Kiều Quân

Bình luận: “Nằm yên” không nên trở thành cách ứng phó dịch bệnh duy nhất của nhân loại

27-01-2022 09:42:27(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Mới đây, nhiều chính phủ và phương tiện truyền thông phương Tây lại công kích chính sách phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc. Hãng Bloomberg cho rằng, Trung Quốc cần học tập với phương Tây, “từ bỏ chính sách không Covid”, chung sống với đại dịch. Hãng Roi-tơ cho rằng, hậu quả do chính sách “không Covid” của Trung Quốc là rất đáng buồn cười  hơn nữa phải trả giá rất đắt.

Bình luận: “Nằm yên” không nên trở thành cách ứng phó dịch bệnh duy nhất của nhân loại_fororder_D-000342

Trong khi nhiều nước và vùng lãnh thổ lựa chọn “nằm yên hay mặc kệ” (nằm phẳng) trước đại dịch, chính sách “không Covid” của Trung Quốc khiến một số nước phương Tây sốt ruột, vì chính sách này đã khiến người dân trên thế giới biết đến quan điểm quản lý đất nước lấy dân làm gốc của Chính phủ Trung Quốc, cũng khiến mọi người thấy rằng, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Trung Quốc, người dân Trung Quốc đoàn kết một lòng phòng chống dịch bệnh với sự kiên nhẫn và ý chí ngoan cường, khiến mọi người hiểu rõ, đối mặt với dịch bệnh, thì “nằm yên” không phải là sự lựa chọn duy nhất.

Đối mặt với dịch bệnh, các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Ca-na-đa, v.v, đồng loạt “nằm yên” do chủ trương “sống chung với đại dịch”, số ca nhiễm mới và tử vong của Mỹ hàng ngày đều lập mức cao kỷ lục. Tính đến nay, Mỹ đã có hơn 71 triệu người bị nhiễm COVID-19 và hơn 860 nghìn người tử vong. Có quan chức Anh còn công khai đề xuất, cần đưa Anh trở thành nền kinh tế chủ chốt đầu tiên trên thế giới chung sống với đại dịch, giáng cấp coi Covid-19 là bệnh đặc hữu. 

Bình luận: “Nằm yên” không nên trở thành cách ứng phó dịch bệnh duy nhất của nhân loại_fororder_D-000343

Về việc này,  giáo sư Christina Pagel tại trường Đại học Luân Đôn (University College London) cho rằng: “Một loại dịch bệnh sẽ không trở thành bệnh đặc hữu chỉ vì quan chức Chính phủ nói nó là bệnh đặc hữu, hoặc là mọi người muốn nó là bệnh đặc hữu. Hiện nay vẫn còn quá sớm để bắt đầu kêu gọi người dân ‘sống chung với đại dịch’. Giáo sư Trisha Greenhalgh tại Đại học Oxford cho biết: “Tôi luôn nghĩ đến một vấn đề: Nếu chúng ta trước kia phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm như bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt và HIV/AIDS bằng thái độ hiện nay, thế giới bây giờ sẽ như thế nào?” 

Cái gọi là “sống chung với đại dịch” trên thực tế là sự tô hồng cho việc không tôn trọng nhân quyền, không tôn trọng tính mạng, là hành động thiếu tinh thần trách nhiệm.

Bình luận: “Nằm yên” không nên trở thành cách ứng phó dịch bệnh duy nhất của nhân loại_fororder_D-000345

Chính sách “không Covid” của Trung Quốc quả thực phải trả với cái giá nhất định, nhưng đã ngăn chặn hữu hiệu sự lây lan của dịch bệnh. Trung Quốc cũng không phải là phòng chống dịch bệnh một cách mù quáng, hiệu quả phòng chống dịch bệnh trong hơn hai năm qua đã chứng minh đầy đủ rằng, Trung Quốc đã cân bằng khá tốt mối quan hệ giữa phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội, thu được hiệu quả tốt nhất với chi phí thấp nhất, bảo đảm sức khoẻ và tính mạng của người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội. Số liệu cũng chứng minh điều này, năm 2020, Trung Quốc trở thành nền kinh tế chủ chốt duy nhất trên thế giới đạt mức tăng trưởng dương, năm 2021 kinh tế Trung Quốc cũng đạt mức tăng trưởng là  8,1%. Trung Quốc có 1,4 tỷ dân, gấp hơn 4 lần dân số Mỹ, nếu tính theo tỷ lệ bị nhiễm và tỷ lệ tử vong của Mỹ, đây sẽ là một con số rất kinh khủng. Nhưng số ca bị nhiễm và tử vọng lũy kế của Trung Quốc chỉ bằng số lẻ của Mỹ. Trung Quốc đã ngăn chặn và giảm thiểu rất nhiều ca  nhiễm hoặc tử vong, tính mạng là vô giá, không thể đo đếm bằng tiền bạc

Có lẽ, chính sách “không Covid” của Trung Quốc không phải là tốt nhất, nhưng chắc chắn là có trách nhiệm đối với sức khoẻ và an toàn tính mạng của người dân, chỉ có người dân và lịch sử mới có tư cách đánh giá về chính sách này.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập