Mẫn Linh

ASEAN có lý do nói không với AUKUS

26-09-2021 16:51:10(GMT+08:00)
Chia sẻ:

ASEAN có lý do nói không với AUKUS_fororder_1

Tiếp sau Liên minh Ngũ Nhãn và Cơ chế Bộ Tứ, mới đây, Mỹ, Anh và Ô-xtrây-li-a một lần nữa tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác an ninh ba bên (AUKUS), tập trung vào hợp tác trên các lĩnh vực như an ninh quân sự gồm công nghệ tàu ngầm hạt nhân cũng như các công nghệ mũi nhọn gồm In-tơ-nét, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử... nhằm tiếp tục tăng thêm cường độ nhúng tay vào công việc của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đối đầu và kiềm chế Trung Quốc.

Nhằm đạt được mục đích này, AUKUS không tiếc làm tổn hại tới lợi ích của đồng minh Pháp, ngang nhiên kích động cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong khu vực, khiến các nước ASEAN hết sức lo ngại. Thủ tướng Ma-lai-xi-a cho biết, việc này có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong khu vực. Tổng thống In-đô-nê-xi-a Giô-cô bày tỏ lo ngại trước việc Ô-xtrây-li-a có kế hoạch trang bị quân đội nước này bằng tàu ngầm hạt nhân, đồng thời đã hủy chuyến thăm In-đô-nê-xi-a của Thủ tướng Ô-xtrây-li-a.

ASEAN hoàn toàn có lý do “không còn im hơi lặng tiếng” trong vấn đề AUKUS.

Trước hết, AUKUS đã chạm đến lằn ranh đỏ địa an ninh của ASEAN. Không phổ biến vũ khí hạt nhân là nền tảng an ninh cho Đông Nam Á duy trì sự ổn định trên tổng thể cũng như được hiện diện và phát triển. Từ Chiến tranh Lạnh đến nay, các nước Đông Nam Á chưa bao giờ bị đe dọa và gặp phải đối đầu quân sự hạt nhân. Tuy nhiên, việc AUKUS bán rao công nghệ tàu ngầm hạt nhân đã đẩy ASEAN vào khói mù khủng bố hạt nhân.

Hai là, AUKUS làm dao động vị thế trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực. Trung Quốc ủng hộ khuôn khổ hợp tác khu vực với trung tâm là ASEAN, điều này phù hợp truyền thống và nhu cầu hiện thực của Đông Á, có lợi cho kiểm soát bất đồng giữa các nước lớn, phòng ngừa đối đầu trong khu vực. Mỹ lại tụ tập các nước đồng minh ráo riết thúc đẩy “Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương”, hôm nay làm Cơ chế Bộ Tứ, ngày mai lại dựng “Tam giác thép”, ASEAN cần phải phòng ngừa và phát đi tiếng nói chung trước hành vi của Mỹ và phương Tây lâu nay làm rối loạn tình hình khu vực, tùy tiện gây đối lập căng thẳng.

Ba là, AUKUS làm rối loạn kế hoạch chống dịch cũng như phục hồi và phát triển của ASEAN. Thời gian qua, dịch bệnh ở Đông Nam Á nghiêm trọng trở lại, ngành chế tạo có lợi thế của nhiều nước gồm In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Thái Lan và Việt Nam như cao su, bán dẫn... lâm vào cảnh khó khăn, các nước ASEAN đang tập trung ứng phó dịch bệnh, nỗ lực bảo đảm sự thông suốt của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng. Trong thời điểm quan trọng này, ba nước lại kéo bè kéo cánh, tạo ra cục diện căng thẳng, không còn nghi ngờ là gây chuyện và gây phiền phức cho ASEAN vốn đã khó phân thân.

So với các nước Mỹ, Anh và Ô-xtrây-li-a mải mê thiết lập AUKUS, ráo riết gây đối đầu chính trị, cách làm của Trung Quốc lại hoàn toàn khác. Cách đây không lâu, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tiến hành chuyến thăm tới các nước Việt Nam, Cam-pu-chia, Xin-ga-po và Hàn Quốc, có cuộc hội đàm trực tuyến với Ngoại trưởng Lào, đạt được nhiều nhận thức chung về tiếp tục sâu sắc hợp tác chống dịch, tăng cường cung ứng vắc-xin, bảo đảm sự thông suốt của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng, chung tay thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế và sự phát triển sau dịch bệnh.

Điều thú vị là, trước chuyến thăm của Bộ trưởng Vương Nghị, Phó Tổng thống Mỹ Ha-rít cũng có chuyến thăm tới các nước Đông Nam Á. Trong thời gian chuyến thăm, vấn đề mà Mỹ đề cập nhiều nhất không phải chung tay chống dịch, cùng khắc phục khó khăn mà các nước trong khu vực cần gấp, mà là kêu gọi mọi người cảnh giác “sự ức hiếp” và “thách thức” từ Trung Quốc.

Trước thách thức chung chống dịch và phục hồi kinh tế, thứ mà khu vực Đông Nam Á cần là tăng trưởng và việc làm chứ không phải tàu ngầm và thuốc nổ. Bất cứ đối với ASEAN hay các nước châu Á – Thái Bình Dương khác mà nói, AUKUS đều mang lại tính không ổn định và không xác định nhiều hơn, hiển nhiên không phù hợp với lợi ích chung của các nước trong khu vực.

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập