Quyên: Đây là Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc.
Linh: Đây là Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc. Quyên: Quý vị và các bạn thân mến, hoan nghênh các bạn đón nghe Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Cùng thực hiện chương trình phát thanh trực tuyến hôm nay với Lệ Quyên còn có Mẫn Minh. Linh: Mẫn Linh xin chào quý vị và các bạn. Quyên: Tham gia chương trình phát thanh trực tuyến hôm nay còn có ông Nông Lập Phu, Phó giáo sư, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Phó Tổng thư ký Hội Nghiên cứu Đông Nam Á Trung Quốc. Nông Lập Phu: Xin chào các bạn, tôi là Nông Lập Phu. Linh: Giáo sư Nông Lập Phu là chuyên gia nghiên cứu về vấn đề Đông Nam Á, và là người dân tộc Choang Quảng Tây. Bởi vậy, ông có cảm nhận sâu sắc về sự phát triển của Quảng Tây trong 50 năm qua, cũng như quan hệ gắn bó giữa Quảng Tây với các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong những năm qua. Nếu các bạn muốn tìm hiểu điều gì về mặt này xin hãy nêu câu hỏi trực tiếp trên trang web của Đài chúng tôi theo địa chỉ vietnamese.cri.cn, gửi thư điện tử theo địa chỉ vie@cri.com.cn, hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến bản Đài theo số điện thoại 0086-10-68892099, chúng tôi sẽ trả lời các bạn. Quyên: Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang theo dõi là Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Những ngày này cả Khu tự trị Quảng Tây nói chung và thành phố Nam Ninh nói riêng đều chìm ngập trong bầu không khí tưng bừng, vui tươi. Thành phố Nam Ninh rực rỡ màu cờ và hoa, người dân nơi đây nhiệt tình, mến khách đang vui mừng chào đón một ngay lễ quan trọng của mình, đó là kỷ niệm lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị. Linh: Đúng vậy, khi Mẫn Linh từ Bắc Kinh đến Nam Ninh, vừa bước xuống máy bay đã cảm nhận được bầu không khí ngày lễ. Cả thành phố Nam Ninh được trang hoàng lỗng lẫy, những băng rôn với dòng chữ "Nhiệt liệt chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây" tung bay theo làn gió nhẹ trên các đường phố rợp bóng cây xanh và hoa tươi. Mẫn Linh có cảm giác như đang đi trong biển rừng và hoa. Chính vì vậy mà thành phố Nam Ninh đã được Chương trình về nơi cư trú con người của Liên Hợp Quốc công nhận là thành phố thích hợp cho sự cư trú của con người, và được tôn vinh là thành phố xanh. Quyên: Hội trường Lễ mít tinh hôm nay cũng được trang hoàng lỗng lẫy với gam màu đỏ-biểu tượng của sự vui mừng được người dân Trung Quốc mến yêu. Hội tường được đặt tại Quảng trường Dân ca Nam Ninh. Tin rằng có rất nhiều bạn Việt Nam không xa lạ với Quảng trường này. Bởi vì, nơi đây là địa điểm tổ chức các đêm liên hoan văn nghệ chào mừng lễ khai mạc Hội chợ-Triển lãm Trung Quốc-ASEAN hàng năm, cũng là nơi tổ chức các cuộc Liên hoan Dân ca Quốc tế Nam Ninh. Đối diện với khán đài là dòng biểu ngữ lớn "Tổ quốc muôn năm". Trên bầu trời quảng trường là những quả còn khổng lồ—biểu tượng của dân tộc Choang. Bốn xung quanh cờ đỏ tung bay phấp phới, càng nêu bật lên bầu không khí nhiệt tình sôi nổi của ngày lễ lớn. Linh: Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang theo dõi là Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Linh: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây được thành lập năm 1958. Trải qua 50 năm phấn đấu không ngừng, Quảng Tây đã từ một tỉnh nghèo nàn, lạc hậu ở vùng biên giới tây-nam Trung Quốc, phát triển thành một tỉnh có kinh tế phát triển, nhân dân các dân tộc đoàn kết, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và đi lên khá giả về tổng thể, quan hệ giao lưu đối ngoại rộng mở, đặc biệt là quan hệ gắn bó với Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung. Kể từ khi Trung Quốc thi hành cải cách mở cửa đến nay, số người đặc biệt nghèo khó của Quảng Tây đã từ 21 triệu năm 1978, giảm xuống còn hơn 600 nghìn năm 2007. Đời sống nhân dân đã có bước nhảy vọt lịch sử, từ nghèo khó đến ấm no và đang đi lên khá giả toàn diện. Quyên: Thưa Giáo sư Nông Lập Phu, là một người dân Quảng Tây, vậy trong giờ phút long trọng kỷ niệm 50 ngày thành lập Khu tư trị, bản thân ông nói riêng và gia đình ông nói chung có cảm xúc gì? Nông Lập Phu: Cảm xúc của tôi lúc này là vô cùng vui mừng và vui mừng, không chỉ riêng tôi mà cả gia đình và bạn bè thân thích của tôi, ai nấy đều rất vui mừng. Bởi vì hôm nay là một ngày hội của chúng tôi, Ngày sinh nhật của Khu tự trị. Quyên: Người chủ trì yêu cầu cả hội trường đứng dậy làm lễ chào cờ và cử hành Quốc ca....... Quyên: Đây là Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Các bạn thân mến, các bạn đang nghe là Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Linh : Nói đến sự phát triển của Quảng Tây trong 50 năm thành lập Khu tự trị, đặc biệt là trong những năm gần đây, tin rằng ông Nông Lập Phu là người có cảm nhận sâu sắc nhất. Vậy, xin ông hãy giới thiệu với các bạn Việt Nam vài nét về sự biến đổi của Quảng Tây trong 50 năm qua?
Nông Lập Phu: Nói về sự biến đổi của Quảng Tây, tôi xin dùng mười mấy chữ nói khái quát, đó là: dân tộc đại đoàn kết, kinh tế phát triển nhanh, mức sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, xã hội tiến bộ.
50 năm trở lại đây, đặc biệt là bước vào thế kỷ 21, tốc độ phát triển kinh tế của Quảng Tây rất nhanh và đạt được thành tựu to lớn. Năm 2007, giá trị tổng sản phẩm nội địa của Quảng Tây đạt hơn 588 tỷ nhân dân tệ, tăng 14,9% so với năm 2007, GDP bình quân đầu người đạt 1772 USD, tăng 27% so với năm 2006. Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị đạt 12200 nhân dân tệ, tăng 18,8%; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 3224 nhân dân tệ, tăng 29,5% so với năm 2006.
Bộ mặt của thành phố và nông thôn cũng có biến đổi rất lớn. Cơ sở hạ tầng của các thành phố ngày càng được cải thiện, giao thông phát triển, đi lại của người dân rất thuận tiện.
Tại vùng nông thôn, thôn nào cũng có điện sử dụng trong sản xuất và trong gia đình, có đường ôtô đến trung tâm hương trấn và huyện lỵ. Rất nhiều gia đình đã mua xe máy, xe công nông, xe tải và xe con.
Quyên: Sự phát triển của Quảng Tây có thể nói là một bước nhảy vọt lịch sử. Lệ Quyên có một chùm số liệu sau đây có thể nói lên phần nào sự phát triển của Quảng Tây: Tổng sản phẩm nội địa, tức GDP của Quảng Tây năm 2007 đạt xấp xỉ 600 tỷ nhân dân tệ, tăng gấp 43 lần so với năm 1958, mức tăng bình quân đạt 7,9% năm, trong đó, mức tăng bình quân từ năm 2003 đến năm 2007 đạt 12,8% năm. Ba quý đầu năm nay GDP tăng trưởng đạt 13,1%, cao hơn 3,2% so với mức tăng bình quân của cả nước.
Việc điều chỉnh kết cấu kinh tế thu được tiến triển quan trọng. Trình độ đô thị hoá của toàn Khu tự trị đã từ 9,47% năm 1958 tăng lên tới 36,24% năm 2007, bộ mặt của các thành thị đang biến đổi từng ngày.
Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án lớn thu được tiến triển đột phá. Năm 2007 tổng mức đầu tư cho tài sản cố định toàn xã hội đạt hơn 297 tỷ nhân dân tệ, tăng gấp 857 lần so với năm 1958. Tổng chiều dài đường ô tô lên tới 94 nghìn 200 ki-lô-mét, tăng gấp gần 8 lần so với năm 1958, trong đó đường cao tốc đã từ không đến có và hiện nay có 1879 km đường cao tốc đã thông xe; khối lượng bốc xếp hàng hóa của các bến cảng đạt 113 triệu tấn, tăng gấp gần 40 lần so với năm 1958. Đặc biệt là từ khi cải cách mở cửa đến nay, Quảng Tây đã mở rộng mở cửa đối ngoại. Hội chợ Trung Quốc-ASEAN năm 2004 được tổ chức và đặt địa điểm vĩnh cửu tại Nam Ninh, đến nay đã tổ chức thành công 5 kỳ Hội chợ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Quảng Tây năm 2007 đạt 9 tỷ 280 triệu đô-la Mỹ, trong đó, xuất khẩu đạt 5 tỷ 110 triệu đô-la Mỹ, lần lượt tăng 180 lần và 99 lần so với năm 1958.
Về phát triển các sự nghiệp xã hội, toàn Khu tự trị đã xây dựng lên hệ thống giáo dục toàn dân tương đối hoàn thiện, năm 2007 đã thực hiện phổ cập giáo dục bặt buộc 9 năm, số sinh viên đang theo học tại các trường đại học-cao đăng tăng gấp 38 lần so với năm 1958. Đời sống nhân dân thành thị và nông thôn không ngừng được cải thiện. Năm 2007 thu nhập bình quân đầu người có thể chi phối của cư dân thành thị đạt 12 nghìn 200 nhân dân tệ, cao gấp 43 lần so với năm 1978, mức tăng bình quân đạt 13,8% năm. Thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân đạt 3224 nhân dân tệ, tăng gấp 28 lần so với năm 1978, mức tăng bình quân đạt 12 % năm. Diện che phủ bảo hiểm xã hội của toàn Khu tự trị không ngừng được mở rộng, đã xây dựng lên chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu che phủ toàn dân.
Linh: Thưa Giáo sư Nông Lập Phu, vừa rồi giáo sư có đề cập tới kinh tế Quảng Tây phát triển rất nhanh chóng. Vậy xin giáo sư cho biết nguyên nhân gì dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của Quảng Tây?
Nông Lập Phu: Kinh tế của Quảng Tây phát triển nhanh, có nhiều nguyên nhân, trong đó có mấy nguyên nhân chủ yếu, thứ nhất Trung Quốc thực hiện chính sách khai thác và phát triển miền Tây, tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Tây phát triển kinh tế; thứ hai Quảng Tây được thực hiện chính sách khu tự trị dân tộc, Quảng Tây là một trong năm khu tự trị dân tộc của Trung Quốc; thứ ba là tích cực tham gia hợp tác kinh tế trong nước và triển khai sự hợp tác kinh tế thương mại với các nước ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam.
Linh: Đây là Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Các bạn thân mến, các bạn đang theo dõi là Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Hoan nghênh các bạn tham gia vào chương trình phát thanh trực tuyến này thông qua truy cập trang web của Đài chúng tôi theo địa chỉ vietnamese.cri.cn, gửi thư điện tử theo địa chỉ vie@cri.com.cn, hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến bản Đài theo số điện thoại 0086-10-68892099, nêu câu hỏi và chia sẻ cảm nhận của bạn đối với Quảng Tây, chúng tôi sẽ trả lời trực tiếp các bạn trong chương trình phát thanh trực tuyến này.
Chúng tôi vừa nhận được thư điện tử của một số thính giả Việt Nam gửi đến. Trong đó có bạn Văn Thông.
Quyên: Bạn Văn Thông viết: Nam Ninh là thành phố trẻ, đang phát triển rất nhanh, chúng tôi thấy nhiều khu nhà mới đã và đang mọc lên. Người dân Quảng Tây rất vui vẻ và dễ mến khiến chúng tôi không bao giờ quên cảnh vật và con người nơi đây. Nhân dịp Quảng Tây kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Khu tự trị, tôi xin kính chúc nhân dân Quảng Tây tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển, chúc tình hữu nghị Việt-Trung đời đời bền vững.
Linh:Đây là Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc. Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang theo dõi là Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Quyên: Sau lễ chào cờ, ông Mã Tiêu đã giới thiệu đoàn đại biểu Trung ương Trung Quốc đến dự Lễ mít tinh hôm nay, gồm các đồng chí: Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc làm trưởng đoàn; Trương Đức Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Phó Trưởng đoàn kiêm Tổng Thư ký Đoàn đại biểu Trung ương; Ti-li-oa-ơ-đi, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Trưởng đoàn; Đỗ Thanh Lâm, Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Trưởng Ban Mặt trận thống nhất Trung ương, Phó Trưởng đoàn; Lý Triệu Trác, Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Phó trưởng đoàn; Lý Kế Nại, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Phó Trưởng đoàn. Ngoài ra còn có đại diện của nhiều bộ ngành, các tỉnh, thành phố, khu tực trị Trung Quốc và hàng chục nghìn nhân dân các dân tộc Quảng Tây.
Linh: Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Mã Tiêu thay mặt nhân dân các dân tộc Quảng Tây nhiệt liệt chào mừng Đoàn đại biểu Trung ương và mời đồng chí Trương Đức Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Phó Trưởng đoàn kiệm Tổng Thư ký Đoàn đại biểu Trung ương lên đọc bức điện mừng của Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc vụ viện, Chính Hiệp toàn quốc và Quân ủy Trung ương gửi nhân dân các dân tộc Quảng Tây nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị.
Quyên: Vâng. Chính phủ Trung Quốc luôn luôn quan tâm sự phát triển của các khu vực dân tộc. Đơn cử như Quảng Tây, kể từ ngày thành lập Khu tự trị năm 1958 đến nay luôn luôn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo Trung ương ba thế hệ của Trung Quốc, từ Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Giang Trạch Dân, và nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào; Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều từng nhiều lần đến thăm và chỉ đạo công tác tại Quảng Tây.
Linh: Vâng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo còn nêu ra sáng kiến tổ chức Hội chợ Trung Quốc-ASEAN tại Nam Ninh, Quảng Tây tại Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo Trung Quốc-ASEAN diễn ra ở Ba-li, In-đô-nê-xi-a năm 2003, nhận được sự hoan nghênh và ủng hộ của các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN. Kể từ năm 2004 đến nay Hội chợ Trung Quốc-ASEAN đã tổ chức thành công 5 kỳ, trở thành mặt bằng giao lưu kinh tế-thương mại và đầu tư có ảnh hưởng quốc tế giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN.
Quyên: Vâng. Dưới đây là nội dung bức điện mừng của Trung ương Đảng, Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương: nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc vụ viện, Chính Hiệp toàn quốc và Quân ủy Trung ương, xin gửi tới toàn thể nhân dân các dân tộc Quảng Tây, toàn thể bạn bè đã quan tâm và ủng hộ công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa Xã hội chủ nghĩa của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây lời chúc mừng và thăm hỏi thân thiết nhất.
50 năm trước, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây được thành lập là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của nhân dân các dân tộc Quảng Tây, là một cột mốc nữa trong lịch sử phát triển quan hệ dân tộc của Trung Quốc, đã mở ra trang mới lịch sử cho sự phát triển của Quảng Tây. 50 năm qua, đặc biệt là từ khi cải cách mở cửa đến nay, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân các dân tộc cả nước, nhân dân các dân tộc Quảng Tây đã đồng tâm hiệp lực, phấn đấu gian khổ, khiến cho bộ mặt của Quảng Tây có sự biến đổi lịch sử. Thực lực kinh tế của toàn khu được tăng cường rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện mạnh mẽ; chế độ tự trị khu vực dân tộc không ngừng được hoàn thiện, quyền lực hợp pháp của nhân dân các dân tộc được tôn trọng đầy đủ và bảo đảm thiết thực; tổ chất tư tưởng đạo đức, khoa học văn hóa và sức khoẻ của nhân dân các dân tộc được phổ biến nâng cao, các sự nghiệp xã hội phát triển bền vững; khối đoàn kết và tiến bộ dân tộc không ngừng được đẩy mạnh, nhân dân các dân tộc chung sống hài hoà, chung lưng đấu cật, phát triển hài hoà, dân tộc Hán không thể tách rời các dân tộc thiếu số, các dân tộc thiểu số cũng không thể tách rời dân tộc Hán, tư tưởng các dân tộc không thể tách rời nhau, đã ăn sâu vào lòng người. Quảng Tây hôm nay xã hội ổn định, kinh tế phát triển, công cuộc cải cách mở cửa không ngừng sâu sắc, nhân dân các dân tộc đang mạnh bước tiến lên trên con đường thực hiện mục tiêu hùng vĩ xây dựng toàn diện xã hội khá giả.
Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây thành lập 50 năm qua, thu được thành tựu rực rỡ là kết quả chung đoàn kết phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong toàn khu tự trị, là sự thành công to lớn của chính sách dân tộc của Đảng, là thắng lợi vĩ đại trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Lịch sử và thực tế đã chứng minh: chỉ có kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiên trì đi con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, kiên trì chế độ tự trị khu vực dân tộc, kiên trì nhân dân các dân tộc đoàn kết phấn đấu, cùng phồn thịnh và phát triển mới có thể thực hiện kinh tế của Quảng Tây phát triển và xã hội tiến bộ toàn diện.
Công cuộc cải cách phát triển của nước ta đã đứng trên một khởi điểm lịch sử mới. Nắm bắt cơ hội, thừa thắng xốc tới, đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội của Quảng Tây, củng cố và phát triển mối quan hệ dân tộc Xã hội chủ nghĩa bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và hài hòa là lợi ích căn bản của nhân dân các dân tộc Quảng Tây, cũng là nguyện vọng chung của Trung ương Đảng và nhân dân các dân tộc cả nước. Đảng và Nhà nước sẽ trước sau như một ủng hộ mạnh mẽ các sự nghiệp xây dựng của Quảng Tây, tạo điều kiện có lợi hơn cho Quảng Tây thực hiện sự phát triển vừa tốt lại vừa nhanh. Mong nhân dân các dân tộc Quảng Tây nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị, tiếp tục có bước đi mới, thực hiện sự đột phá mới, thu được thành quả mới trong việc xây dựng một Quảng Tây phồn vinh hơn, đoàn kết và hài hoà hơn. Đóng góp lớn hơn vì sự chấn hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.
Chúc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây phồn vinh thịnh vượng.
Chúc nhân dân các dân tộc Quảng Tây an khang hạnh phúc.
Linh: Nhân dịp này cũng có một số bạn thính giả viết thư gửi lời chúc mừng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Khu trự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Quyên: Vâng. Trong thư Bạn Ma Thị Kim ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên viết: Nhân dịp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc kỷ niệm thành lập 50 năm tròn, xin chúc cho Khu tự trị sẽ ngày càng phát triển giàu đẹp, thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch trên thế giới và nhận được càng nhiều sự quan tâm của nhân dân trên thế giới, xin chúc mừng 50 năm thành lập khu tự trị.
Linh: Bạn Bùi Hoàng Dinh ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng viết: Vậy là đã 50 năm kể từ khi Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc được thành lập. Đó là một mốc lịch sử đẹp trong quá khứ và hiện nay, là một ngày hội lớn đối với không chỉ riêng đồng bào dân tộc Choang mà còn là đối với tất cả người dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam láng giềng.
Quyên: Bạn Hoàng Mạnh Tuấn ở Triệu Phong, Quảng Trị viết: Kỷ niệm 50 năm thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa nhiều mặt, đánh dấu một chặng đường hình thành và phát triển, mở ra một thời kỳ mới với nhiều hy vọng. Bằng sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của cấp chính quyền Nhà nước, các cơ quan tự trị cùng sự nỗ lực của nhân dân toàn khu, Quảng Tây sẽ phát triển tốt về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống người dân, hội nhập sâu rộng kinh tế thế giới, bảo vệ tốt môi trường sinh thái, khai thác tốt tiềm năng du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách tới tham quan và du ngoạn cảnh trí và con người nơi đây. Tôi xin chân thành chúc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ngày một phát triển và vươn xa hơn nữa.
Linh: Bạn Triệu Văn Hiệp ở Quảng Uyên, Cao Bằng viết:
Quảng Tây 50 năm tự trị dân tộc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và xã hội, Nhân dịp này, cho em gửi những lời chúc tốt đẹp và nồng nàn nhất đến các dân tộc Quảng Tây.
Quyên: Đây là Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc. Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang theo dõi là Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Nếu các bạn muốn tìm hiểu điều gì về Quảng Tây xin hãy nêu câu hỏi trực tiếp trên trang web của Đài chúng tôi theo địa chỉ vietnamese.cri.cn, gửi thư điện tử theo địa chỉ vie@cri.com.cn, hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến bản Đài theo số điện thoại 0086-10-68892099.
Linh: Sau khi Phó Thủ tướng Trương Đức Giang đọc bức điện mừng của Trung ương Đảng, Quốc vụ viện và Quân ủy Trung Quốc, ông Mã Tiêu, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, người chủ trì lễ mít tinh đã mời Bí thư Khu ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Quách Thanh Côn lên phát biểu. Chị Lệ Quyên này, vừa rồi bức điện mừng của Trung ương có đề cập tới những thành tựu rực rỡ thu được trong 50 năm thành lập của Quảng Tây là không thể tách rời với chính sách dân tộc của Đảng, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân các dân tộc.
Quyên: Đúng vậy. Trung Quốc là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc, hiện đã xác nhận có 56 dân tộc. Dân số của các dân tộc ở Trung Quốc có sự chênh lệch rất lớn, trong đó dân tộc Hán là đông nhất. Theo cuộc điều tra dân số toàn quốc lần thứ 5 năm 2000, tổng dân số của 55 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc là 104 triệu 490 nghìn, chiếm 8,41% dân số cả nước. Các dân tộc ở Trung Quốc đều đã góp phần quan trọng của mình trong việc xây dựng một đất nước thống nhất, kiến tạo lên nền văn minh Trung Hoa sán lạn, thúc đẩy lịch sử Trung Quốc phát triển và tiến bộ.
Sau khi nước Trung Hoa mới thành lập, đặc biệt là từ khi thi hành cải cách mở cửa đến nay, nhân dân các dân tộc khu vực tự trị dưới sự giúp đỡ và ủng hộ mạnh mẽ của Nhà nước, đã phát huy ưu thế của mình, tự lực cánh sinh, phấn đấu vươn lên, không ngừng tăng cường khả năng phát triển của bản thân. Trải qua 50 năm nỗ lực, đời sống nhân dân các dân tộc khu vực tự trị đã được cải thiện rõ rệt, các sự nghiệp kinh tế-xã hội phát triển, cùng với nhân dân cả nước chia sẻ những thành quả phát triển thu được trong công cuộc xây dựng hiện đại hóa đất nước.
Linh: Đây là Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc. Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang theo dõi là Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Quyên: Các bạn thân mến, Các bạn đang nghe là Bí thư Khu ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quách Thanh Côn phát biểu lời chào mừng. Ông nói, Khu tư trị dân tộc Choang Quảng Tây được thành lập năm 1958 đã mở ra trang mới cho sự phát triển của Quảng Tây. 50 năm qua, đặc biệt từ khi cải cách mở cửa đến nay, kinh tế xã hội của toàn khu đã thu được thành tựu rực rỡ được cả thế giới ghi nhận, Quảng Tây đã có sự biến đổi long trời lở đất. Cải cách mở cửa đã khiến Quảng Tây thực hiện bước ngoặt lịch sử vĩ đại, từ thể chế kinh tế kế hoạch đến thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, từ bế quan, nửa bế quan tỏa cảng đến mở cửa đa phương hóa, đa dạng hóa, đa cấp độ và lĩnh vực rộng.
Chúng tôi kiên trì và hoàn thiện chế độ khu vực tự trị khu vực dân tộc, ra sức phát triển khối đoàn kết và tiến bộ dân tộc, đã hình thành cục diện sinh động, nhân dân các dân tộc chung sống hòa mục, đồng tâm hiệp lực, phát triển hài hòa.
Nhìn lại chặng đường vẻ vang trong nửa thế kỳ qua, chúng tôi nhận thức được rằng 50 năm của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là 50 năm thắng lợi vĩ đại của chính sách dân tộc của Đảng, là 50 năm thành công to lớn của chế độ tự trị khu vực dân tộc Trung Quốc, là 50 năm nhân dân các dân tộc toàn khu tự trị đoàn kết tương trợ lẫn nhau, cùng phồn vinh và tiến bộ. Thực tiễn chứng minh rằng, chính sách dân tộc của Đảng là đúng đắn, chế độ tự trị khu vực dân tộc là ưu việt hơn bao giờ hết.
Quyên: Quý vị và các bạn thân mến, Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã chính thức bắt đầu. Người chủ trì Lễ mít tinh hôm nay là ông Mã Tiêu, Chủ tịch Khu tự dân tộc Choang Quảng Tây. Sau khi ông Mã Tiêu tuyên bố Lễ mít tinh bắt đầu, cả hội trường vang lên những tràng vỗ tay nồng nhiệt, 50 nghìn quả khí cầu cùng lúc được thả bay lên bầu trời, và bắn 50 phát đại bác, tượng trưng cho 50 năm ngày thành lập Khu tự trị.
Linh: Xin cảm ơn bạn Văn Thông. Trong thư điện tử của một số bạn có hỏi: Hiện nay Trung Quốc có bao nhiêu Khu tự trị? Mẫn Linh xin trả lời các bạn là: Hiện nay Trung Quốc có 5 khu tự trị, bao gồm Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, Khu tự trị Uây-ua Tân Cương, Khu tự trị Nội Mông và Khu tự trị Tây Tạng.
Quyên: Dưới đây Lệ Quyên xin giới thiệu với các bạn vài nét về Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Quảng Tây nằm ở phía nam Trung Quốc, diện tích 236 nghìn 700 ki-lô-mét vuông, phía nam là Vịnh Bắc Bộ, phía tây-nam giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng của Việt Nam. Có đường bờ biển dài hơn 1500 ki-lô-mét, có nhiều bến cảng nước sâu với điều kiện ưu việt, như cảng Khâm Châu, cảng Bắc Hải, cảng Phòng Thành. Quảng Tây có nhiều dân tộc cùng chung sống hài hoà, là một tỉnh và khu tự trị có dân tộc thiểu số đông nhất ở Trung Quốc. Hiện có 12 dân tộc chung sống ở đây như: Choang, Hán, Dao, Mèo, Động, Mu-lao, Mao-nan, Hồi, Kinh, Thủy, Di và Cơ-lao. Tính đến cuối năm 2007 dân số Quảng Tây khoảng 50 triệu, trong đó các dân tộc thiểu số hơn 18 triệu, chiếm hơn 38%. Dân tộc Choang có hơn 15 triệu, chiếm hơn 32% dân số toàn khu tự trị. Dân tộc Kinh có hơn 20 nghìn. Quảng Tây hiện có 14 thành phố cấp địa khu, 113 thành phố cấp huyện, trong đó có 12 huyện tự trị dân tộc.
Có bạn còn hỏi: Dân tộc Choang xếp thứ mấy về dân số trong các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc? Và hiện nay Khu tự trị dân tộc Quảng Tây có bao nhiêu dân tộc thiểu số? Mẫn Linh xin trả lời là: Dân tộc Choang là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, hơn 16 triệu người. Và hiện nay, Quảng Tây có 11 dân tộc thiểu số, gồm: Choang, Dao, Mèo, Động, Mu-lao, Mao-nan, Hồi, Kinh, Di, Thủy và Cơ-lao.
Quyên: Quảng Tây là một miền quê tươi đẹp, người dân nơi đây nhiệt tình mến khách. Tài nguyên du lịch của Quảng Tây rất dồi dào, được du khách trong và ngoài nước mến mộ. Tài nguyên du lịch của Quảng Tây chủ yếu là tài nguyên du lịch thiên nhiên, tiêu biểu là phong cảnh non nước Quế Lâm cũng như thương hiệu du lịch văn hóa dân tộc, tiêu biểu là "Ấn tượng: chị Ba Lưu". Quảng Tây có 12 dân tộc, mỗi dân tộc đều có đặc điểm và đặc sắc riêng của mình, từ trang phục đến ẩm thực, văn hóa, ca múa, đã hình thành thị trường du lịch đặc sắc dân tộc. Ngoài ra thành phố Bắc Hải cũng là một khu du lịch nổi tiếng của Quảng Tây.
Theo Sở Du lịch Quảng Tây, năm 2006 Quảng Tây đã tiếp đón hơn 430 nghìn lượt du lịch các nước ASEAN, chiếm 40% tổng số du khách quốc tế đến Quảng Tây, trong đó du khách Việt Nam xếp hàng đầu, Ma-lai-xi-a xếp thứ hai.
Linh: Đặc biệt là Quế Lâm là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc và thế giới. Quế Lâm còn được tôn vinh là "Sơn thủy hữu tình nhất thiên hạ". Trong cuộc thi tìm hiểu du lịch mang tên "Đẹp ở Quảng Tây" do Đài chúng tôi và Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây phối hợp tổ chức, có một bạn thính giả Việt Nam Lê Gia Phong đã đoạt giải đặc biệt và được mời đến Trung Quốc tham quan du lịch. Dưới đây là cảm nhận của bạn Lê Gia Phong trong những ngày thăm Quảng Tây và Trung Quốc.
Quyên: Bạn Lê Gia Phong cho biết: Năm ngoái tôi đã có dịp đến Nam Ninh với tư cách là một khách du lịch, Nam Ninh thành phố xanh của đất nước Trung Quốc đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm tốt đẹp khó quên. Con người của Nam Ninh thật dễ mến và lịch sự. Đó cũng là thể hiện sự mến khách của nhân dân Trung Quốc nói chung và người Quảng Tây nói riêng. Lần này trở lại Nam Ninh đúng vào lúc nhân dân Quảng Tây đang vui mừng chuẩn bị cho ngày lễ thành lập 50 năm tròn của Khu tự trị Choang. Tôi rất xúc động trước sự đón tiếp nhiệt tình và gần gũi của các bạn như đón người bạn thân quay lại thăm gia đình vậy, được quay lại lần thứ 2 với Nam Ninh là cả một món quả vô giá dành cho tôi. Chúc tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Trung Hoa mãi mãi bền vững.
Quyên: Các bạn thân mến, hoan nghênh các bạn tiếp tục theo dõi Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Linh: Vừa rồi Giáo sư Nông Lập Phu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á Viện Khoa học xã hội Quảng Tây đã giới thiệu sự biến đổi của Quảng Tây, Mẫn Linh xin mời ông giới thiệu vài nét về quan hệ giữa Quảng Tây với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nông Lập Phu: Do Quảng Tây có một thế mạnh về địa lý, cho nên vị trí và vai trò của Quảng Tây rất quan trọng, trong quá trình hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, giáo dục v.v. giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đặc biệt là trong sự hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Việt Nam liên tục nhiều năm trở thành bạn hàng thương mại lớn nhất của Quảng Tây. Năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Quảng Tây và Việt Nam là 2,3 tỷ đô la, chiếm 80% trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Quảng Tây với các nước ASEAN.
Sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa Quảng Tây và Việt Nam có nhiều hình thức: như biên mậu, du lịch xuyên quốc gia, hợp tác kinh tế cửa khẩu v.v. Theo tư liệu thống kê của hải quan, từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu của Quảng Tây đạt 1,64 tỷ đô la, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch biên mậu cả năm 2007, đạt mức kỷ lục cao nhất so với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu đạt 690 triệu đô la, tăng 0,9%, xuất khẩu đạt 950 triệu đô la, tăng gấp hơn 2 lần.
Nghĩa: Lệ Quyên được biết thống kê của hải quan Nam Ninh cho thấy, sáu tháng đầu năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Quảng Tây và ASEAN đạt hai tỷ đô la Mỹ, tăng 90,4% so với cùng kỳ năm ngoái, ASEAN đã mười năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây. Thương mại tiểu ngạch biên giới vẫn là phương thức thương mại chủ yếu giữa Quảng Tây và các nước ASEAN, sáu tháng đầu năm 2008, thương mại tiểu ngạch biên giới đạt hơn một tỷ đô la Mỹ, tăng trên 90,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thưa Giáo sư, ngoài sự hợp tác kinh tế thương mại ra, sự giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực khác giữa Quảng Tây và Việt Nam đã đạt được những kết quả như thế nào?
Nông Lập Phu: Ngoài những hợp tác trên ra, thì sự hợp tác và giao lưu trong ngành giáo dục và đào tạo giữa Quảng Tây và Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả. Hiện nay, Quảng Tây có hơn 10 trường đại học và cao đẳng mở lớp đào tạo tiếng Việt Nam, triển khai nhiều hình thức hợp tác giao dục với các trường đại học của Việt Nam, như 2+1, 2+2, 3+1 v.v.
Học viên Giao lưu cán bộ quốc tế Quảng Tây mỗi năm đều mở lớp đào tạo cán bộ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Việt Nam, cho đến nay đã đào tạo bốn lớp, mỗi lớp khoảng 40 người.
Qua sự hợp tác giữa hai bên, đã tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tăng thêm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Những hợp tác trên đây giữa Quảng Tây và Việt Nam đã góp phần vào việc thúc đẩy quan hệ chính trị kinh tế và văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như với các nước ASEAN không ngừng phát triển, và đạt được kết quả tốt đẹp. Hiện nay đã có Việt Nam, Thái Lan và Cam-pu-chia đặt tổng lãnh sự quán tại Nam Ninh.
Quyên: Quảng Tây tiếp giáp với Việt Nam và là cửa ngõ đi ra Đông Nam Á của Trung Quốc. Bởi vậy Quảng Tây đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN. Vậy, xin ông cho biết Quảng Tây đã phát huy vai trò như thế nào trong quá trình này.
Nông Lập Phu: Quảng Tây lần thứ nhất tham gia hợp tác kinh tế quốc tế là từ năm 1988, triển khai mậu dịch biên giới với các tỉnh giáp biên của Việt Nam. Lúc bấy giờ cho dù quan hệ giữa hai nước Trung-Việt chưa bình thường hóa, nhưng mậu dịch biên giới giữa Quảng Tây và các tỉnh biên giới của Việt Nam rất sôi động. Phát triển mậu dịch biên giới có lợi cho thúc đẩy bình thường hóa quan hệ hai nước Trung-Việt. Thực tiễn đã chứng minh, tháng 11 năm 1991, quan hệ hai nước Trung-Việt thực hiện bình thường hóa.
Thứ hai là tham gia xây dựng trụ sở Hội chợ Trung Quốc-ASEAN. Tháng 11 năm 2004, trụ sở Hội chợ Trung Quốc-ASEAN được đặt và tổ chức tại Nam Ninh Quảng Tây Trung Quốc.
Thứ ba là tham gia sự hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công. Tháng 7 năm 2005, Quảng Tây trở thành thành viên cơ chế hợp tác tiểu vùng sông Mê Công.
Quyên: Lệ Quyên được biết thống kê của hải quan Nam Ninh cho thấy, sáu tháng đầu năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Quảng Tây và ASEAN đạt hai tỷ đô la Mỹ, tăng 90,4% so với cùng kỳ năm ngoái, ASEAN đã mười năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây. Thương mại tiểu ngạch biên giới vẫn là phương thức thương mại chủ yếu giữa Quảng Tây và các nước ASEAN, sáu tháng đầu năm 2008, thương mại tiểu ngạch biên giới đạt hơn một tỷ đô la Mỹ, tăng trên 90,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thưa Giáo sư, ngoài sự hợp tác kinh tế thương mại ra, sự giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực khác giữa Quảng Tây và Việt Nam đã đạt được những kết quả như thế nào?
Nông Lập Phu: Ngoài những hợp tác trên ra, thì sự hợp tác và giao lưu trong ngành giáo dục và đào tạo giữa Quảng Tây và Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả. Hiện nay, Quảng Tây có hơn 10 trường đại học và cao đẳng mở lớp đào tạo tiếng Việt Nam, triển khai nhiều hình thức hợp tác giao dục với các trường đại học của Việt Nam, như 2+1, 2+2, 3+1 v.v.
Học viên Giao lưu cán bộ quốc tế Quảng Tây mỗi năm đều mở lớp đào tạo cán bộ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Việt Nam, cho đến nay đã đào tạo bốn lớp, mỗi lớp khoảng 40 người.
Qua sự hợp tác giữa hai bên, đã tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tăng thêm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Những hợp tác trên đây giữa Quảng Tây và Việt Nam đã góp phần vào việc thúc đẩy quan hệ chính trị kinh tế và văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như với các nước ASEAN không ngừng phát triển, và đạt được kết quả tốt đẹp. Hiện nay đã có Việt Nam, Thái Lan và Cam-pu-chia đặt tổng lãnh sự quán tại Nam Ninh.
Quyên: Quảng Tây tiếp giáp với Việt Nam và là cửa ngõ đi ra Đông Nam Á của Trung Quốc. Bởi vậy Quảng Tây đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN. Vậy, xin ông cho biết Quảng Tây đã phát huy vai trò như thế nào trong quá trình này.
Nông Lập Phu: Quảng Tây lần thứ nhất tham gia hợp tác kinh tế quốc tế là từ năm 1988, triển khai mậu dịch biên giới với các tỉnh giáp biên của Việt Nam. Lúc bấy giờ cho dù quan hệ giữa hai nước Trung-Việt chưa bình thường hóa, nhưng mậu dịch biên giới giữa Quảng Tây và các tỉnh biên giới của Việt Nam rất sôi động. Phát triển mậu dịch biên giới có lợi cho thúc đẩy bình thường hóa quan hệ hai nước Trung-Việt. Thực tiễn đã chứng minh, tháng 11 năm 1991, quan hệ hai nước Trung-Việt thực hiện bình thường hóa.
Thứ hai là tham gia xây dựng trụ sở Hội chợ Trung Quốc-ASEAN. Tháng 11 năm 2004, trụ sở Hội chợ Trung Quốc-ASEAN được đặt và tổ chức tại Nam Ninh Quảng Tây Trung Quốc.
Thứ ba là tham gia sự hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công. Tháng 7 năm 2005, Quảng Tây trở thành thành viên cơ chế hợp tác tiểu vùng sông Mê Công.
Linh: Các bạn thân mến, hoan nghênh các bạn tiếp tục theo dõi Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Quyên: Sau bài phát biểu của Bí thư Khu ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Quách Thanh Côn, ông Mã Tiêu, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, người chủ trì lễ mít tinh hôm nay đã mời đồng chí Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng đoàn đại biểu Trung ương lên phát biểu.
Linh: Trong bức điện mừng của Trung ương có đề cập tới một cụm từ "Chế độ tự trị khu vực dân tộc". Trong quá trình tiếp xúc với các bạn thính giả Việt Nam, Mẫn Linh phát hiện nhiều bạn có sự hiểu lầm giữa khái niệm khu tự trị và tỉnh. Thực ra, ở Trung Quốc, khái niệm khu tự trị và tỉnh có sự khác biệt. Định nghĩa về tự trị khu vực dân tộc là: Thi hành tự trị khu vực, thành lập các cơ quan tự trị và thi hành quyền tự trị tại các khu vực có dân tộc thiểu số sinh sống tập trung dưới sự lãnh đạo thống nhất của Nhà nước.
Quyên: Đúng vậy. Tự trị khu vực dân tộc là một chính sách cơ bản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc của Trung Quốc, là một chế độ chính trị cơ bản của Nhà nước. Trung Quốc là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc, việc thi hành tự trị khu vực dân tộc sẽ bảo đảm đầy đủ quyền lợi là người làm chủ đất nước của nhân dân các dân tộc thiểu số, góp phần tăng cường khối đoàn kết và cùng phát triển giữa các dân tộc, hình thành mối quan hệ dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và hài hoà xã hội chủ nghĩa. Thi hành tự trị khu vực tại Quảng Tây vừa phù hợp với tình hình Trung Quốc, lại phù hợp với tình hình thực tế của Quảng Tây.
Linh: "Tự trị khu vực" là để nhân dân các dân tộc tự quản lý công việc của mình. Theo "Luật Tự trị khu vực dân tộc Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa", Chủ tịch Khu tự trị, Chủ tịch các Châu và Huyện tự trị đều phải do người dân tộc trong khu vực thi hành tự trị đảm nhiệm. Hiện nay, Trung Quốc có 5 khu tự trị, ngoài Quảng Tây ra còn có: Khu vực trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, Khu tự trị Uây-ua Tân Cương, Khu tự trị Nội Mông và Khu tự trị Tây Tạng.
Quyên: Các bạn thân mến, hoan nghênh các bạn tiếp tục theo dõi Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Các bạn đang nghe là đồng chí Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng đoàn đại biểu Trung ương phát biểu lời chào mừng. Đồng chí Chu Vĩnh Khang trước hết thay mặt Trung ương Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc vụ viện, Chính Hiệp toàn quốc và Quân ủy Trung ương gửi tới nhân dân các dân tộc Quảng Tây lời chúc mừng nồng nhiệt và lời thăm hỏi thân thiết nhất.
Đồng chí nói, 50 năm trước, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây được thành lập là thực tiễn vĩ đại nữa của chế độ tự trị khu vực dân tộc nước ta, là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Quảng Tây. Trải qua 50 năm đoàn kết phấn đấu, chế độ tự trị khu vực dân tộc đã đơm hoa kết trái tại Quảng Tây, bộ mặt của Quảng Tây, của nhân dân các dân tộc và mối quan hệ dân tộc đã có sự biến đổi to lớn long trời lở đất. Quảng Tây hôm nay kinh tế phát triển, xã hội tiến bộ, văn hóa phồn thịnh, biên cương yên ổn, nhân dân an cư lạc nghiệp, là một miền đất hứa tràn đầy sức sống và hy vọng.
50 năm qua là 50 năm quan tâm Quảng Tây của mấy thế hệ tập thể lãnh đạo Trung ương Trung Quốc; là 50 năm kinh tế Quảng Tây phát triển nhanh chóng và bền vững, đời sống nhân dân được nâng cao mạnh mẽ. 50 năm qua từ khi cải cách mở cửa và phát triển khu vực miền tây đến nay, tổng lượng kinh tế của Quảng Tây không ngừng mở rộng, sức mạnh tổng hợp được tăng cường rõ rệt. Tiến trình công nghiệp hóa được đẩy nhanh, đã hình thành hệ thống công nghiệp tương đối hoàn chỉnh, ngành nông nghiệp đậm đà đắc sắc và kết cấu kinh tế tương đối hợp lý. 50 năm qua là 50 năm Quảng Tây thu được thành quả rực rỡ trong xây dựng văn hóa, các sự nghiệp xã hội tiến bộ toàn diện; là 50 năm nhân dân các dân tộc Quảng Tây là người làm chủ khối đoàn kết dân tộc và tiến bộ được đẩy mạnh vững chắc.
Thưa các đồng chí và các bạn, năm nay là kỷ niệm 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc, sang năm chúng ta sẽ chào đón Quốc khánh lần thứ 60. Trong thời điểm đặc biệt này, nhìn lại và tổng kết chặng đường phát triển của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, chúng ta cảm nhận sâu sắc rằng, Quảng Tây mạnh bước tiến lên trong 50 năm qua đã phản ánh lên chặng đường phấn đấu 60 năm của nước Trung Hoa mới. Chính phủ Trung Quốc đã nêu ra yêu cầu cao hơn đối với Quảng Tây, Nhà nước đã công bố "Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây" và còn sẽ nghiên cứu xây dựng các chính sách liên quan đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của Quảng Tây. Sự phát triển của Quảng Tây đang đứng trước cơ hội hơn bao giờ hết. Quảng Tây cần phải phát huy đầy đủ ưu thế về địa lý, tài nguyên và ngành nghề, thực hiện toàn diện "Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ", nhanh chóng xây dựng khu vực Vịnh Bắc Bộ thành một cực mới kinh tế ven biển của Trung Quốc, trở thành cơ sở mới thúc đẩy phát triển khu vực miền tây, trở thành khu hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực quan trọng. Ra sức phát triển hợp tác khu vực vùng châu thổ sông Châu Giang mở rộng và đường ra biển của khu vực tây nam, tích cực tham gia xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, khiến Quảng Tây trở thành một cầu nối giao lưu và mặt bằng hợp tác quốc tế kết nối với nhiều khu vực.
Linh: Đồng chí Chu Vĩnh Khang còn nói, Quảng Tây phải kiên trì chế độ tự trị khu vực dân tộc, thúc đẩy khối đoàn kết dân tộc, thực hiện cùng nhau tiến bộ, hình thành cục diện sinh động, nhân dân các dân tộc Quảng Tây đoàn kết và hòa mục.
Linh: Chị Lệ Quyên này, bây giờ có một số bạn đã gửi thư điện tử nói về cảm nhận của mình đối với Quảng Tây.
Quyên: Bây giờ Lệ Quyên xin giới thiệu với các bạn cảm nhận về Quảng Tây của bạn Nguyễn Vân Thực ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương viết:
Em được biết trống đồng ở Quảng Tây là vật phẩm quý báu của dân tộc Choang, nó không những là nhạc cụ mà còn tượng trưng cho quyền lực và sự giàu có. Điều này cũng giống văn hóa của người Việt Nam trước kia. Đối với người Việt Nam thì trống đồng là biểu tượng cho một nền văn hóa, thể hiện sự đoàn kết và cuộc sống sinh hoạt cộng đồng của người dân Việt, được mọi người rất quý trọng. Em xin chúc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây sẽ ngày càng phát triển và đổi mới hơn nữa. Chúc cho du lịch Trung Quốc ngày càng phát triển.
Linh: Bạn Đặng Thị Vân ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cũng có cảm nhận sâu sắc về những cảnh đẹp ở Quảng Tây:
Thành phố Quế Lâm được gắn liền với cụm từ sơn thủy giáp thiên hạ, non xanh nước biếc và động kỳ, ở đây nổi tiếng đến mức người dân đã phải lưu truyền câu ca "muốn thăm cổ vật thì đi Tây An, muốn thưởng thức non xanh nước biếc thì phải đến Quế Lâm". Quảng Tây còn có thác Đức Thiên là một thác nước xuyên quốc gia nằm trên thượng du sông Quy Xuân giáp giới với Việt Nam và Trung Quốc, xếp hàng đầu châu Á và đứng thứ nhì thế giới.
Xin chúc cho người dân nơi đây sẽ phát huy hơn nữa những tiềm năng của Quảng Tây để cả thế giới có thể biết đến cảnh đẹp của Quảng Tây.
Quyên: Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, anh Nguyễn Cao Sơn ở Thanh Hóa cũng làm một bài thơ ca ngợi những cảnh đẹp nên thơ của Quảng Tây mang tựa đề "Chào Quảng Tây tươi đẹp thần kỳ".
Quảng Tây tươi đẹp thần kỳ
Năm mươi năm tuổi ấy đường thì thanh xuân
Đồng bào chung sống quây quần
Non xanh nước biếc như xuân bốn mùa
Quế Lâm Dương Sóc mùa thu
Cùng với Bắc Hải chẳng thua nơi nào
Thác Đức Thiên đẹp non cao
Đồng quê minh thuý dạt dào tình quê
Bích họa sơn ngắm say mê
Nghìn năm nét vẽ đề huề sáng tươi
Du khách quốc tế reo cười
Đến đây ngắm cảnh hoa tươi một vùng
Đàn voọc đầu trắng sống chung
Nhảy trên núi đá như cùng đi chơi
Động vật quý hiếm đây rồi
Còn 700 chú sinh sôi từng đàn
Tai nghe vang vọng thiên cầm
Phải chăng tiếng nhạc tiếng trầm tiếng thanh
Dân ca ấn tượng bao quanh
Tựa như tiếng chị Ba Lưu xanh rờn
Du khách hãy đến dừng chân
Quảng Tây tươi đẹp muôn phần ngàn năm
Linh: Các bạn thân mến, hoan nghênh các bạn tiếp tục theo dõi Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Quyên: Thưa Giáo sư Nông Lập Phu, Trong bài phát biểu của đồng chí Chu Vĩnh Khang có đề cập tới "Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây", vậy xin giáo sự giới thiệu vài nét về quy hoạch này.
Nông Lập Phu: Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây chủ yếu bao gồm các thành phố Nam Ninh, Bắc Hải, Khâm Châu và Phòng Thành Cảng, bên cạnh đó còn bao gồm cả giao thông và lưu thông phân phối của hai thành phố Ngọc Lâm và Sùng Tả. Ngày 15 tháng 1 năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức phê duyệt thực thi "Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây". Quy hoạch này sẽ xây dựng Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây thành cơ sở lưu thông phân phối, cơ sở thương mại, cơ sở chế biến và chế tạo, trung tâm giao lưu thông tin mở cửa và hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, trở thành khu vực hợp tác kinh tế quốc tế quan trọng của khu vực miền tây Trung Quốc.
Quyên: Phong t?c l? t?t
Dân t?c Choang có r?t nhi?u ngày l? t?t gi?ng như dân t?c Hán, nhưng c?ng có ngày t?t có nét đ?c trưng. Ngoài ngày l? dân ca ngày mùng 3 tháng 3 ra c?n có ngày l? 15 tháng 8 mùa thu và l? mùa xuân, c?ng t? ch?c ho?t đ?ng ca hát. Ngoài ra, m?i năm ngày 7 tháng 7 âm l?ch đ?n ngày 15 tháng 7 âm l?ch ngư?i dân t?c Choang thư?ng t? ch?c các ho?t đ?ng l? t? tiên. Gi?t v?t làm l? dâng t? tiên, n?u có g? con gái th? nh?t thi?t ph?i mang gà, v?t v? l? t? tiên.
Phong t?c cư trú
Ngư?i dân t?c Choang có s? thích xây nhà dư?i chân núi theo hư?ng m?t tr?i, nơi đón gió. Các cây tr?ng ? thôn sau núi có quy đ?nh không đư?c ch?t phá đ? b?o v? cho thôn xóm đư?c an toàn. Nhà c?a dân t?c Choang đư?c g?i là Can Lan. Nhà ? có các lo?i, ch? y?u là nhà t?ng, nhà bán t?ng và nhà mái b?ng.
Nhà t?ng là nhà ki?u ? chung, t?ng trên là ngư?i ?, t?ng dư?i nuôi gia súc và nơi đ? các d?ng c? nông nghi?p. Lo?i nhà này trư?c đây ch? y?u xây đ? ch?ng tr?m c?p gia súc, nhưng bây gi? xem ra do t?ng dư?i nuôi gia súc nên mùi c?a gia súc b?c lên, r?t không v? sinh. Do đó cùng v?i s? phát tri?n c?a x? h?i lo?i nhà này d?n d?n c?i bi?n thành lo?i nhà tách riêng khu ? c?a dân và khu nuôi gia súc.
Nhà bán t?ng là l?ai nhà có m?t gian là nhà t?ng, t?ng trên ngư?i ?, t?ng dư?i th? dê, b?, d?ng c? nông nghi?p, ngoài ra c?n 1 gian mái b?ng.
Nhà mái b?ng có 3 gian. Nhà này là lo?i nhà ch? y?u c?a dân t?c Choang hi?n nay.
Phong t?c ?m th?c
?m th?c c?a dân t?c Choang, t? tr?ng lúa, thích ăn cơm, ăn cháo, thích l?y g?o n?p làm bánh chưng, bánh dày, bánh b?t l?c v.v… thích ăn đ? chua. Vùng núi đ? ăn chính là ngô, m?.
Ngư?i Choang thích ăn th?t l?n, b?, gà, cá, có nơi thích ăn th?t r?n, cá s?ng, đ?u ph? v.v… Con trai Choang thích u?ng rư?u, thư?ng l?y rư?u ti?p khách. Ngư?i dân Choang vô cùng hi?u khách.
Ngh? thu?t nh?y dép g?
Trong k? ngh? văn th? c?a dân t?c Choang th? thi nh?y dép g? và nh?y dép g? là văn hóa thú v? nh?t. Thi nh?y dép g? là ki?u thi nh?y có m?t vài ngư?i tr? lên thành m?t đ?i, m?i ngư?i đ?u đi chung m?t cái dép g? dài đ? thi ch?y. Ngư?i tham gia nh?t thi?t ph?i bư?c cùng nh?p, n?u như ai không c?n th?n s? làm cho c? đ?i b? thua. Tương truy?n đi?u thi nh?y dép g? có t? đ?i Minh. Nh?ng năm Gia T?nh, phu nhân Ng?a Th? ngư?i n? anh hùng dân t?c Choang l?nh đ?o quân binh vào Tri?t Giang đánh quân Nh?t, cô đ? dùng phương pháp t?p luy?n quân binh b?ng cách bu?c chân 3 ngư?i l?i khi?n quân cơ nghiêm minh, đ?ng tâm hi?p l?c, sau đó đ? tr? thành m?t tr? chơi thú v?.
Sư t? trên Kim Sơn
Trong m?t c?a ngư?i dân t?c Choang, sư t? là đ?ng v?t bi?u tư?ng cho s? cát tư?ng. Trong tuy?t k? múa sư t? c?a dân t?c Choang, có đài sư t? cao, có hai qu? c?u sư t?, hoa mai Sư T?, c?u lên tr?i, chi sư t? s?c nh?n, Sư t? trên Kim Sơn v.v…Đây g?i là sư t? trên Kim Sơn. Kim Sơn ? đây dùng kho?ng 35 cái gh? dài x?p thành 17 t?ng, cao kho?ng 8.5m; Ngư?i bi?u di?n trang đi?m thành Sư T? bư?c lên Kim Sơn, và nh?y múa trên Kim Sơn, bay lên múa trên không dư?ng như r?t nguy hi?m khi?n cho ngư?i xem la hét.
Đi cà kheo đá bóng
Đây g?i là "bóng cà kheo" c?a dân t?c Choang, chơi r?t gi?ng v?i bóng đá. Nhưng l?i không dùng chân đ? đá, cho dù ch?y th? nào, ra s?c cư?p bóng và đá bóng đ?u dùng đôi "tay chân gi?". Hi?n nay dùng bóng đá làm bóng, nhưng trư?c đây thư?ng dùng trái bư?i. Ngày trư?c, th?i Nam T?ng, ngư?i dân Nam Đơn Qu?ng Tây đ?u có tr? chơi đá bư?i. M?i d?p Trung thu đ?u t? ch?c thi đá bư?i, g?n đây phát tri?n thành đá bóng b?ng cà kheo.
Ba ngư?i cùng dùng 3 chân nhanh chân "cư?p bánh chưng bánh d?y"
Cư?p bánh dày là ho?t đ?ng h?t s?c náo nhi?t c?a dân t?c Khơ Lao, c? 3 ngư?i thành m?t nhóm, có t?t c? 3 đ?i cùng đ?a dài đ? đi tranh g?p bánh chưng tam giác vào bát, nhưng 3 ngư?i ch? đư?c dùng 3 chân đ?ng trên đ?t, toàn b? là d?a vào tay kéo nhau, chân ph?i đư?c gi? thăng b?ng, ch? c?n không c?n th?n s? m?t thăng b?ng, mi?ng bánh cư?p đư?c s? rơi xu?ng đ?t.Cùng lúc đ?y c? sân ng?p tràn ti?ng hát, ti?ng c? v?, ch? đ?n khi bánh chưng bánh dày đư?c g?p h?t r?i m?i thôi, đ?i nào g?p đư?c nhi?u nh?t là đ?i chi?n th?ng. Bánh chưng tam giác là lo?i bánh cát tư?ng c?a dân t?c Khơ Lao, ngư?i Khơ Lao tin r?ng ai cư?p đư?c nhi?u bánh ngư?i đó s? g?p nhi?u may m?n.
Lên núi đao, xu?ng bi?n l?a
Dân t?c Dao đư?c coi là dân t?c có s?c m?nh cư?ng tráng, trong l? nghi cúng bái, c?u phúc, đu?i tà c?a h?, luôn có hàng lo?t các tuy?t k? th?n công đ? bi?u hi?n khí th? v?i quân đ?ch, dùng chân đ?p trên đao, đi xuyên bi?n l?a là hai món tuy?t k? c?a h?. Trèo lên thang đao c?n g?i là lên núi đao, là h?nh th?c c?m đao trên m?t cái c?u thang b?ng g?, h? dùng chân bư?c trên nh?ng m?i đao đó mà bàn chân không h? có v?t thương nào. Đi qua bi?n l?a có nhi?u h?nh th?c: m?t là nung 1 thanh s?t th?t đ? r?i dùng chân bư?c qua nó; ho?c đ?ng g? đư?c đ?t lên và đi qua nó; ho?c là "bư?c chân đèn", t?c là dung ?ng trúc t?o thành hang dài đèn, t?ng bư?c đ?p qua ?ng đèn đó, l?a v?n cháy b?ng b?ng, đúng là k? tích.
Dân ca Nam Ninh
Qu?ng Tây đư?c g?i là "đ?i dương ca hát", đó là c? hương c?a Cô Lưu Tam - tiên ca dân t?c Choang.
Ngư?i dân t?c Choang t? trư?c đ?n gi? đ?u có t?p t?c hát Sơn Ca, cô Lưu Tam là ngư?i dân t?c Choang ai nh?n th?y c?ng yêu c?ng thích, trí tu? tài năng v?n toàn. M?i d?p ngày l? và các ho?t đ?ng đ?u có giao lưu hát Sơn Ca đ? có cơ h?i th? hi?n t?nh c?m. Ngày 3 tháng 3 âm l?ch là l? hát Sơn Ca truy?n th?ng c?a ngư?i Choang, ngày này có r?t nhi?u cô gái Choang, chàng trai Choang và c? nh?ng ngư?i già đ?u tham gia hát đôi, l?y l?i ca ti?ng hát làm b?n, t?m t?nh yêu. H? mang đ?n đây nh?ng món cơm ng? s?c và tr?ng màu đ? đư?c làm t? trư?c, trư?c h?t dâng cho th?n tư?ng c?a h? là tiên ca Lưu Tam đ? c?u cô cho ít tài ca hát.
T? năm 1993 tr? l?i, trên cơ s? ngày l? ca hát mùng 3 tháng 3, Qu?ng Tây m?i năm đ?u t? ch?c "ngày l? dân ca Qu?c T? Qu?ng Tây" ? Nam Ninh, ngày l? này m?i nh?ng nhà ngh? thu?t trong và ngoài nư?c đ?n tham gia. T? năm 1999, m?i đ?t l? ca đ?u do cơ quan t?nh t? ch?c nhưng s? đư?c t? ch?c ? các thành ph?.
Quyên: Các bạn thân mến, trước khi kết thúc bài phát biểu, đồng chí Chu Vĩnh Khang nói, tương lai phát triển của Quảng Tây cổ vũ lòng người, thôi thúc lòng người. đồng chí chúc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây phồn vinh thịnh vượng. Chúc nhân dân các dân tộc Quảng Tây an khang hạnh phúc.
Linh: Đây là Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc. Quý vị và các bạn thân mến, các bạn đang theo dõi là Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Quyên: Trước khi kết thúc chương trình phát thanh trực tuyến hôm nay, xin ông triển vọng về quan hệ giữa Quảng Tây và ASEAN nói chung và giữa Quảng Tây với Việt Nam nói riêng?
Nông Lập Phu: Về triển vọng sau này, sự hợp tác kinh tế thương mại và văn hóa giữa Quảng Tây với các nước ASEAN sẽ đạt được nhiều kết quả hơn, lý do là Trung Quốc và ASEAN đang xây dựng khu mậu dịch tự do theo hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc-ASEAN, đến năm 2010, Trung Quốc và sáu nước ASEAN sẽ xây dựng thành công Khu mậu dịch tự do. Đến năm 2015, Trung Quốc và bốn nước thành viên mới ASEAN, sẽ xây dựng thành công Khu mậu dịch tự do. Nhằm thúc đẩy Khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN sớm được thành lập, Trung Quốc và ASEAN đã ký Hiệp định thương mại hàng hóa và Hiệp định giải quyết tranh chấp thương mại vào năm 2004, đã ký Hiệp định dịch vụ thương mại vào tháng 1 năm 2007.
Hai là Trung Quốc và Việt Nam đang xây dựng "Hai hành lanh một vành đại kinh tế", hai yêu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự hợp tác kinh tế thương mại giữa Quảng Tây và Việt Nam. Ba là Hội chợ Trung Quốc-ASEAN mỗi năm được tổ chức tại thành phố Nam Ninh, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để Quảng Tây mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam và các nước ASEAN. Bốn là cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng cũng thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại giữa Quảng Tây và các nước trong khu vực không ngừng phát triển.
Tôi tràn đầy lòng tin đối với triển vọng hợp tác kinh tế giữa Quảng Tây với Việt Nam nói riêng và với các nước ASEAN nói chung.
Quyên: Xin cảm ơn ông. Quý vị và các bạn thân mến, Chương trình phát thanh trực tuyến Lễ mít tinh chào mừng lần thứ 50 Ngày thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đến đây tạm dừng, cảm ơn sự theo dõi của quý vị và các bạn.
Linh: Nếu các bạn còn muốn tìm hiểu điều gì và có cảm nhận gì đối với Quảng Tây, xin viết thư điện tử cho chúng tôi theo địa chỉ vie@cri.com.cn, hoặc gửi thư bưu chính theo địa chỉ: Phòng văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, 46 phố Hoàng Diệu Hà Nội.
Quyên: Lệ Quyên và Mẫn Linh xin chào và tạm biệt quý vị và các bạn. |