Láng giềng hữu nghị, cùng phát triển

Đối thoại trực tuyến có hình về "Hai kỳ họp" giữa đại biểu Quốc hội Trung Quốc với các học giả hai nước Trung-Việt

Ngọc Ánh: Quý vị và các bạn thân mến, hoan nghênh các bạn theo dõi và tham gia cuộc đối thoại trực tuyến có hình về "Hai kỳ họp" ở Trung Quốc của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc mang tên: "Láng giềng hữu nghị, cùng chung phát triển". Cùng chủ trì cuộc đối thoại trực tuyến với Ngọc Anh hôm nay là: La Thành.

La Thành : Xin chào quý vị và các bạn, tôi là La Thành.

Ngọc Ánh : Các bạn thân mến, Ngọc Ánh vui mừng xin giới thiệu với các bạn khách mời tham gia cuộc đối thoại trực tuyến hôm này gồm có: ông Tô Minh Phương, dân tộc Kinh, đến từ Quảng Tây, là đại biểu Quốc hội đang dự Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Trung Quốc khoá XI ở Bắc Kinh; Phó Giáo sư, tiến sĩ Phan Kim Nga, Trưởng Phòng Nghiên cứu Chủ Nghĩa Xã Hội Đương Đại trên Thế giới của Viện Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, chuyên gia nghiên cứư về vấn đề VN và quan hệ Trung Việt, Phó Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm, viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, chuyên gia hàng đầu của VN về vấn đề TQ.

La Thành : Vậy, trước hết xin mời ba vị khách mời tự giới thiệu với các bạn thính giả. Xin mời ông Tô Minh Phương.

Tô Minh Phương: Quý vị và các bạn thính giả Việt Nam thân mến, tôi là Tô Minh Phương, đại biểu Quốc hội Trung Quốc.

La Thành : Xin mời TS Phan Kim Nga.

Phan Kim Nga : tự giới thiệu ...

La Thành : Xin mời ông Đỗ Tiến Sâm.

Đỗ Tiến Sâm: tự giới thiệu ...

Ngọc Ánh : Ngọc Ánh trước hết xin cảm ơn ba vị khách mời đã dành thời gian quý báu tham gia cuộc đối thoại trực tuyến về "Hai kỳ họp" với đông đảo khán thính giả Việt Nam của Đài Phát thành Quốc tế Trung Quốc. Cuộc đối thoại trực tuyến của chúng tôi hôm nay với chủ đề "Láng giềng hữu nghị, cùng chung phát triển". Chuyên gia của hai nước Trung-Việt sẽ tiến hành giao lưu, thảo luận với đông đảo khán thính giả về những cơ hội mới đặt ra cho hai nước Trung-Việt, sự hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam nói chung và giữa Quảng Tây với Việt Nam nói riêng, xoay quanh Báo cáo Công tác Chính phủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày tại Kỳ họp thứ ba Quốc hội Trung Quốc khoá XI khai mạc ngày 5, và Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1 năm nay.

La Thành: Ông Đỗ Tiến Sâm là lần đầu tiên tham gia chương trình giao lưu trực tuyến của Đài chúng tôi, còn TS Phan Kim Nga là người bạn cũ mà nhiều bạn thính giả đã quen biết, vậy mong hai vị, từ góc độ của nhà nghiên cứu tiến hành giao lưu với đông đảo khán thính giả xoay quanh chủ đề của chúng ta hôm nay.

Đỗ Tiến Sâm: Vâng, tôi rất vui mừng được tham gia chương trình giao lưu trực tuyến của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Chủ đề giao lưu của chúng ta hôm nay rất bám sát thực tế, bởi vì năm nay là kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, cũng là "Năm hữu nghị Việt-Trung", hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ tổ chức một loạt hoạt động cỡ lớn để chào mừng, nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến này là cực kỳ có ý nghĩa.

La Thành : Xin cảm ơn ông Đỗ Tiến Sâm. Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang theo dõi cuộc giao lưu, đối thoại trực tuyến có hình với đại biểu Quốc hội Trung Quốc, chuyên gia và học giả hai nước Trung-Việt, hoan nghênh các bạn tham gia giao lưu với chuyên gia hai nước, các bạn có thể nêu câu hỏi qua điện thoại theo số máy 0086-10-68890350 và 0086-10-68890351, hoặc truy cập trang web theo điạ chỉ https://vietnamese.cri.cn, chúng tôi sẽ mời chuyên gia hai nước Trung - Việt trả lời các bạn.

Ngọc Ánh: Ngày 5/3 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã trình bày Báo cáo Công tác Chính phủ tại Lễ khai mạc Kỳ họp thứ ba Quốc hội Trung Quốc khoá XI, tiến hành bố trí toàn diện công tác của Chính phủ Trung Quốc năm nay.

Ngọc Ánh: Thưa ông Tô Minh Phương, ông đã dự lễ khai mạc hôm đó, vậy Báo cáo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã để lại cho ông ấn tượng sâu sắc nhất là gì?

Tô Minh Phương : Báo cáo Công tác Chính phủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, rất cổ vũ lòng người. Thủ tướng đã tổng kết một cách thực sự cầu thị đối với công tác của Chính phủ trong năm ngoái, nói đến thành tích cũng rất thực tế; nói về khó khăn và thiếu sót cũng rất khách quan, không né tránh vấn đề và mâu thuẫn. Các mục tiêu nhiệm vụ, tư duy biện pháp và trọng điểm công tác được đề xuất cũng rất thiết thực, hoàn toàn phù hợp thực tế, rất khả thi. Tôi cho rằng Báo cáo phù hợp lòng dân. Đặc biệt Thủ tướng đã đề xuất trong Báo cáo phải nghiêm chỉnh thực hiện các chính sách và biện pháp nâng đỡ phát triển khu vực dân tộc thiểu số và khu vực dân tộc của Trung ương, ưu tiên hỗ trợ đẩy nhanh sự phát triển của khu vực dân tộc vùng biên giới, tăng thêm cường độ nâng đỡ sự phát triển của các dân tộc thiểu số có số dân tương đối ít. Là đại biểu dân tộc Kinh duy nhất Quốc hội khoá 11, tôi cho rằng việc này rất phù hợp với diễn biến tình hình hiện nay và thực tế của Trung Quốc, tôi hoàn toàn tán thành và ủng hộ.

Ngọc Ánh: Là đại biểu đến từ dân tộc Kinh, ông quan tâm nhất là vấn đề gì?

Phương: Tôi rất quan tâm chính sách ưu đãi dành cho dân tộc thiểu số, cũng như những biện pháp mang lại lợi ích cho nhân dân vùng biên giới sau khi Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN chính thức đi vào hoạt động. Mong hai vị chuyên gia tham vấn cho chúng tôi.

Ngọc Ánh : TS Phan Kim Nga, là nhà nghiên cứu của Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc, xin TS giới thiệu tóm tắt với các bạn thính giả bản Báo cáo Công tác Chính phủ TQ do Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày bằng một số cụm từ then chốt được không ạ?

Phan Kim Nga: Vâng. Sau khi lắng nghe Báo cáo công tác Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày, tôi có cảm giác là: nói chung Bản báo cáo nội dung phong phú, toàn diện, mục tiêu chính sách và biện pháp rõ ràng, hết sức cụ thể. Nội dung báo cáo đề cập đến tất cả các lĩnh vực như Chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quốc phòng vv ... đặc biệt là, Báo cáo đã đưa ra những mục tiêu và con số rất cụ thể, đây là một điểm khác biệt rõ ràng nhất so với báo cáo Chính phủ các năm trước đây. Khiến người nghe cảm thấy rất chân thực, gần gũi, và rất dễ đi vào thực tế.

Ngọc Ánh: Vâng, đúng vậy. Quả là khác với trước đây.

Nga: Nếu dùng một số từ để khái quát Nội dung chủ yếu của Báo cáo công tác Chính phủ, tôi có thể khái quát bằng bốn cụm từ sau đây: Cụm từ thứ nhất là dùng để khái quát công tác trong năm 2009, đó là, "giành được hành tích nổi bật qua nhiều gian nan". Còn ba cụm từ khác là dùng để triển vọng công tác chính phủ trong năm 2010. Trong đó thứ nhất là, chuyển dịch phương thức tăng trưởng kinh tế mà chữ tốt phải đi đầu. Hai là, đặt vấn đề an sinh xã hội lên vị trí cao, Ba là phấn đấu xây dựng một chính phủ được nhân dân hài lòng.

Ngọc Ánh: Đúng vậy, trong phần đầu của Bản Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo có nhắc đến: Năm 2009 là một năm khó khăn nhất trong phát triển kinh tế của Trung Quốc kể từ khi bước vào thế kỷ mới đến nay. Thời điểm này của năm ngoái, cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế vẫn đang lan rộng, nền kinh tế thế giới lún sâu vào suy thoái, nền kinh tế Trung Quốc cũng bị tác động nghiêm trọng, xuất khẩu giảm mạnh, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp bị phá sản, số người thất nghiệp tăng nhiều, một số đông lao động nông dân trở về quê, tốc độ tăng trưởng kinh tế đột nhiên trượt dốc. cả nước ứng phó một cách bình tĩnh với khủng hoảng tài chính quốc tế, dẫn đầu thế giới thực hiện kinh tế tăng trưởng trở lại theo hướng tốt, công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa thu được thành tựu mới quan trọng.

Phan Kim Nga: Đúng vậy, những con số trên đây đã chứng minh đầy đủ rằng: Thành tích công tác của Chính phủ Trung Quốc năm 2009 là hết sức nổi bật, đặc biệt là, những thành tích này đã giành được trước bối cảnh kinh tế thế giới đang trong khủng hoảng, cho nên thật là không phải dễ dàng.

Ngọc Ánh: Cảm ơn những phân tích trên của Kim Nga. Xin chào tiến sĩ, Viện trưởng Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Sâm từng nhiều lần đặt chân đến các tỉnh Biên giới hai nước Trung Việt và khu vực ven biển Trung Quốc, đã có sự nghiên cứu và nhìn nhận sâu sắc của mình về lý luận và thực tiễn đối với công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, tiến sĩ nói tiếng Trung Quốc rất trôi chảy. Là Viện trưởng nghiên cứu Trung Quốc, tin rằng "Hai kỳ họp" quan trọng hằng năm của Trung Quốc cũng là một trong những lĩnh vực mà Viện trưởng quan tâm, vừa rồi TS Phan Kim Nga đã dùng tám chữ "Thành tích nổi bật, có được không dễ" để tổng kết Báo cáo công tác năm 2009 của Chính phủ Trung Quốc, vậy Viện trưởng có nhận xét như thế nào đối với sự biểu hiện của Trung Quốc trong năm 2009 vừa qua?

Đỗ Tiến Sâm: (trả lời)

Ngọc Ánh: Cảm ơn Viện trưởng Đỗ Tiến Sâm. Quý vị và các bạn thân mến, vừa rồi học giả của hai nước Trung-Việt đã có sự phân tích và đánh giá của mình đối với phần một trong Báo cáo công tác Chính phủ Trung Quốc của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cũng như công tác của Chính phủ Trung Quốc trong năm 2009, trong phần hai của Bản báo cáo công tác Chính phủ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo bày tỏ trong năm 2010, Chính phủ Trung Quốc phải nắm tốt công tác của tám mặtm Vậy TS Phan Kim Nga quan tâm nhất là những vấn đề gì?

Phan Kim Nga: Phần hai của báo cáo này là kế hoạch công tác của Chính phủ trong năm 2010, bao gồm tám công tác trọng điểm, tôi thì có ấn tượng sâu sắc nhất về ba mặt trong đó: Một là, chuyển dịch phương thức tăng trưởng kinh tế mà chữ tốt phải đi đầu, Hai là, đặt vấn đề an sinh xã hội lên vị trí cao, Ba là phấn đấu xây dựng một chính phủ được nhân dân hài lòng

Trong năm 2010 cần phải chú trọng nâng cao động lực tăng trưởng kinh tế bằng động lực nội sinh, chỉ có như vậy, nền kinh tế mới có thể phát triển bền vững. Cho nên, ngoài nêu ra mục tiêu tăng trưởng kinh năm 2010 là khoảng 8% ra, Báo cáo còn đặc biệt nhấn mạnh, chữ "Tốt phải đi đầu", có nghĩa là, nhấn mạnh chất lượng và hiệu quả của việc tăng trưởng kinh tế.

Ngọc Ánh: Đúng vậy, trong Báo cáo Chính phủ còn nêu rõ: Các mục tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế-xã hội năm nay là: GDP tăng trưởng khoảng 8%; tạo trên 9 triệu việc làm mới, tỷ lệ đăng ký thất nghiệp ở thành thị dưới 4,6%; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 3%; thu chi quốc tế được cải thiện. Cần phải nói rõ một điều là, việc đề xuất tăng trưởng kinh tế khoảng 8%, nhấn mạnh chữ "tốt đi đầu", hướng dẫn các mặt đặt trọng tâm vào việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

Phan Kim Nga: Đúng vậy, còn điểm nổi bật thứ hai về công tác Chính phủ Trung Quốc trong năm 2010 là chú trọng vấn đề dân sinh. Về mặt này, trên thực tế, là những công dân bình thường, chúng tôi đã cảm nhận được trong những năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều cố gắng và đã thể hiện trong đời sống hàng ngày rồi. Chẳng hạn như: Giá vé của các phương tiện giao thông công cộng ở Bắc Kinh hiện nay đã rất rẻ, rẻ đến nỗi gần như là không mất tiền vậy, còn bà con nông dân, mỗi người chỉ cần nộp mười nhân dân tệ một năm là có thể được hưởng chế độ Bảo hiểm Y tế rồi, khám bệnh có thể thanh toán qua bảo hiểm y tế; còn bà con nông dân trồng lương thực thì có thể được Chính phủ trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt, v v ... cho nên, người dân Trung Quốc đã được hưởng nhiều phúc lợi xã hội một cách thực tế.

Ngọc Ánh: Ông Tô Minh Phương là Đại biểu Quốc hội lần này đến từ ba đảo dân tộc Kinh Quảng Tây, xin hỏi ông tình hình bảo hiểm y tế của bà con nông dân ở đó như thế nào? Nông dân sản xuất lương thực được Nhà nước trợ cấp bao nhiêu?

Tô Minh Phương: Bà con trên đảo chúng tôi rất tích cực tham gia chế độ y tế hợp tác nông thôn kiểu mới, tỷ lệ tham gia nhiều năm liền đứng đầu thị trấn, chế độ y tế hợp tác nông thôn kiểu mới đã làm cho mọi người trong làng được bảo hiểm y tế khá tốt. Trợ cấp cho sản xuất lương thực rất đầy đủ, bà con ngư dân còn được trợ cấp tiền xăng dầu cho đi biển, ngoài ra còn được trợ cấp khi mua đồ điện gia dụng, ô-tô, xe máy.

Ngọc Ánh: qua đó có thể thấy, năm ngoái Chính phủ Trung Quốc đã có sự nỗ lực rất lớn trong vấn đề cải thiện dân sinh, để nhân dân, đặc biệt là các bà con dân tộc thiểu số được hưởng lợi ích một cách thực tế. Tin rằng trong năm 2010 này, Chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hơn nữa về mặt này, phải không Tiễn sĩ Phan Kim Nga?

Phan Kim Nga: Năm 2010, Chính phủ sẽ cố gắng nhiều hơn cho mặt này, sẽ chi thêm ngân sách với mức độ lớn cho việc đảm bảo an sinh xã hội, và cấp ngân sách nhiều hơn cho các ngành y tế, giáo dục, đặc biệt là chú trọng hơn đối với việc xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống cho nông dân, quan tâm tới vấn đề giáo dục của lao động nông dân và con em của họ, để cho lao động nông dân được hưởng đãi ngộ như các cư dân thành thị v v ... tôi cảm nhận rằng, những chính sách này đã thể hiện mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta đang xây dựng là, tất cả vì mục tiêu của nhân dân. Do vậy, nhất định sẽ được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Tôi cũng biết, Chính phủ Việt Nam cũng cố gắng nhiều và làm rất tốt về mặt này, ví dụ như, trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn, Chính phủ Việt Nam luôn luôn nhấn mạnh đến vấn đề dân sinh và đảm bảo đời sống của người nghèo và nhân dân của vùng sâu vùng xa. Tôi nghĩ, chắc Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm am hiểu hơn tôi về mặt này, vậy xin mời PGS TS Đỗ Tiến Sâm giới thiệu với các bạn.

Đỗ Tiến Sâm: (trả lời câu hỏi của Kim Nga)

Ngọc Ánh: Xin cảm ơn Viện trưởng Sâm. À, TS Kim Nga, nhiều cư dân mạng Trung Quốc cho rằng, Chính phủ Trung Quốc có tinh thần thực sự cầu thị, là người làm công tác nghiên cứu lý luận, TS có nhận xét như thế nào đối với tinh thần thực sự cầu thị của Chính phủ Trung Quốc?

Phan Kim Nga: Vâng, đúng như vậy. Tinh thần thực sự cầu thị của Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện trong kế hoạch công tác của chính phủ TQ năm 2010 , đó tức là cụm từ thứ ba mà tôi muốn dùng để khái quát kế hoạch công tác của chính phủ TQ trong năm nay, tức là: phấn đấu "xây dựng một chính phủ được nhân dân hài lòng". Trong Báo cáo, trước hết đã khẳng định những thành tích của Chính phủ, nhưng điều quan trọng hơn là, đã thừa nhận những bất cập của Chính phủ.

Ngọc Ánh:Đúng vậy, tôi cũng rất ấn tượng đối với nội dung này. Trong Báo cáo, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nêu rõ: Công tác của Chính phủ còn có khoảng cách khá lớn so với sự mong muốn của nhân dân. Sự chuyển đổi chức năng chưa đến nơi đến chốn, can thiệp quá nhiều đối với kinh tế vi mô, quản lý xã hội và phục vụ công còn yếu; ý thức quản lý Nhà nước theo pháp luật của một số cán bộ chưa mạnh; một số cán bộ lãnh đạo xa rời quần chúng, xa rời thực tế, chủ nghĩa hình thức và quan liêu vẫn khá nghiêm trọng; một số lĩnh vực thường xuyên xuất hiện tham nhũng.

Điện thoại thính giả: Hoàng Thành

Phan Kim Nga: Vâng, xin cảm ơn. Về mặt này báo cáo đã đặt ra phương hướng cải tiến, chẳng hạn: Thiết thực cải tiến công tác quản lý, đặt việc chống tham nhũng lên vị trí quan trọng, cán bộ lãnh đạo các cấp đặc biệt là cán bộ cấp cao phải kiên quyết thực hiện kê khai tài sản và kinh tế của cá nhân theo yêu cầu của Trung ương, bao gồm thu nhập, nhà ở, đầu tư cũng như việc làm của vợ hoặc chồng và con cái họ, đồng thời tự giác tiếp nhận sự giám sát của cơ quan kiểm tra. Tạo điều kiện để nhân dân phê bình chính phủ, giám sát chính phủ, đồng thời phát huy đầy đủ vai trò giám sát của các cơ quan dư luận truyền thông, và đã đưa ra khẩu hiệu là: "quyền lực phải được vận hành dưới ánh mặt trời", và "phấn đấu xây dựng một Chính phủ phục vụ cho nhân dân và được nhân dân hài lòng."

La Thành: Cảm ơn TS Phan Kim Nga. Quý vị và các bạn thân mến, quý vị và các bạn đang theo dõi buổi đối thoại trực tuyến có hình về "Hai kỳ họp" đang diễn ra tại Bắc Kinh, của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

Ngọc Ánh: (Điện thoại Lê Gia Phong hỏi vể giải quyết công ăn việc ở Trung Quốc)

Phan Kim Nga: Trả lời ....

Ngọc Ánh: Bạn Nguyễn Thu Hà có hòm thư điện tử bupbe_bietnoi235@yahoo.com hỏi: Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, nhiều công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa, nhiều người bị thất nghiệp. Bởi vì đây là vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống của nhân dân. Về giải pháp của Trung Quốc thì trong báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã trình bày rồi, còn ở Việt Nam đã áp dụng giải pháp như thế nào? xin mời Viện trưởng Đỗ Tiến Sâm giới thiệu ạ.

Đỗ Tiến Sâm: (trả lời câu hỏi)

Ngọc Ánh: Vâng, xin cảm ơn Viện trưởng Đỗ Tiến Sâm. Đúng như mọi người thường nói, nhân dân hai nước Trung-Việt đều có chung nguyên vọng tốt đẹp là "Láng giềng hữu nghị, cùng chung phát triển", đặc biệt là hai nước càng phải chung lưng đấu cật, giúp đỡ lẫn nhau trong tình hình khó khăn. Hai nước Trung-Việt đều bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và suy thoái kinh tế thế giới năm ngoái. Qua hơn một năm nỗ lực, có thể nói hai nước đều đã vượt qua khó khăn và bước vào thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính. Có người nói rằng thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính là một cơ hội hiếm có cho phát triển, vậy xin hai vị chuyên gia cho biết, hai nước Trung-Việt cần phải xiết tay nhau như thế nào để tìm kiếm cơ hội phát triển trong thời kỳ then chốt này. Trước hết xin mời TS Phan Kim Nga cho biết quan điểm của bà.

Phan Kim Nga: Trước hết, năm 2009, nền kinh tế của hầu hết các nước Tư bản đều xuất hiện tăng trưởng với con số âm, nhưng hai nước Trung – Việt chúng ta vẫn thực hiện tăng trưởng khá tốt, trong đó Việt Nam tăng 5.3%, Trung Quốc tăng 8.7%. tôi cho rằng, sở dĩ hai nước chúng ta có thể chiến thắng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, then chốt là vì hai nước chúng ta kiên trì chế độ kinh tế thị trường mang tính chất xã hội chủ nghĩa, có nghĩa là Chính phủ hai nước chúng ta một mặt nhấn mạnh phải phát huy đầy đủ tác dụng của cơ chế thị trường, mặt khác vẫn không buông lỏng vai trò điều tiết vĩ mô của chính phủ đối với nền kinh tế.

Ngọc Ánh: Theo TS, tình hình kinh tế thế giới hiện nay ra sao?

Phan Kim Nga: Hiện nay, kinh tế thế giới đã có vẻ dần dần bước ra khỏi đáy vực và phục hồi trở lại, song vẫn chưa ổn định, tình hình còn rất phức tạp, cho nên, chúng ta không nên quá lạc quan, tôi e rằng nói là đã đến "thời đại hậu khủng hoảng" còn quá sớm. Hiện nay, việc đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng ổn định, vẫn là công tác chủ yếu đặt ra trước mắt Chính phủ hai nước Trung-Việt .

Ngọc Ánh: Thế học giả hai nước đã có sự trao đổi về vấn đề này như thế nào?

Phan Kim Nga: Trên thực tế, hai Đảng và các học giả của hai nước chúng ta đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu đối sách để ứng phó với cuộc khủng hoảng. Ví dụ như, tháng 12 năm 2009, tại thành phố Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc đã tổ chức Hội thảo lý luận lần thứ năm của hai Đảng Trung- Việt với chủ đề là: Nghiên cứu làm thế nào để ứng phó với khủng hoảng tài chính tiền tệ đang diễn ra.

Ngọc Ánh: Những cuộc giao lưu như vậy rất bổ ích.

Phan Kim Nga: Đúng vậy, hai bên tham khảo những kinh nghiệm và bài học với nhau, có thể tăng cường khả năng ứng phó đối với khủng hoảng kinh tế, đồng thời tìm kiếm những biện pháp để nắm bắt cơ hội phát triển sau khủng hoảng, ví dụ như, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm sức cạnh trong cho các mặt hàng xuất khẩu, nhằm nắm bắt được cơ hội tăng xuất khẩu do thị trường kinh tế thế giới phục hồi mang lại.

Ngọc Ánh : Viện trưởng Sâm, ông vẫn đang theo dõi đấy chứ? Ông từng nhận định rằng, Việt Nam và Trung Quốc có tương lai hợp tác rộng lớn, lịch sử, địa lý và văn hóa hai nước đã gắn kết hai nước với nhau một cách rất tự nhiên, hơn thế nữa hai nước Trung-Việt lại có lợi ích chung trong rất nhiều vấn đề. Vậy xin Viện trưởng cho biết hai nước Trung-Việt cần phải cùng nhau nỗ lực về những mặt nào trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính quốc tế?

Đỗ Tiến Sâm:....

Ngọc Ánh: Thưa ông Tô Minh Phương, ông đã làm Bí thư Đảng ủy đảo Vạn Vĩ-một trong ba đảo dân tộc Kinh ở Đông Hưng Quảng Tây từ năm 1996 đến nay, dưới sự lãnh đạo của ông và Đảng ủy, cuộc sống của bà con dân tộc Kinh và đảo Vạn Vĩ đã có sự thay đổi long trời lở đất, từ dân tộc nghèo năm xưa nay đã trở thành một trong những dân tộc thiểu số có thu nhập cao nhất ở Trung Quốc hiện nay. Là đại biểu Quốc hội đến từ cơ sở, vậy xin ông cho biết ông sẽ nêu những vấn đề gì tại Kỳ họp Quốc hội lần này?

Tô Minh Phương : Đây là lần đầu tiên tôi được bầu làm đại biểu quốc hội của dân tộc Kinh. Nội dung chủ yếu đề án của tôi là:

1.Kiến nghị khôi phục ngành du lịch biên giới tại Đông Hưng và làm thủ tục ngay tại địa phương.

2.Thiết lập khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới Đông Hưng.

3.Phê chuẩn việc điều chỉnh quy hoạch khu vực hợp tác kinh tế biên giới Đông Hưng.

4.Đưa Đông Hưng vào danh sách khu vực thí điểm thương mại Quốc tế thanh toán bằng đồng nhân dân tệ.

5.Ủng hộ cải tạo công trình thời kỳ hai tại cửa khẩu Đông Hưng.

6.Đẩy nhanh việc xây dựng cầu đường bộ thứ hai trên sông Bắc Luân Trung-Việt.

7.Đầu tư xây dựng cho việc bảo vệ nền văn hóa dân tộc Kinh.

Ngọc Ánh : Vâng, có thể thấy, Đại biểu Tô Minh Phương đã có sự chuẩn bị công phu cho đề án của mình. Những đề án của ông rất thiết thực, mong sớm được giải quyết suôn sẻ. Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế bùng phát năm 2008 có tác động đến ba đảo dân tộc Kinh không?

Tô Minh Phương :Có ảnh hưởng, nhưng không nhiều, năm nay Nhà nước có chính sách ứng phó, hơn nữa còn có chính sách nâng đỡ các dân tộc thiểu số, bởi vậy tôi tin tưởng ba đảo dân tộc Kinh năm nay sẽ có bước phát triển tốt hơn...

Ngọc Ánh: Thế chính sách ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc đối với dân tộc thiểu số có dân số tương đối ít đã mang lại lợi ích gì cho ba đảo dân tộc Kinh.

Tô Minh Phương: Năm 2005, Quốc vụ viện ban hành và thực thi "Quy hoạch nâng đỡ sự phát triển của các dân tộc có dân số tương đối ít năm 2005-2010" và các chính sách dân tộc liên quan, đã dành cho chúng tôi chính sách ưu đãi về các mặt và sự giúp đỡ về vốn, giúp các khu vực dân tộc thiểu số đẩy nhanh phát triển, khiến kinh tế, bảo đảm xã hội của dân tộc thiểu số có dân số tương đối ít có bước phát triển rất lớn. Tại làng chúng tôi, có trên 85% hộ gia đình đã xây nhà lầu, một số gia đình còn mua xe con.

Ngọc Ánh: Thế hiện nay, thu nhập của bà con dân tộc Kinh Quảng Tây ra sao?

Tô Minh Phương: Thu nhập ròng bình quân của bà con dân tộc Kinh Quảng Tây từ chưa đầy 3000 nhân dân tệ một năm của năm 2005 trước khi được Chính phủ nâng đỡ, đã tăng lên đến hơn 6000 nhân dân tệ hiện nay, xếp hàng đầu so với các nơi khác trong khu Tự trị. Năm 2009, Nhà nước đã tăng cường nâng đỡ khu vực dân tộc biên giới Khu Tự trị dân tộc Choang, cư dân có hoàn cảnh khó khăn tại các bản làng nằm trong 0-3 Km biên giới đất liền còn được Nhà nước trợ cấp cho mỗi người đảm bảo xã hội ở mức thấp nhất 50 nhân dân tệ mỗi tháng.

Ngọc Ánh: Chúng tôi rất phấn khởi trước cuộc sống hôm nay của đồng bào dân tộc Kinh.

La Thành: Vâng, năm 2008, phóng viên Ban Việt ngữ Đài chúng tôi đã từng đến thăm ba đảo dân tộc Kinh ở Đông Hưng, Quảng Tây, và đã phỏng vấn ông Tô Minh Phương, đích thân ghi nhận cuộc sống hạnh phúc của đồng bào dân tộc Kinh. Chắc rằng một số thính giả có chút xa lạ đối với dân tộc Kinh ở Trung Quốc, nhân dịp này chúng tôi xin giới thiệu với các bạn vài nét về dân tộc Kinh ở Trung Quốc.

Ngọc Ánh : Dân tộc Kinh ở Trung Quốc có cùng cội nguồn với dân tộc Kinh của Việt Nam, là dân tộc có số dân tương đối ít và là dân tộc sinh sống bằng nghề biển duy nhất ở Trung Quốc, chủ yếu sinh sống trên ba đảo: Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm, bởi vậy còn được gọi là "ba đảo dân tộc Kinh". Bà con dân tộc Kinh đời đời kiếp kiếp làm nghề chài lưới, trong thập niên 70 của thế kỷ trước, do sự đi lại giữa các đảo rất bất tiện, bà con dân tộc Kinh đã tự lực cánh sinh, quay đê lấn biển, dần dần nối liền các đảo với đất liền.

Từ năm 1990 đến nay, với ưu thế địa lý chỉ cách Việt Nam mười mấy hải lý, bà con dân tộc Kinh đã phát triển buôn bán biên mậu với Việt Nam. Thông qua biên mậu, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch, giờ đây bà con dân tộc Kinh đã trở thành một trong 10 dân tộc giàu nhất ở Trung Quốc. Theo kết quả cuộc điều tra dân số năm 2007, dân tộc Kinh hiện có 21 nghìn người, nói tiếng Kinh và gần giống với tiếng Việt. Hiện nay ngôn ngữ thông dụng của bà con dân tộc Kinh là tiếng Quảng Châu và tiếng Phổ thông Trung Quốc.

Văn hoá nghệ thuật truyền thống của dân tộc Kinh rất phong phú, đang dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn học truyền miệng của dân tộc Kinh rất phong phú, trong đó thơ, ca chiếm vị thế quan trọng. Lễ hội "Hát", đàn bầu, nhảy sào được tôn vinh là ba "viên ngọc" văn hoá của dân tộc Kinh.

La Thành : Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang theo dõi là cuộc đối thoại trực tuyến có hình về "Hai kỳ họp" với chủ đề "Láng giềng hữu nghị, cùng chung phát triển" giữa đại biểu Quốc hội, chuyên gia và học giả hai nước Trung-Việt của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Hoan nghênh quý vị và các bạn truy cập trang web theo địa chỉ https://vietnamese.cri.cn, nêu câu hỏi và tham gia thảo luận với các chuyên gia.

Ngọc Ánh : Các bạn thân mến, nhờ có chính sách cải cách mở cửa của Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam, cũng như quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN ngày càng gắn bó, cuộc sống của đồng bào dân tộc Kinh mới có sự thay đổi long trời lở đất nói trên. Có thể nói, ba đảo dân tộc Kinh là một hình ảnh thu nhỏ của quan hệ láng giềng hữu nghị, cùng chung phát triển giữa hai nước Trung-Việt. Thưa TS Phan Kim Nga, ngày 1/1 năm nay, Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN đã chính thức đi vào hoạt động. Đây lại là một cơ hội mới cho phát triển của hai nước Trung-Việt, vậy theo TS, Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN sẽ mang lại những điều lợi gì cho hai nước?

Phan Kim Nga: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, khu mậu dịch tự do Trung Quốc – Asean đã chính thức khởi động. Trung Quốc và sáu nước thành viên Asean cũ đã thực hiện 90% hàng hóa được miễn thuế, còn bốn nước Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia và Mi-an-ma sẽ đến năm 2015 mới dùng tiêu chuẩn như vậy. Tôi cho rằng, đối với Việt Nam mà nói, đây là cơ hội, đồng thời cũng là sự thách thức.

Ngọc Ánh: Cơ hội và thách thức đã thể hiện ở những mặt nào?

Phan Kim Nga: Cơ hội chủ yếu thể hiện ở chỗ: Sự đi lại về kinh tế thương mại của hai nước chúng ta ắt sẽ ngày càng trở nên sôi động, và nhân dân hai nước có thể mua được các mặt hàng với giá rẻ hơn; sự thách thức chủ yếu thể hiện qua hiệu ứng chuyển hướng thương mại, có nghĩa là: Do sáu nước ASEAN cũ xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đã được miễn thuế, cho nên giá cả xuất khẩu sang TQ rẻ hơn ngày xưa, bởi vậy, các mặt hàng Việt Nam sẽ không còn ưu thế cạnh tranh, việc này sẽ gây nên bất lợi cho việc Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu VN áp dụng được chính sách thích hợp, thì thách thức sẽ có thể trở thành cơ hội.

Ngọc Ánh: Vậy Việt Nam có thể phát huy đầy đủ vai trò vị trí đầu cầu hoặc vai trò cầu nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN chứ nhỉ?

Phan Kim Nga: Đúng vậy, Việt Nam có thể phát huy đầy đủ vai trò trung chuyển hàng hóa, kể cả các dịch vụ vận chuyển, quá cảnh hàng hóa, phát triển các ngành du lịch và dịch vụ v v ... chuyển đổi mô hình phát triển là chủ yếu dựa vào đầu tư để lôi kéo kinh tế tăng trưởng như hiện nay, có thể cải thiện cơ cấu kinh tế. Trong khi đó, tận dụng cơ chế hiện có, ví dụ như hai hành lang một vành đai, cơ chế hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng v v ... thông qua các biện pháp như thiết lập khu hợp tác kinh tế chung, hợp tác trong ngành kinh tế v v ... nhằm tranh thủ cơ hội cùng tăng trưởng với kinh tế Trung Quốc.

Ngọc Ánh: Cảm ơn những phân tích trên đây của TS Phan Kim Nga. Ông Giu-xúp Oa-nan-ti, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế của In-đô-nê-xi-a từng nhận định rằng : Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN hoàn thành đúng thời hạn sẽ làm cho ASEAN chẳng khác nào như một "Thiếu nữ yêu kiều" thu hút ánh mắt đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo cách nói này Việt Nam và Trung Quốc sẽ là những chàng trai và cô gái ở gần nhau nhất, rất đáng để các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đầu tư qua lại. Vậy xin hỏi Viện trưởng Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng cho rằng doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Trung Quốc cần phải tận dụng như thế nào ưu thế văn hoá và địa lý độc đáo có một không hai này?

Đỗ Tiến Sâm: (trả lời)

Ngọc Ánh : Cảm ơn sự phân tích của ông Sâm. Thưa ông Tô Minh Phương, "ba đảo dân tộc Kinh" chỉ cách Việt Nam mười mấy hải lý, có thể nói là tiền duyên của Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, xin ông giới thiệu vài nét về những lĩnh vực giao lưu kinh tế-thương mại giữa ba đảo dân tộc Kinh với Việt Nam trong những năm qua?

Tô Minh Phương: Dựa vào ưu thế ven biển ven sông, chủ yếu là việc kinh doanh than, hải sản hết sức sôi động, về mặt văn hóa chủ yếu tổ chức hoạt động. Lễ hội Hát để tăng thêm sự giao lưu về văn hóa dân gian giữa hai bên.

Ngọc Ánh : Ông đến dự Kỳ họp Quốc hội lần này, thảo luận và xem xét Báo cáo Công tác Chính phủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, vậy năm nay đảo Vạn Vĩ của ông có những kế hoạch phát triển cụ thể gì? Nhân tiện hôm nay có hai chuyên gia của Trung Quốc và Việt Nam, ông có thể tham vấn họ.

Tô Minh Phương: Vâng, kế hoạch phát triển năm nay của chúng tôi là tiếp tục làm tốt việc đi lại giao dịch tại chợ biên giới, tận dụng ưu thế tài nguyên địa phương, chú trọng phát huy nguồn du lịch đậm đà bản sắc dân tộc và phong tục tập quán dân tộc, tận dụng thương hiệu Lễ hội Hát của dân tộc Kinh, phát triển ngành du lịch, một thôn nhiều nội dung vui chơi, xây dựng tốt nông thôn mới và hoàn thiện việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, nhằm hình thành dây chuyền các ngành nghề để nâng cao thu nhập cho bà con nông dân địa phương, song các mặt này cần có chính sách ưu đãi và sự ủng hộ tài chính.

Phan Kim Nga: Đầu năm 2008 tôi có đến thăm Đông Hưng, tôi đã chứng kiến, Đông Hưng đã từ một thị trấn nhỏ phát triển thành một thành phố dạt dào sức sống, hơn nữa còn có tiềm lực phát triển to lớn. Tôi cho rằng, nhân dân thành phố Móng Cái Việt Nam chỉ cách thành phố Đông Hưng có một dòng sông, chắc chắn cũng như người Đông Hưng vậy, đã cảm nhận một cách thiết thực về những tốt đẹp do sự hợp tác mang đến. Bởi vậy, hoà hợp láng giềng là điều hết sức quan trọng, nhân dân vùng biên giới hai nước cần tiếp tục phát huy tốt truyền thống hữu nghị này, cảm thông và nhường nhịn lẫn nhau, cùng cố gắng nhằm thúc đẩy sự hợp tác của hai bên đi vào chiều sâu.

Ngọc Ánh: TS Kim Nga có nhận xét gì đối với kiến nghị phát triển của Đông Hưng mà ông Phương đã nêu?

Phan Kim Nga: Đối với sự phát triển của Đông Hưng, tôi nghĩ, những kiến nghị của đại biểu Tô Minh Phương rất hay. Đó là phát triển theo đặc sắc của mình, trong đó, một là kinh tế biên mậu, hai là phát triển ngành du lịch.

Ngọc Ánh: Lại thêm Chính phủ Trung Quốc đã có sự nâng đỡ về chính sách nữa chứ nhỉ?

Phan Kim Nga: Đúng vậy. Đối với sự nâng đỡ bằng chính sách và tiền vốn, tôi nghĩ, những năm gần đây, Nhà nước và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đều đã ban bố một số chính sách và biện pháp đồng bộ, bây giờ cần khai quật và áp dụng những chính sách đó một cách đầy đủ; còn về mặt tiền vốn, tôi cho rằng, có thể dựa vào các doanh nghiệp là chính. Năm kia tôi thấy có nhiều doanh nghiệp Ôn Châu tỉnh Triết Giang đã đến Đông Hưng đầu tư, tôi cho rằng, Chính quyền địa phương nên ra sức tạo ra môi trường đầu tư tốt. Như vậy sẽ phù hợp với câu nói quen thuộc "đất lành chim đậu".

La Thành : Qua sự thảo luận sôi nổi của ba vị khách mời, chúng ta nhận thấy hai nước Trung-Việt đang đứng trước cơ hội phát triển chưa từng có, quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác Trung-Việt sẽ không ngừng được củng cố và phát triển, cuộc sống của đồng bào ba đảo dân tộc Kinh cũng sẽ ngày càng sung túc hơn.

Đỗ Tiến Sâm: Nhân dịp này tôi xin chúc bà con dân tộc Kinh ở Quảng Tây an khang, thịnh vượng, chúc cho quan hệ Việt-Trung mãi mãi xanh tươi.

Phan Kim Nga: Chúc cho quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung Quốc-Việt Nam không ngừng được củng cố và phát triển.

Ngọc Ánh : Quý vị và các bạn thân mến, hai nước Trung-Việt là láng giềng thân thiện núi sông liền một dải, nhân dân hai nước có phong tục tập quán gần gũi, văn hóa tương thông. Năm 2009, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước vượt quá 21 tỷ USD, tăng gấp hơn 70 lần năm 1991, "Láng giềng hữu nghị, cùng chung phát triển" đã trở thành nhận thức chung của lãnh đạo hai nước và nhân dân hai nước. Tin tưởng rằng dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", hai nước sẽ siết tay hợp tác, chung lưng đấu cật, cùng nhau kiến tạo tương lai tươi đẹp sau thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính.

La Thành: Xin cảm ơn ba vị khách mời và đông đảo khán thính giả đã theo dõi cuộc đối thoại trực tuyến hôm nay của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.