Kiều Quân

Mối duyên với hàng không vũ trụ của Chủ tịch Tập Cận Bình

12-04-2021 12:53:40(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Mối duyên với hàng không vũ trụ của Chủ tịch Tập Cận Bình_fororder_CCTV-0013235

Ngày 12/4 là Ngày Hàng không vũ trụ thế giới. Năm 1999, tàu vũ trụ thử nghiệm có người lái của Trung Quốc Thần Châu-1 đã phóng thành công lên vũ trụ. Trong những năm qua, sự nghiệp hàng không vũ trụ của Trung Quốc thu được nhiều đột phá quan trọng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất coi trọng sự nghiệp hàng không vũ trụ, tích cực thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hàng không vũ trụ giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới. Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế, thám hiểm, khai thác và sử dụng hoà bình vũ trụ, khiến thành quả thám hiểm và khoa học công nghệ hàng không vũ trụ góp phần vào tương lai tươi đẹp hơn của nhân loại.

Mối duyên với hàng không vũ trụ của Chủ tịch Tập Cận Bình_fororder_CCTV-0013232

Chủ tịch Tập Cận Bình từ lâu đã kết duyên với sự nghiệp hàng không vũ trụ. Tháng 5/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đến khảo sát tại Viện nghiên cứu công nghệ vũ trụ Trung Quốc thuộc Tập đoàn Khoa học  công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc, đứng trước tấm ảnh lịch sử vệ tinh “Đông Phương Hồng -1”, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ôn lại thời khắc khiến mọi người phấn khởi của năm đó, “Tôi khi đó là thanh niên tri thức xuống nông thôn tại thôn Lương Gia Hà, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, khi được biết thông tin phóng thành công vệ tinh Đông Phương Hồng -1, hết sức phấn khởi.” Từ vệ tinh dẫn đường, vệ tinh viễn thông, mô-đun trở về của tàu vũ trụ đến xe Mặt Trăng, những hiện vật và mô hình trong phòng triển lãm đã ghi lại dấu chân kiên định phát triển sự nghiệp hàng không vũ trụ của Trung Quốc.

Mối duyên với hàng không vũ trụ của Chủ tịch Tập Cận Bình_fororder_CCTV-0013233

Trong hơn 60 năm qua, Trung Quốc tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, đã ký hơn 140 thoả thuận hợp tác hàng không vũ trụ với hơn 45 nước và tổ chức quốc tế. Năm 1999, vệ tinh tài nguyên Trung Quốc – Bra-xin phóng thành công, trở thành vệ tinh viễn thám đầu tiên của hai nước, đây là vệ tinh hợp tác quốc tế đầu tiên của Trung Quốc mang ý nghĩa thực sự, đã xây dựng mô hình hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao giữa các nước Thế giới thứ ba, được vinh danh là mẫu mực của “Hợp tác Nam Nam”. Hiện nay, sự hợp tác xuyên hai châu lục này đã kéo dài hơn 30 năm, đã đưa 4 quả vệ tinh mang theo tình hữu nghị và trí tuệ giữa hai nước vào vũ trụ. Dữ liệu của vệ tinh cung cấp miễn phí cho các nước Thế giới thứ ba, còn nhiều lần thi hành nhiệm vụ giám sát giảm nhẹ thiên tai toàn cầu, cung cấp nhiều dữ liệu viễn thám cho nạn cháy rừng ở Ô-xtrây-li-a, lũ lụt ở Pa-ki-xtan, động đất và sóng thần ở Nhật Bản ...

Mối duyên với hàng không vũ trụ của Chủ tịch Tập Cận Bình_fororder_CCTV-0013234

Sự hợp tác tương tự như vậy còn rất nhiều, Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy xây dựng các chương trình như hành lang thông tin không gian “Một vành đai, một con đường”, chuỗi vệ tinh viễn thám các nước nhóm BRICS, v.v, Những hành động này sẽ khiến càng nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam được hưởng thành quả công nghệ vũ trụ, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ, thám hiểm vũ trụ mênh mông là giấc mơ chung của nhân loại. Trung Quốc tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, triển khai hợp tác giàu thành quả với nhiều nước và tổ chức quốc tế, nhiệm vụ của tàu thám hiểm Mặt Trăng “Hằng Nga – 4” có sự đóng góp của rất nhiều nước. Trung Quốc sẵn sàng cùng với các nước trên thế giới, kiên trì cùng bàn, cùng xây dựng và cùng hưởng, tăng cường giao lưu quốc tế về nghiên cứu khoa học cơ bản, mở rộng cánh cửa hợp tác năng lực sáng tạo, thúc đẩy sự nghiệp khoa học nhân loại phát triển.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập