Kiều Quân

Bình luận: Chính phủ Mỹ đã nộp một “bài thi” đáng hổ thẹn

28-01-2022 09:45:41(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Bình luận: Chính phủ Mỹ đã nộp một “bài thi” đáng hổ thẹn_fororder_D-000350

Mới đây, Edelman – công ty tư vấn quan hệ công chúng độc lập lớn nhất toàn cầu công bố “bảng phong vũ mức độ tín nhiệm Edelman” năm 2022 cho thấy, mức độ tín nhiệm của người dân Trung Quốc đối với Chính phủ nước mình lên tới mức cao kỷ lục là 91%, đứng vị trí số một thế giới. Nhưng Mỹ luôn rùm beng là “ngọn hải đăng thế giới” về dân chủ và nhân quyền, mức độ tín nhiệm của người dân Mỹ đối với Chính phủ nước này chỉ đạt 39%, được coi là “mất tín nhiệm”.

Bình luận: Chính phủ Mỹ đã nộp một “bài thi” đáng hổ thẹn_fororder_D-000347

Người dân Mỹ không tín nhiệm Chính phủ nước mình không phải là điều ngạc nhiên. Đây là sự phản ánh của người dân Mỹ đối với sự phân hoá giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng tại nước này. Theo số liệu mới nhất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ, tài sản ròng của 1% dân số giàu nhất Mỹ đạt 34,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30,5% tổng tài sản hộ gia đình Mỹ; Tài sản ròng của 50% dân số nghèo nhất chỉ có 2,1 nghìn tỷ USD, chiếm 1,9% tổng tài sản hộ gia đình Mỹ. Tài sản của 1% siêu tỷ phú Mỹ gấp 15 lần tài sản của 50% người nghèo tại nước này. Chả trách  ông Eugene Stiglitz, nhà kinh tế được trao giải Nô-ben nêu rõ, Mỹ là một nước giàu đầy người nghèo, Chính phủ “dân có, dân quản lý, dân hưởng” mà Tổng thống Abraham Lincoln nhắc đến đã trở thành “1% người có, 1% người quản lý, 1% người được hưởng”. Chính phủ như vậy có lý do gì được  người dân tin tưởng.  

Bình luận: Chính phủ Mỹ đã nộp một “bài thi” đáng hổ thẹn_fororder_D-000351

Hai là người dân Mỹ cảm thấy thất vọng trước việc hiệu quả quản lý nhà nước của Chính phủ ngày càng tồi tệ. Hai chính đảng của Mỹ chìm đắm trong việc “phủ quyết chính trị”, lâu nay luôn lợi dụng cơ chế “dân chủ” tranh luận không dứt, vì lợi ích chính trị mà khiến lợi ích của người dân bị bỏ quên. Ví dụ sau khi Thượng viện Mỹ thông qua “Dư luật việc làm và đầu tư cơ sở hạ tầng” vào ngày 10/8 năm ngoái, chính quyền Biden và các thành viên của hai chính đảng trong Quốc hội đã tham gia các cuộc tranh cãi  chính trị quyết liệt trong nhiều tháng, cuối cùng mới thúc đẩy dự luật này được Hạ viện Mỹ thông qua vào ngày 10/11 năm ngoái.  

Bình luận: Chính phủ Mỹ đã nộp một “bài thi” đáng hổ thẹn_fororder_D-000353

Ba là khối u phân biệt chủng tộc khó trị tận gốc khiến sự tín nhiệm của Chính phủ Mỹ bị trừ điểm. Từ việc người da đen Floyd bị cảnh sát người da trắng “đè cổ đến chết”, đến việc sĩ quan người da đen Caron Nazario mặc quân phục vẫn bị đánh vô cớ, càng không thể nhắc đến việc trong thời đại dịch những người gốc Á bị đối xử không công bằng. Những bi kịch nhiều lần tái diễn nhắc nhở mọi người: Mỹ ngày nay, tuy không còn chế độ nô lệ và chế độ  phân biệt chủng tộc, nhưng sự phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại khắp nơi và ngày càng khiến mọi người “khó thở”. Hơn 200 năm trước, những nhà tiên hiền của Mỹ đã viết câu “mọi người đều bình đẳng” vào bản “Tuyên ngôn độc lập”, nhưng đối với những người thuộc sắc tộc thiểu số, đây chỉ là một câu nói lừa dối.   

Bình luận: Chính phủ Mỹ đã nộp một “bài thi” đáng hổ thẹn_fororder_D-000354.JPG

Bốn là cách phòng chống dịch bệnh của Mỹ hủy hoại lòng tin của người dân  đối với Chính phủ. Vì Chính phủ Mỹ “nằm yên” trong vấn đề phòng chống dịch bệnh, khiến số ca bị nhiễm Covid-19 và tử vong của Mỹ đều đứng đầu thế giới. Chuyên gia bệnh truyền nhiễm, cựu Tổng giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ William Foege khiển trách rằng, “đây là một cuộc thảm sát do nhà nước phê chuẩn”. Thật vậy, đối với người Mỹ, đại dịch lần này là thiên tai, là nhân hoạ. Điều khiến mọi người không thể nào chấp nhận là, Chính phủ Mỹ không muốn tăng thêm đầu tư vào những lĩnh vực liên quan mật thiết tới y tế và sức khoẻ, nhưng lại tăng chi phí quân sự hàng năm, suốt sáng làm “sen đầm thế giới”.

Chính phủ là người làm bài thi, người dân mới là người chấm điểm. Chế độ và Chính phủ Mỹ đã nộp một bài thi đáng hổ thẹn.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập