Nam Dương

Bình luận: Xin lưu ý họ đang nhúng tay vào chuỗi cung ứng hàng dệt may Trung - Việt

08-04-2021 11:28:16(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Mới đây, một số thương hiệu nổi tiếng quốc tế như H&M, Nike và Adidas hưởng ứng tuyên bố của Hiệp hội Phát triển Bông tốt hơn (BCI), tuyên bố tẩy chay bông Tân Cương Trung Quốc, đã thu hút sự chú ý cao độ của các giới. Ở đây, chúng tôi xin lưu ý, tẩy chay bông Tân Cương tuyệt đối không phải là một vấn đề nhân quyền đơn giản, họ đang nhúng tay vào chuỗi cung ứng của ngành dệt may Trung – Việt.

Bình luận: Xin lưu ý họ đang nhúng tay vào chuỗi cung ứng hàng dệt may Trung - Việt_fororder_0408 detmay

  Đằng sau việc Mỹ quan tâm bông Tân Cương liên quan tới việc kiểm soát giao dịch theo kỳ hạn của bông toàn cầu. Trung Quốc là nước sản xuất bông lớn thứ hai và nước tiêu thụ bông lớn nhất thế giới, còn Việt Nam mỗi năm nhập khẩu hơn 50% các nguyên vật liệu vải từ Trung Quốc. Điều đáng chú lý là những sản phẩm dệt may trung và cao cấp có hơn 95% đều sử dụng bông Tân Cương. Nhưng giá giao dịch theo kỳ hạn của bông từ lâu đã do các nước phương Tây như Mỹ chủ đạo, nông hộ trồng bông hai nước Trung – Việt không thể kiểm soát các thông tin về giá cả, các doanh nghiệp dệt may khi ký hợp đồng xuất nhập khẩu cũng thường xuyên phải tham khảo giá giao dịch theo  kỳ hạn bông của Mỹ, do thiếu thông tin thị trường và giá cả không minh bạch thường khiến nông hộ trồng bông và các doanh nghiệp dệt may bị tổn thất nghiêm trọng. Năm 2004, giá giao dịch theo kỳ hạn bông Trung Quốc được ra đời cùng với sự khai trương Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu, Trung Quốc, đã cất một bước quan trọng cho việc giành quyền định giá bông quốc tế cho Trung Quốc và đông đảo các nước đang phát triển. Năm 2012, sau khi đánh bại mưu toan bán khống giá giao dịch theo kỳ hạn bông Trung Quốc của Louis Dreyfus, một trong bốn hãng lương thực lớn nhất thế giới, sức ảnh hưởng của thị trường bông Trung Quốc trong thị trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Lần này, đằng sau việc phương Tây gây sức ép với bông Tân Cương rõ ràng là mưu toan chèn ép quyền định giá trên thị trường giao dịch theo kỳ hạn bông của các nước đang phát triển, củng cố vị thế lũng đoạn giá thị trường bông quốc tế của họ.

  Bình luận: Xin lưu ý họ đang nhúng tay vào chuỗi cung ứng hàng dệt may Trung - Việt_fororder_0408 detmay1

Như mọi người đều biết, Trung Quốc và Việt Nam đều là nước lớn về dệt may, đã hội nhập sâu trong lĩnh vực dệt may, trở thành cộng đồng cùng chung vận mệnh hợp tác cùng thắng. Những năm gần đây, một số thương hiệu thời trang nổi tiếng quốc tế di chuyển một số nghiệp vụ tới các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, nhưng hợp tác hàng dệt may Trung – Việt không bị ảnh hưởng. Trung Quốc hoan nghênh sự phát triển của các nước xung quanh vì sẽ mang lại cơ hội cho Trung Quốc. Ngành dệt may hai nước Trung – Việt đều là quân chủ lực ngoại thương của nước mình, tuy tồn tại quan hệ cạnh tranh, nhưng cũng tìm được cách cùng thắng trong việc hợp tác và bổ sung cho nhau, hình thành cộng đồng cùng chung vận mệnh trong anh có tôi, trong tôi có anh. Những ưu thế như giá thành lao động của Việt Nam thu hút rất nhiều doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, không những khiến hợp tác ngành dệt may chặt chẽ hơn, mà còn mang lại công nghệ và thiết bị tiên tiến, giúp đỡ chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Sự chèn ép của Mỹ đối với bông Trung Quốc sẽ mang lại hậu quả xấu cho sự hợp tác trong lĩnh vực dệt may Trung – Việt, tác động sâu sắc tới chuỗi cung ứng của hàng dệt may hai nước.

Biên tập viên:Nam Dương
Lựa chọn phương thức đăng nhập