Ngọc Ánh: Quý vị và các bạn thân mến, chương trình đối thoại trực tuyến giữa Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Đài tiếng nói Việt Nam diễn ra rất sôi nổi, nhưng tiệc nào là tiệc chẳng tan. Hoan nghênh các bạn viết E-mail cho chúng tôi theo địa chỉ vie@cri.com.cn hoặc ghi lại lưu ký nhận xét cho chuyên mục này ngay trên trang web CRI.

Ngọc Ánh: Xin cảm ơn ông Đức Thịnh, cảm ơn Vũ Hạnh. Và cũng xin cảm ơn ông Trương Gia Tường và các cư dân mạng theo dõi chương trình đối thoại trực tuyến hôm nay. Chương trình đối thoại trực tuyến giữa CRI và VOV đến đây là hết, thân ái chào các bạn. 15:12

Gia Tường: Cuộc khủng hoảng tài chính Quốc tế đã gây ảnh hưởng ngày một rõ rệt đến việc phát triển nông nghiệp –nông thôn Trung Quốc, chủ yếu gồm ba mặt sau đây:

Một là, không có lợi cho việc xuất khẩu hàng nông sản.

Hai là, giá hàng nông sản giảm, nhưng giá thành lại tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính tích cực sản xuất và mức thu nhập của bà con nông dân.

Ba là, cuộc khủng hoảng đã khiến nhiều doanh nghiệp loại hình xuất khẩu vừa và nhỏ gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến giải quyết việc làm cho lao động nông dân.

Để ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, hội nghị công tác nông thôn Trung ương Trung Quốc diễn ra gần đây đã lấy việc " đảm bảo kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển bình ổn và khá nhanh " làm nhiệm vụ hàng đầu, và đã đưa ra phương châm 16 chữ là: Lương thực ổn định, tăng thêm thu nhập, tăng cường cơ sở, coi trọng an sinh. Đã xác định đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm xúc tiến cho nông nghiệp phát triển bình ổn, thu nhập của nông dân tăng bền vững.

Phải trăm phương nghìn kế đảm bảo an toàn lương thực nhà nước và việc cung cấp hàng nông sản chủ yếu một cách có hiệu quả, đây là trọng điểm công tác trong năm nay quyết không buông lỏng.

Hội nghị công tác nông thôn yêu cầu phải thực hiện tốt các chính sách biện pháp giải quyết vấn đề nông dân, quyết định mở đèn xanh cho bốn biện pháp sau đây: Cho vay ngân hàng, giảm miễn thuế, cho đăng ký công thương và tư vấn thông tin cho bà con nông dân, ủng hộ nông dân trở về quê lập nghiệp. Trong khi đó phải tiếp tục tăng thêm khoản trợ cấp trực tiếp lương thực, giống cây lương thực, máy móc nông nghiệp và tiền vốn cho bà con nông dân.

Trong 100 tỷ nhân dân tệ khoản vốn đầu tư cấp thêm của Trung ương vào cuối năm 2008, phải coi trọng đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như các dự án khí Bi-ô-ga, nước sạch trong sinh hoạt, giao thông, điện, bưu chính viễn thông, công trình thủy lợi lớn.

Phải đảm bảo và cải thiện an sinh, trọng điểm và điểm khó là vấn đề nông dân. Phải giải quyết các sự nghiệp giáo dục, y tế và đảm bảo xã hội mà bà con nông dân quan tâm nhất, bức xúc nhất. Đặc biệt là trong năm nay phải giải quyết vấn đề nước sạch trong sinh hoạt cho 60 triệu bà con nông dân ở các vùng hạn hán. Từ năm 2009 đến năm 2011 phải giải quyết nhà ở cho 13 triệu hộ nông dân. Trong 5 năm tới phải hoàn thành toàn bộ các công trình an toàn nước sạch để hơn 200 triệu bà con nông dân có thể sử dụng nước sạch sinh hoạt. 15:10

Vũ Hạnh : Như quý vị đều biết, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang lan rộng hiện nay, đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước trong đó có các nước châu Á kể cả Việt Nam và Trung Quốc, hai nước chúng ta đều là nước nông nghiệp, cho nên không tránh khỏi phải chị sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng Theo ông Gia Tường thì Trung Quốc đã có những giải pháp gì để giảm thiểu xuống mức tối đa những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với vấn đề " Tam Nông" ?  15:07

Gia Tường: Trong báo các chính phủ của thủ tướng Ôn Gia Bảo đọc tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khóa 11 hết sức coi trọng vấn đề an sinh tại nông thôn. Trong văn kiện số 1 năm nay của Trung Ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh 5 lĩnh vực trọng điểm về sự nghiệp an sinh tại nông thôn Trung Quốc. Cụ thể như sau:

Một là: Xây dựng mạng lưới điện tại nông thôn, tỷ lệ mạng điện che phủ điện tại nông đã lên tới khoảng 95% , còn lại khoảng 5% chưa được che phủ thì phải thông qua các biện pháp hữu hiệu khác để nhanh chóng đảm bảo việc cung cấp điện. Trong đó, điều quan trọng nhất là phải thực hiện cùng mạng lưới điện, cùng một giá điện giữa thành thị và nông thôn.

Hai là, về xây dựng giao thông tại các vùng nông thôn, hiện nay cả nước đã có khoảng 87% các thôn hành chính trong cả nước đã thông xe khách công cộng, sau này phải nâng cao hơn tỷ lệ thông xe tại nông thôn.

Ba là: Tăng nhanh việc xây dựng công trình an toàn nước uống tại nông thôn, mấy năm qua đã giải quyết an toàn nước uống cho 30 triệu nông dân, văn kiện số 1 yêu cầu , bắt đầu từ năm nay hằng năm phải giải quyết vấn đề an toàn nước uống cho trên 60 triệu nông dân.

Bốn là: Tăng nhanh việc xây dựng công trình khí bi-ô-ga tại nông thôn, trước đây Trung ương bỏ ra 2 tỷ nhân dân tệ vào việc xây dựng công trình khi bi-ô-ga, năm nay phải đầu vào nhiều hơn, để hằng năm có thể giải quyết khí bi-ô-ga cho 4 đến 6 triệu gia đình nông dân.

Năm là: Thực thi công tác thí điểm nâng cấp cải tạo nhà ở tại nông thôn, đặc biệt là tăng nhanh việc xây dựng nâng cấp nhà ở tại các nông trường và lâm trường quốc doanh từng một dạo bị lãng quên.   15:07

Vũ Hạnh: Theo như trên giới thiệu, dân số nông dân Trung Quốc vào khoảng 8 trăm triệu người, chiếm đa phần dân số cả nước. Vấn đề an sinh tại nông thôn rất quan trọng, liên quan đến đời sống của đông đảo bà con nông dân, mời ông Gia Tường giới thiệu những biện pháp của Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề an sinh tại nông thôn.   15:06

Đức Thịnh:  ...        15:05

Ngọc Ánh: Được biết, hiện nay chính phủ Việt Nam cũng rất coi trọng việc xây dựng nông thôn mới. Xin mời ông Đức Thịnh giới thiệu qua về vấn đề này ạ.   15:02

Gia Tường: Trung Quốc có câu "Muốn làm giàu, mau mở đường", qua đó có thể vấn đề giao thông ở nông thôn đặc biệt là các vùng sâu vùng xa là hết sức quan trọng. Khắp các nơi Trung Quốc, đặc biệt là các vùng nông thôn Trung Quốc đã và đang áp dụng các biện pháp sau đây để giải quyết vấn đề giao thông.  15:01

Ngọc Ánh:Anh Gia Tường, xin mời anh trả lời câu hỏi này của bạn---- về vấn đề giải quyết giao thông ở vùng nông thôn sâu vùng xa Trung Quốc.   15:00

Cư dâm mạng  Việt Nam hỏi về vấn đề "Tam Nông": ... 14: 59

Gia Tường: Giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông dân chính là một trong những nội dung quan trọng trong vấn đề Tam Nông của Trung Quốc. Đặc biệt là các lao động nông dân đến thành phố làm việc. Hiện nay Trung Quốc có khoảng 130 triệu lao động nông dân đến thành thị làm việc, trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay có khoảng 20 triệu lao đông nông dân thất nghiệp hoặc không tìm được việc làm.Trong văn kiện số 1 của Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ, các công trình cơ sở hạ tầng và công ích tại thành thị phải tận khả năng sử dụng nhiều lao động nông dân; động viên lao động nông dân tham gia xây dựng các cơ sở hạ tầng tại nông thôn; triển khai một cách quy mô việc đào tạo kỹ năng thực dụng thực tế cho lao động nông dân. Động viên các doanh nghiệp thành thị và các vùng ven biển phát triển tận khả năng không đào thải lao động nông dân; Áp dụng hàng loạt biện pháp để ủng hộ và trợ cấp, giúp đỡ họ khi trở về quê có thể lập nghiệp làm ăn, chính quyền các cấp phải đảm bảo quyền sp dụng ruộng đất cho lao động nông dân v v ...  14:57

Vũ Hạnh: Giải quyết việc làm cho lao động nông dân là điểm chung và là điểm nóng đặt ra trước mắt hai nước Việt-Trung, đây là vấn đề bà con nông dân quan tâm nhất, trong tiến trình hội nhập và phát triển, tôi được biết ngày nay ở Trung Quốc đang có ngày càng nhiều lao động nông dân đến thành thị làm việc, thế nhưng đứng trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế quốc tế hiện nay, khối lượng xuất khẩu giảm mạnh, cho nên sản lượng mặt hàng của nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp loại hình xuất khẩu đều giảm, thậm chí phải đóng cửa, mời ông Gia Tường giới thiệu giải pháp của chính phủ Trung Quốc về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.   14:55

Đức Thịnh:  ...   14:53

Ngọc Ánh: Những năm qua, Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực trên thế giới trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, xin hỏi Việt Nam đã áp dụng chính sách và biện pháp gì để đạt được thành tích nói trên ?  14:51

Đức Thịnh:  ...       14:49

Ngọc Ánh: Đúng vậy, tiếp tục tăng thêm vốn đầu tư cho việc phát triển nông thôn là rất quan trọng. Xin hỏi ông Đức Thịnh là chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam, ông có sự đánh giá như thế nào đối với giải pháp về vấn đề "Tam Nông" của Chính phủ Trung Quốc?   14:47

Chỉ cần thường xuyên xuống các vùng nông thôn đều cảm thấy khoảng cách giữa thành thị và nông thôn vẫn rất lớn, trong đầu óc tôi có rất nhiều cảnh tượng các thôn làng nghèo khó. Thủ tướng Ông Gia Bảo thường nói, đầu tư bao nhiêu vào việc xây dựng các vùng này, ưu đãi bao nhiêu cho bà con nông dân cũng không phải là nhiều, bởi vì khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn quá lớn. Bà con nông dân đều là những người tốt, họ rất dễ thỏa mãn. Họ trồng lương thực, tăng sản lượng, cung cấp cho nhân dân thành thị, có sự đóng góp rất lớn cho cả công cuộc xây dựng. Lương thực năm năm liền được mùa, năm ngoái đã lập kỷ lục chưa từng có, đây đều là bà con nông dân làm ra.

Cho nên, Trung Quốc quyết tâm tiếp tục tăng thêm đầu tư cho bà con nông dân: Một là, áp dụng 10 biện pháp kích cầu trong nước cải thiện cơ sở hạ tầng và an sinh tại nông thôn là một trọng điểm trong công tác, ví dụ như, cư dân mạng quan tâm giao thông ở các vùng nông thôn, chúng ta phải trải những con đường nhựa đường xi măng đến tận xã tận làng . Hai là, phải tiếp tục tăng thêm trợ cấp cho bà con nông dân; Ba là, Trung Quốc sẽ đầu tư 40 tỷ nhân dân tệ, trợ cấp để hàng điện tử gia đình, máy móc nông nghiệp và xe hơi có thể xuống nông thôn đến với bà con nông dân ; bốn là, nâng cao giá lương thực với mức lớn, hiện nay giá lương thực đã thị trường hóa, song, phải thực hiện chế độ giá thu mua lương thực hợp lý để tránh hạ giá lương thực, áp dụng những biện pháp này để tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân. 14:43 

Gia Tường: Chị nói đúng, hiện tượng khoảng cách giàu giàu nghèo của Trung Quốc chủ yếu là tình trạng phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ven biển phát triển và các vùng miền tây kém phát triển, miền núi vùng sâu vùng xa kém phá triển, về vấn đề khoảng cách giàu nghèo tại Trung Quốc thì chiều 28 tháng 2, khi tiếp cư dân mạng Trung Quốc, thủ tướng Ôn Gia Bảo có nhắc đến và nêu ra giải pháp cụ thể như sau: 14:41

Vũ Hạnh: Trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn là hiện tượng thực tế rất chung của hai nước Việt -Trung. Trung Quốc đất đai rộng lớn, dân số đông, mời ông Gia Tường giới thiệu về hiện tượng giàu nghèo tại Trung Quốc. Trung Quốc có giải pháp gì cho vấn đề này?  14:40

Đức Thịnh: ...   14:39

Ngọc Ánh: Quý vị và các bạn thân mến, Internet là phương tiện thông tin cập nhật nhất, tiện lợi nhất, mong sao lúc này có nhiều cư dân mạng của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc đang truy cập và theo dõi Chương trình đối thoại trực tuyến giữa CRI và VOV hôm nay. Hai nước Trung Việt là hai nước hữu nghị, có chế độ xã hội giống nhau, có nhiều nét tương đồng, nhưng cũng có tình hình cụ thể rất riêng của mình, ví dụ vấn đề "Tam Nông" của Việt Nam có những nét khác với Trung Quốc, tin rằng, vấn đề bà con nông dân Việt Nam quan tâm cũng là vấn đề Chính phủ Việt Nam quan tâm và tìm giải pháp giải quyết vậy xin hỏi ông Đức Thịnh Hiện nay, bà con nông dân Việt Nam quan tâm nhất là vấn đề gì ạ? 14:38

Cư dân mạng thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam: ....  14:36

Giải quyết vấn đề "Tam nông " là cơ sở để phát triển kinh tế Trung Quốc, cũng là vấn đề mà Đảng và Chính phủ quan tâm trong nhiều năm qua. Chúng tôi đặt vấn đề "Tam nông" lên cốt lõi trọng tâm trong toàn bộ công tác, đây không phải là chế độ bình thường, mà là hành động thực tế. Những năm qua, chúng tôi đã làm một số công việc cho bà con nông dân, ví dụ như miễn trưng thu thuế nông nghiệp, đã phế bỏ chế độ bà con nông dân trồng lương thực xong lại phải nộp thuế đã tồn tại suốt mấy nghìn năm; ví dụ như trước tiên thực hiện chính sách "hai miễn một trợ cấp", có nghĩa là miễn tạp phí, miễn tiền sách vở, từng bước trợ cấp sinh hoạt phí cho học sinh nội trú của các trường tiểu học và sơ trung tại nông thôn. Ví dụ như thực hiện chế độ hợp tác y tế tại nông thôn, tuy tiêu chuẩn chưa cao, song bà con nông dân có thể đến các bệnh xá hoặc bệnh viện tại xã, huyện hoặc tỉnh để khám bệnh, đồng thời có thể thanh toán 30%?40%?50% tiền thuốc hoặc tiền điều trị.  14:33

Gia Tường: Chiều 28 tháng 2 vừa qua, tức vào trước khi khai mạc Kỳ họp Quốc Hội Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có buổi giao lưu trực tuyến với cư dân mạng Trung Quốc. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã trả lời cư dân mạng Trung Quốc một cách tương đối cụ thể về vấn đề "Tam Nông":         14:32

Ngọc Ánh: Đúng vậy. 14:31

Vũ Hạnh: Trong thời đại thông tin hiện nay, Internet đã trở thành phương tiện thông tin để cư dân mạng lắng nghe tiếng nói của Chính phủ. Lúc này đây, cuộc đối thoại trực tuyến trên Internet đã rút ngắn khoảng cách giữa Đài tiếng nói Việt Nam với các đồng nghiệp Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc cũng như với các cư dân mạng Việt Nam. 14:31

Gia Tường: Đúng vậy, hằng ngày tuy bận trăm công nghìn việc, nhưng Thủ tướng vẫn dành ra nửa tiếng đồng hồ thậm chí một tiếng đồng hồ để lên trang mạng Chính phủ, tìm hiểu nguyện vọng của cư dân mạng Trung Quốc. 14:30

Ngọc Ánh: Thủ Tướng Ôn Gia Bảo là vị thủ tướng được nhân dân Trung Quốc gọi là "Thủ tướng bình dân", rất quan tâm đến vấn đề Tam nông. 14:29

Gia Tường: Giải pháp vấn đề "Tam Nông" của Việt Nam rất đáng để Trung Quốc tham khảo. 14:28

Đức Thịnh: ...         14:26

Ngọc Ánh: Xin hỏi ông Đức Thịnh, là nước nông nghiệp đang phát triển. Vậy Chính phủ Việt Nam có những giải pháp gì cho vấn đề Tam Nông? 14:25

Một là: Ổn định việc phát triển sản xuất lương thực, thúc đẩy xây dựng năng lực sản xuất tăng thêm 50 triệu tấn lương thực. Hai là, lấy nhu cầu thị trường làm chủ đạo hướng dẫn việc điều chỉnh kết cấu nông nghiệp. Nâng đỡ sản xuất những nông sản phẩm chủ yếu còn thiếu hụt, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản phẩm. Ba là, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và công trình dân sinh nông thôn. Đến cuối sang năm, cơ bản thực hiện xi-măng hóa đường giao thông tại các xã và thị trấn trong cả nước cùng thôn hành chính có đủ điều kiện ở khu vực miền Đông và miền Trung, thực hiện đường ô-tô liên thôn tại những thôn làng có điều kiện ở khu vực miền Tây. Bên cạnh đó, giải quyết nước sạch cho 60 triệu người, tăng thêm 5 triệu gia đình sử dụng khí bi-ô-ga, tiếp tục tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng như lưới điện, thông tin bưu chính, sự nghiệp xã hội v.v ở nông thôn. Bốn là, thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân qua các kênh. Dốc sức phát triển nền nông nghiệp hiện đại đặc sắc, hỗ trợ việc tinh chế và tiêu thụ nông sản phẩm, phát triển khu vực kinh tế hai và kinh tế ba tại nông thôn,tức công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh xây dựng đô thị nhỏ, phát triển mạnh mẽ kinh tế cấp huyện. Năm là, tăng cường xóa đói giảm nghèo bằng các dự án phát triển. Năm nay sẽ thực thi mức chuẩn mới về xóa nghèo. Mức chuẩn mới đã nâng lên tới 1196 nhân dân tệ, đối tượng xóa nghèo là 40,7 triệu người, điều này đánh dấu công tác xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc đã bước sang giai đoạn mới.

Tăng cường toàn diện công tác "Tam nông" phải áp dụng những biện pháp như sau: Một là, tăng thêm đầu tư với mức lớn cho nông nghiệp và nông thôn. Năm nay, ngân sách Trung ương dự định sắp xếp 716,1 tỷ cho "Tam nông", tăng 120,6 tỷ so với năm 2007. Hai là, phải nâng cao với mức lớn giá thu mua lương thực tối thiểu, duy trì mức giá hợp lý của nông sản phẩm, nâng cao tính tích cực trồng lương thực của nông dân. Ba là, phải tăng thêm trợ giá cho nông nghiệp. Ngân sách Trung ương dự định cấp 123 tỷ nhân dân tệ, tăng 20 tỷ so với năm 2007cho trợ giá nông nghiệp. Bốn là, đẩy mạnh xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội hóa nông nghiệp kiểu mới . Năm là, ổn định và hoàn thiện chế độ kinh doanh cơ bản nông thôn. Cần phải duy trì ổn định và trờng kỳ không thay đổi cơ chế nhận khoán đất hiện nay, dành cho nông dân trong đó kể cả lao động nông dân làm việc ở thành thị quyền nhận khoán đất một cách càng đầy đủ và đảm bảo hơn. Kiên trì và thực thi chế độ bảo hộ đất canh tác nghiêm ngặt nhất và chế độ tiết kiệm sử dụng đất nghiêm ngặt nhất, kiên định bất di bất dịch bảo đảm 120 triệu ha đất canh tác. 14:23

Gia Tường: Vâng, chị nói đúng, sau đây tôi xin mượn một đoạn băng ghi âm để trả lời câu hỏi này của chị, hoan nghênh các cư dân mạng đang truy cập trang web CRI cùng nghe. Trong bản báo cáo công tác Chính phủ do thủ tướng Ôn Gia Bảo đọc trước Kỳ họp Quốc hội đã giới thiệu khá chi tiết về giải pháp cho vấn đề Tam Nông trong thời gian tới. Thủ tướng nói: 14:21

Vũ Hạnh: Thưa ông, Trung Quốc đất rộng người đông, lại là một nước nông nghiệp lớn với số nông dân chiếm tỷ lệ lớn trong dân số cả nước. Tin rằng tại kỳ họp quốc hội TQ kỳ này, Chính phủ Trung Quốc trong khi đưa ra nhiều giải pháp để ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thì cũng chú trọng giải pháp cho vấn đề "Tam Nông ", mời ông giới thiệu về mặt này. 14:20

Gia Tường: Vâng đúng vậy. Quê tôi tại làng ở tỉnh Giang Tô TQ, tôi làm phóng viên thường trú tại Việt Nam đã nhiều năm, rất quan tâm đến tình hình xây dựng nông thôn cũng như phá triển nông nghiệp của Việt Nam. Tôi có rất nhiều bạn bè ở các thôn quê Việt Nam, tôi từng để lại dấu chân trên nhiều miền quê từ Bắc xuống Nam Việt Nam. Tôi nhận thấy rằng, vấn đề "Tam nông" Việt Nam có nhiều mặt rất giống với Trung Quốc, ngay cả giải pháp cho vấn đề cũng rất giống, hai nước có thể tham khảo và học tập lẫn nhau, cùng nhau phát triển. 14:19

Vũ Hạnh: Thưa ông Gia Tường, sau khi nghe ông Đức Thịnh giới thiệu vấn đề Tam Nông Việt Nam, tin rằng ông cảm thấy rất gần gũi phải không? 14:18

CRI: Hoan nghênh quý vị truy cập trang web CRI theo địa chỉ https://vietnamese.cri.cn vào trang chủ để theo dõi buổi đối thoại trực tuyến hôm nay giữa Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc với Đài Tiếng Nói Việt Nam nghe chuyên gia và học giả hai nước nói về vấn đề "Tam Nông" của hai nước Trung Việt. 14:17

Đức Thịnh: ...         14:13

Ngọc Ánh: Theo ông thì vấn đề "Tam nông " của hai nước Trung Việt có những nét tương đồng gì? 14:12

Đức Thịnh:  ...                14:11

Vũ Hạnh: Việt Nam cũng là nước nông nghiệp, có tỷ lệ nông dân khá cao, chiếm 70% dân số cả nước, giải quyết vấn đề "Tam nông" là điều mà Chính phủ cũng như các chuyên gia Việt Nam quan tâm và nghiên cứu giải pháp cho vấn đề này. Bây giờ xin mời ông Lê Đức Thịnh giới thiệu tình hình chung vấn đề "Tam nông" của Việt Nam. 14:10

Ngọc Ánh: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình đối thoại trực tuyến giữa Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc CRI và Đài tiếng nói Việt Nam VOV. 14:09

"Tam nông" là từ Hán viết tắt, vậy "Tam nông" là gì? Vấn đề "Tam nông" bao gồm những nội dung gì? Trước khi đi vào đối thoại về vấn đề "Tam Nông", xin mời quý vị và các bạn tìm hiểu nội dung vĩ mô của vấn đề "Tam Nông" của Trung Quốc:

"Tam nông" là chỉ nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vấn đề "Tam nông" ở Trung Quốc bao gồm:

Nông nghiệp: Chủ yếu là vấn đề công nghiệp hóa. Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế lấy thị trường làm định hướng, sự phân phối tài nguyên được quyết định bởi thị trường, cơ chế thu mua tiêu thụ hàng nông sản không thông suốt là nhân tố quan trọng cản trở tốc độ phát triển của nông nghiệp. Dây chuyền sản xuất, cung cấp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chính là biện pháp tốt để phát huy vai trò trong kinh tế thị trường hiện nay. Đảng và Chính phủ đóng vai trò then chốt trong việc tạo nên dây chuyền "sản xuất- cung cấp- tiêu thụ". Một vấn đề khác nữa là hiện nay, nông nghiệp Trung Quốc về cơ bản vẫn thuộc kinh tế nông nghiệp nhỏ tự cấp tự túc, chưa hình thành nền kinh tế quy mô. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, làm thế nào để ứng đối với sự thách thức loại hình nông nghiệp tập trung? Đây chính là vấn đề mà Trung Quốc-một nước lớn nông nghiệp cần phải nghiên cứu và đưa ra biện pháp cụ thể. Xét từ hiện nay, trong khi giải phóng sức lao động nông dân dôi dư, Trung Quốc cần phải nhanh chóng nâng cao hiệu suất nông nghiệp bằng cách tăng nhanh cơ giới hóa nông nghiệp, loại bỏ loại hình nông nghiệp tự cung tự túc, chào đón các thách thức sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.

Trong vấn đề nông thôn, điều bức xúc nhất hiện nay là phải tiến hành cải cách chế độ hộ khẩu. Trước đây chế độ hộ khẩu Trung Quốc chia là hộ khẩu thành thị và hộ khẩu nông thôn, hình thành khoảng cách tương đối lớn torng phát triển kinh tế và trình độ văn hóa giữa thành thị và nông thôn. Hiện nay, việc cải cách chế độ hộ tịch hộ khẩu không hợp lý đang đồng lọat tiến hành tại các nơi Trung Quốc , mong qua đó để giải phóng hơn nữa lực lượng lao động dôi dư ở nông thôn. Song điều cần phải suy xét là: Sau khi cải chế độ hộ tịch hộ khẩu, nếu không có sự sắp xếp cho số lao động dôi dư ở nông dân đã được giải phóng, thì làn sóng di dân sẽ gây áp lực rất lớn cho trị an xã hội. Bởi vậy, tốc độ đô thị hóa cần phải được khống chế, phát triển thành phố vừa và nhỏ là giải pháp đồng bộ cần thiết cho giải quyết vấn đề hộ khẩu.

Một vấn đề nổi cộm nữa là cải tạo chỉnh trang các thôn làng cũ. Tóm lại, vấn đề nông thôn liên quan đến mọi mặt phát triển của nông thôn như: ô nhiễm môi trường, dưỡng lão, y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục vv...

Về vấn đề nông dân, có thể chia làm hai vấn đề là dân trí và giảm gánh nặng. Dân trí của bà con nông dân, chủ yếu là chỉ tố chất văn hóa. Tính đến cuối năm 2007, tỷ lệ phổ cập giáo dục nghĩa vụ chín năm trong cả nước đạt tới 99,3?, thực hiện phổ cập giáo dục nghĩa vụ tại các huyện đạt tới 98,5%, nhưng vẫn còn một số vùng nông thôn vẫn chưa phổ cập giáo dục nghĩa vụ. Đồng thời, chính sách Kế hoạch hóa gia đình cũng chưa được quán triệt đến nơi đến chốn tại các vùng nông thôn, hình thành vòng tuần hoàn ác tính là "càng nghèo càng đẻ, càngđẻ càng nghèo". Một vấn đề quan trọng nữa là phải giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân. Trung ương Đảng và Quốc vụ viện nhiều lần nhấn mạnh phải giảm nhẹ gánh nặng cho bà con nông dân, song tình hình thực hiện của một số địa phương chưa được hài lòng, gánh nặng của bà con nông dân chưa được giảm nhẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân, nguyên nhân chủ yếu là: Cường độ cải cách của Chính quyền địa phương còn chưa đủ mạnh, hiện nay, một số địa phương còn tồn tại hiện tượng "Người làm việc thì thiếu, người ăn không ngồi rồi thì nhiều." Bởi vậy, việc giảm bớt gánh nặng cho bà con nông dân trước hết phải xem đẩy mạnh cải cách cơ cấu, tinh giảm cán bộ dôi dư, nâng cao hiệu suất làm việc, đưa việc tăng thu nhập cho bà con nông dân lên vị trí hàng đầu. 14:08

Ngọc Ánh: Quý vị và các bạn thân mến, vào giờ này ngày 6 tháng 3 vừa qua, các bạn đã theo dõi chương trình đối thoại trực tuyến về hai họp Quốc hội và Chính hiệp nhan đề "Khủng hoảng và cơ hội" giữa chuyên gia kinh tế hai nước Trung Việt trên trang báo điện tử Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc CRI, và hôm nay, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 11 và Kỳ họp thứ 2 Chính hiệp khoá 11, gọi tắt là "hai kỳ họp" của Trung Quốc đang diễn ra sôi nổi tại Bắc Kinh. Là nước lớn nông nghiệp có hơn 800 triệu nông dân, cũng như các "Hai kỳ họp" trước đây, "Vấn đề Tam nông" là một trong những nghị trình được các đại biểu Quốc Hội và Đại biểu Chính hiệp Trung Quốc quan tâm nhất tại "Hai Kỳ họp" lần này, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang lan rộng hiện nay, vấn đề "Tam Nông" lại càng được quan tâm hơn nữa, sự quan tâm này không những thể hiện trong Báo cáo công tác Chính phủ của thủ tướng Ôn Gia Bảo, mà ngay Đại hội lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa 13 diễn ra vào tháng 10 năm 2008, đã thông qua "Quyết định một số vấn đề của Trung Ương Đảng về thúc đẩy Nông thôn cải cách phát triển" và một số quy định rõ ràng về chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề "Tam Nông". Chủ đề mà chúng ta đối thoại trực tuyến hôm nay là vấn đề "Tam Nông" của hai nước Trung -Việt. 14:05

Ngọc Ánh: Đây là đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, xin mời các bạn nghe buổi phát thanh đối thoại trực tuyến do Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cùng thực hiện. 14:04

Đức Thịnh: Xin chào quý vị... 14:04

Ngọc Ánh: Hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình đối thoại trực tuyến giữa CRI và VOV, mời quý vị gọi điện thoại theo số 0086 -10-68890356, hoặc viết lưu ký trên trang web chuyên đề "Đối thoại trực tuyến" hôm nay theo địa chỉ https://vietnamese.cri.cn hoặc viết E-mail phản hồi cập nhật cho chúng tôi theo địa chỉ vie@cri.com.cn . 14:04

Vũ Hạnh: Chào quý vị, tôi là Vũ Hạnh, người dẫn chương trình đối thoại trực tuyến của Đài tiếng nói Việt Nam. bên cạnh tôi là ông Lê Đức Thịnh chuyên gia Viện nghiên cứu Chính sách chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Gia Tường: Xin chào quý vị và các cư dân mạng Việt Nam. 14:03

Xin chào quý vị và các bạn cư dân mạng, tôi là Ngọc Ánh, người dẫn chương trình đối thoại trực tuyến hôm nay của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Lúc này bên cạch Ngọc Ánh còn có ông Trương Gia Tường khách mời đến tham dự buổi đối thoại trực tuyến hôm nay tại Bắc Kinh, Ông Gia tường từng làm trưởng phân xã Tân Hoa xã thường trú tại Việt Nam 18 năm, sau khi về nước, ông tiếp tục làm phóng viên và nghiên cứu vấn đề Quốc tế. Nay ông là chuyên gia và phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu vấn đề Đông Nam Á Bắc Kinh. 14:02

Hai nước Trung Quốc- Việt Nam núi sông liền một dải, chế độ xã hội giống nhau, có nhiều nét tương đồng, hai nước đều là nước nông nghiệp, đều tồn tại vấn đề "Tam nông" tức nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vậy hai nước đã giải quyết vấn đề "Tam nông " của nước mình như thế nào? Trước cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, vấn đề "Tam nông" của hai nước Trung Việt đang đứng trước thử thách gì? Và nên áp dụng những giải pháp gì? Hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình đối thoại trực tuyến giữa Đài Phát thanh Quốc tế Trung CRI và Đài Tiếng nói Việt Nam VOV, chuyên gia học giả hai nước sẽ giới thiệu về vấn đề "Tam nông" của mỗi nước. 14:00