Sảnh Hoa

TẾT TRÙNG DƯƠNG CỔ TRUYỀN KÍNH LÃO ĐẮC THỌ

10-10-2021 15:46:06(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Sảnh Hoa hoan nghênh các bạn đến bên Hộp thư Ngọc Ánh chúc các bạn tuần mới có thu hoạch mới và niềm vui mới trong mùa thu đang se lạnh.

14 tháng 10 dương lịch năm nay, là mồng 9 tháng 9 nông  lịch, đây là ngày Trùng Cửu, cũng gọi là Tết Trùng Dương. số 9 là cơ số lớn nhất, vậy nên từ xa xưa mọi người tôn mồng 9 tháng 9 nông lịch là ngày lễ của Người cao tuổi Trung Quốc. Tin rằng trong đông đảo thính giả Việt Nam có nhiều thính giả cao tuổi là những người hâm mộ nhiều năm của Hộp Thư Ngọc Ánh, nay là mục Hộp thư Thính giả của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện. Nhân ngày lễ Trùng Dương, Sảnh Hoa xin kính chúc các vị thính giả cao tuổi đang có mặt bên máy thu thanh mạnh khỏe sống lâu, tuổi cao nhưng tâm không già, tâm hồn trẻ trung yêu đời

TẾT TRÙNG DƯƠNG CỔ TRUYỀN KÍNH LÃO ĐẮC THỌ_fororder_src=http___p8.itc.cn_q_70_images03_20201025_14ea732d05c84c36a94215eaab2a4b8b.jpeg&refer=http___p8.itc

Trước hết, Sảnh Hoa xin kính tặng các vị thính giả cao tuổi đang có mặt bên máy thu thanh bài thơ Đường Trung Quốc, nhan đề:

Cửu nguyệt thập nhật tức sự

của Lý Bạch, nhà thơ thời Đường nổi tiếng. Trước hết Sảnh Hoa xin đọc bài thơ này bằng tiếng Phổ thông Trung Quốc:

 

九月十日即事

(唐)    李白

 

昨日登高罢,今朝再举觞。

菊花何太苦,遭此两重阳

 

Cửu nguyệt thập nhật tức sự

(Thời Đường)   Lý Bạch

Tạc nhật đăng cao bãi, 

Kim triêu cánh cử thương.

Cúc hoa hà thái khổ,

Tao thử lưỡng trùng dương.

 

Thơ tạm dịch như sau:

Hôm qua leo cao xong

Sáng nay lại nâng chén

Hoa cúc sao đắng vậy

Trùng dương cùng gặp nhau.

Mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp mục Hộp thư Thính giả trên sóng và trên mạng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện.

Nhân dịp Tết Trùng Cửu đang đến bên thềm, để bày tỏ tinh thần tôn vinh kính lão đắc thọ cổ truyền của dân tộc Trung Hoa, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn nguồn gốc của ngày tết Trùng Cửu, ngày Tết Người Cao tuổi cổ truyền.

Tết Trùng Cửu hay còn gọi là tết Trùng Dương là một trong những ngày lễ truyền thống và trọng đại của người dân Trung Quốc. Con số 9 được coi là số dương, sự lặp lại hai lần số 9 nên gọi Trùng Cửu, Trùng Dương là vì vậy.

Về nguồn gốc của ngày tết Trùng cửu, có một truyền thuyết mang đậm màu sắc thần thoại.

TẾT TRÙNG DƯƠNG CỔ TRUYỀN KÍNH LÃO ĐẮC THỌ_fororder_1126656590_16036736845331n

Mồng 9 tháng 9 âm lịch tức Tết Trùng Cửu đến muộn hơn khoảng ba tuần so với Tết Trung Thu, tiết trời trở nên se lạnh dần, rồi bước vào mùa đông. Sau ngày Trùng Cửu tiết trời giá lạnh hơn, tại các khu vực miền Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, các loại cây cối bắt đầu lá vàng lá héo rụng rơi, cảnh sắc trở nên xơ xác ảm đạm, không còn thích hợp để mọi người đi ra ngoại ô ngắm cảnh vui chơi. Vì thế, tết Trùng Cửu là ngày chốt cuối cùng để mọi người rủ nhau đi chơi trước khi thời tiết sang đông giá rét.

TẾT TRÙNG DƯƠNG CỔ TRUYỀN KÍNH LÃO ĐẮC THỌ_fororder_2956d8b71d6a4389b4349c25f0718d00

Hằng năm, vào tết Trùng Cửu thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.

Ngày nay, người dân Trung Quốc đã gửi gắm một ý nghĩa mới cho ngày tết Trùng Cửu, quan niệm tết Trùng Cửu là ngày của người cao tuổi. Vậy nên, mồng 9 tháng 9 Nông lịch vừa bao gồm nội hàm vốn có của Tết Trùng Cửu truyền thống, vừa biểu đạt lòng tôn kính người cao tuổi của mọi người, chúc các cụ mạnh khỏe, sống lâu.

Vào dịp tết Trùng Cửu, người Trung Quốc có tục dìu già dắt trẻ, đăng cao, tức là đi leo núi, ngắm hoa cúc, còn cắm thủ dũ( một loại thực vật để làm thuốc có mùi thơm), ăn bánh hấp.

Ngoài ra còn có tục làm loại bánh mang tên ‘bánh Trùng Cửu’. Loại bánh này bắt nguồn từ những khu vực không có núi. Trong tiếng Hán, bánh điểm tâm(糕点) có cách đọc gần giống với  “cao điểm” , trong đó, “cao” nghĩa là bánh. Chữ ‘cao’ này phát âm trùng với chữ “cao” trong từ “đăng cao”, có nghĩa là leo lên cao. Vì vậy, mọi người cho rằng, ăn bánh Trùng Cửu còn có thể thay thế cho việc lên núi cao.

TẾT TRÙNG DƯƠNG CỔ TRUYỀN KÍNH LÃO ĐẮC THỌ_fororder_b58ca86eb7464952a8fdf262f4128760

Ở các khu vực đồng bằng không có núi đồi, việc chế biến bánh Trùng Cửu thường kết hợp hài hòa với tập quán ẩm thực các vùng miền, chế biến thành nhiều loại bánh khác nhau. Nguyên liệu để chế biến các loại bánh rất phong phú, phương pháp chế biến khác nhau, vậy nên hương vị của các loại bánh khác nhau và rất phong phú.

TẾT TRÙNG DƯƠNG CỔ TRUYỀN KÍNH LÃO ĐẮC THỌ_fororder_1126656855_16036740122421n

Tương truyền rằng, vào thế kỷ 3 trước công nguyên, lúc đó có một người thần thông quảng đại, tên là Phí Trường Phòng. Ông ấy không những có thể cầu mưa, gọi gió, mà còn có thể đuổi thần, bắt ma. Có một người thanh niên tên là Hoàn Cảnh biết được tin này, rất tôn kính ông, xin ông nhận làm học trò. Do người thanh niên này có trí lớn, quyết tâm cao, ông Phí Trường Phòng đành nhận Hoàn Cảnh làm học trò của mình, dạy chàng thần phép. Một hôm, thầy nói với trò rằng: “Đến mồng 9 tháng 9, cả gia đình Hoàn Cảnh sẽ gặp một nạn lớn, Cảnh phải chuẩn bị trước đi.” Hoàn Cảnh nghe vậy sợ hết hồn, liền quỳ xuống xin thầy dạy cho cách tránh tai qua, nạn khỏi. Phí Trường Phòng nói: “đến mồng 9 tháng 9, Cảnh hãy làm mấy chiếc túi bằng vải đỏ, bỏ thủ dũ vào trong túi rồi buộc vào cánh tay, mang theo ít rượu ngâm với hoa cúc, đưa cả nhà già trẻ, gái trai lên uống rượu trên một dốc cao. Như vậy sẽ tai qua, nạn khỏi. Hoàn Cảnh làm theo lời căn dặn của thầy. Đến sáng sớm mồng 9 tháng 9, Hoàn Cảnh đưa tất cả mọi người trong gia đình leo lên một dốc cao ở gần đó, thế là bình an trải qua cái ngày rủi ro đó. Tối đến, Hoàn Cảnh và cả gia đình dẫn nhau về đến nhà,  hết sức kinh ngạc khi chứng kiến cảnh, trâu bò, cừu, chó, gà đều chết hết. Cả gia đình thực sự đã tránh được nạn rủi ro. Từ đó, hằng năm cứ phùng trùng cửu nông lịch là mọi người lại leo núi, cắm thủ dũ, uống rượu hoa cúc, sau đó trở thành tập quán và lưu truyền cho đến ngày nay, đã có hơn 2 nghìn năm lịch sử.

TẾT TRÙNG DƯƠNG CỔ TRUYỀN KÍNH LÃO ĐẮC THỌ_fororder_1126656855_16036740130341n

Trong thời cổ đại Tết Trùng Cửu còn có ý “Trường thọ”. Bởi vì mọi người cho rằng, các tập tục của tết Trùng Cửu”có thể khiến con người trường thọ”.

Ngày nay, nhiều nơi Trung Quốc, mọi người vẫn giữ tập quán cứ đến tết Trùng Cửu rủ nhau đi leo núi, ngắm hoa cúc, các cửa hàng cũng có bán các loại bánh chế biến bằng các loại hoa, như hoa cúc, hoa hồng, hoa quế vv... Những năm trở lại đây, người dân Trung Quốc còn lấy mồng 9 tháng 9 trong tiếng Hán đồng âm với dài lâu,đồng nghĩa với “tết của người cao tuổi”, như vậy vừa mang nội hàm ý nghĩa vốn có của ngày tết Trùng Cửu, cũng biểu đạt lòng tôn kính người cao tuổi của mọi người, chúc các cụ già mạnh khỏe, sống lâu.

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập