Hoa Kỳ:

Hình thức cứu thị trường của Mỹ bao gồm: Chính phủ nắm một số cổ phần của các Tập đoàn tài chính, thi hành quốc hữu hóa ngân hàng theo mô hình châu Âu, trực tiếp mua cổ phần của các cơ quan tài chính...

-Các phương án cứu thị trường của Mỹ gồm:

-Phương án cứu thị trường 700 tỷ USD.

-Thi hành quốc hữu hóa ngân hàng theo mô hình châu Âu.

-Chi 250 tỷ USD mua cổ phần của các cơ quan tài chính.

Châu Âu:

Khu vực đồng ơ-rô đưa ra một loạt chương trình "cứu trợ" khẩn cấp gồm: Vương Quốc Anh chi 500 tỷ Bảng Anh để cứu thị trường; Cộng hoà Liên bang Đức chi 470 tỷ ơ-rô...Liên bang Nga cũng ban hành một loạt chính sách tài chính.

Các chương trình "cứu trợ" khẩn cấp của châu Âu gồm:

-Cộng hoà Pháp: Phương án cứu thị trường 360 tỷ ơ-rô.

-I-ta-li-a: Ban hành sắc lệnh số 2 về ứng đối khủng hoảng.

-Cộng hoà Liên bang Đức: Đưa ra phương án cứu thị trường trị giá 470 tỷ ơ-rô.

-Liên bang Nga: Ban hành một loạt chính sách tài chính cứu thị trường.

-Vương quốc Anh: Phương án mới về cứu thị trường lên tới 500 tỷ Bảng Anh.

Châu Á:

Châu Á cũng có sự lo lắng đối với tương lai thị trường. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong một ngày đã hai lần bơm thêm 4 nghìn tỷ Yên cho thị trường. Bên cạnh đó, nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài có quan điểm bi quan đối với kinh tế Hàn Quốc.

-Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong một ngày đã hai lần bơm thêm 4 nghìn tỷ Yên cho thị trường tài chính.

-Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ đóng băng tạm thời cổ phiếu của các cơ quan tài chính mà mình nắm giữ.

-ASEAN và các nước đối tác lập Quỹ ứng đối khủng hoảng tài chính.

-Hàn Quốc bác bỏ phương tiện truyền thông nước ngoài về khủng hoảng kinh tế của Hàn Quốc.