Phi-li-pin-Trung Quốc, không nên ảnh hưởng tới việc phát triển quan hệ song phương, ông mong vấn đề này sớm được giải quyết, mang lại hạnh phúc cho nhân dân hai nước.

Khi hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói, hai bên đã trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn về vấn đề Nam Hải, tích cực đánh giá Thỏa thuận Nguyên tắc Cơ bản do hai nước ký vào ngày 11/10 để chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung-Việt. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, Việt Nam sẵn sàng cùng với nhà lãnh đạo Trung Quốc duy trì trao đổi trực tiếp và dành sự chỉ đạo kịp thời nhằm xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, không để cho vấn đề liên quan gây ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai đảng và hai nước cũng như tình cảm của nhân dân hai nước và hòa bình ổn định trên biển.

Trước đó, ngày 21/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã đi đến nhận thức chung về phương châm chỉ đạo hành động tiếp theo "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Nam Hải".

 

12. 13 thủy thủ Trung Quốc bị giết hại trên vùng nước Tam Giác vàng sông Mê-công

Ngày 5/10, hai tàu chở hàng Trung Quốc bị bắt cóc và tấn công trên vùng nước Tam Giác vàng sông Mê-công, làm 13 thủy thủ Trung Quốc gặp nạn. Cùng giữ gìn an ninh vận tải trên sông Mê-công là nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay. Ngày 31/10, Hội nghị Hợp tác An ninh Hành pháp trên lưu vực sông Mê-công Trung-Lào-Mi-an-ma-Thái-lan diễn ra tại Bắc Kinh, hội nghị ra "Tuyên bố chung về Hợp tác An ninh Hành pháp trên lưu vực sông Mê-công", đạt được nhận thức chung rộng rãi.

 

13. Chính thức thành lập Trung tâm Trung Quốc-ASEAN

Ngày 18/11, Trung tâm Trung Quốc-ASEAN đã tổ chức Lễ thành lập tại đảo Ba-li In-đô-nê-xia, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Tổng thống Xu-xi-lô của In-đô-nê-xi-a, nước Chủ tịch ASEAN đã chứng kiến Lễ thành lập trung tâm này. Trung tâm Trung Quốc-ASEAN là một tổ chức quốc tế liên chính phủ, nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục và văn hóa giữa Trung Quốc và ASEAN, trung tâm này có trụ sở đặt tại Bắc Kinh.

 

14. Mỹ dốc sức thúc đẩy đàm phán TPP

Kể từ đầu năm đến nay, Mỹ dốc sức thúc đẩy đàm phán "Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)". Cho đến thời điểm hiện nay, 9 nước gồm Mỹ, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Việt Nam, Ô-xtrây-li-a, Niu-di-lân, Chi-lê và Pê-ru đã tham dự cuộc đàm phán này. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn dứt khoát bày tỏ, lấy việc thúc đẩy đàm phán TPP làm trọng điểm cho chiến lược trở lại châu Á của Mỹ.

 

15. Hội nghị Cấp cao Đông Á kết nạp thành viên mới-Kiên trì lấy ASEAN làm chủ đạo

Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 6 đã diễn ra tại đảo Ba-li vào ngày 19/11. Hai nước Mỹ và Nga năm nay đã trở thành nước thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á, cơ chế hội nghị này đã mở rộng từ 10+6 thành 10+8, tức 10 nước ASEAN cộng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Niu-di-lân, Mỹ và Nga. Nga và Niu-di-lân lần lượt cử Bộ trưởng Ngoại giao tham gia hội nghị lần này, thành quả quan trọng của Hội nghị Cấp cao Đông Á lần này là thông qua hai tuyên bố về nguyên  tắc quan hệ ưu đãi lẫn nhau và kết nối ASEAN. Hội nghị nhấn mạnh, Hội nghị Cấp cao Đông Á phải tiếp tục kiên trì tính diễn đàn chiến lược với sự định hướng của các nhà lãnh đạo, kiên trì lấy ASEAN làm chủ đạo, lấy 10+1 và 10+3 làm kênh chính hợp tác. Là mặt bằng mới trong hợp tác Đông Á, Hội nghị Cấp cao Đông Á đã phát huy vai trò thúc đẩy tích cực cho toàn bộ hợp tác Đông Á.