Hải Vân

Ba nước Trung Quốc, Mỹ, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất “tập kết” thăm dò sao Hỏa với nhiệm vụ khác nhau, cùng tạo nên lịch sử mới về thăm dò vũ trụ của nhân loại

23-02-2021 14:46:19(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Ba nước Trung Quốc, Mỹ, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất “tập kết” thăm dò sao Hỏa với nhiệm vụ khác nhau, cùng tạo nên lịch sử mới về thăm dò vũ trụ của nhân loại_fororder_2

Tháng 7 năm ngoái, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Trung Quốc và Mỹ lần lượt phóng tàu thăm dò sao Hỏa. Sau 7 tháng, tàu “Perseverance” đã đáp xuống sao Hỏa vào lúc 3 giờ 55 phút chiều 18/2 theo giờ chuẩn miền Đông ở Mỹ, và truyền về hình ảnh đợt đầu từ bề mặt sao Hỏa. Trước tháng này, tàu thăm dò “Al-Amal” của Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất cũng bước vào quỹ đạo quay quanh sao Hỏa. Sau đó, tàu thăm dò sao Hỏa Trung Quốc “Thiên Vấn-1” cũng mở ra hành trình quay quanh sao Hỏa, đồng thời kế hoạch thực thi đổ bộ sao Hỏa sau 3-4 tháng và triển khai thăm dò.

Cho dù thời gian phóng và thời gian bước vào quỹ đạo sao Hỏa của tàu thăm dò sao Hỏa ba nước đều gần nhau, nhưng trên thực tế nhiệm vụ thăm dò khác nhau. Phó Chủ tịch Ủy ban vận chuyển không gian Liên minh hàng không vũ trụ quốc tế, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu số 2 Tập đoàn Công nghiệp khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc Dương Vũ Quang cho biết:

“Chẳng hạn như tàu thăm dò “Al-Amal” của Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, vì nó chỉ tiến hành thăm dò tàu quay quanh quỹ đạo, cho nên nó chỉ cần sáp nhập vào quỹ đạo sao Hỏa, thì quá trình nguy hiểm nhất đã kết thúc. Tàu “Thiên vấn-1” của Trung Quốc lựa chọn là trước hết bước vào quỹ đạo quay quanh sao Hỏa, sau khi tiến hành khảo sát đầy đủ đối với sao Hỏa, mới thả tàu đổ bộ đáp xuống bề mặt sao Hỏa. Sự lựa chọn này trên thực tế là phải xem xét sự tác động của cả một chu kỳ nhiệm vụ. Trong khi đó tàu “Perseverance” của Mỹ đổ bộ có độ khó lớn nhất, nguyên nhân là vì xe tự hành trên sao Hỏa của tàu “Perseverance” chỉ tiến hành thăm dò bề mặt, không có tàu quay quanh, do vậy, nó không cần bước vào quỹ đạo quay quanh sao Hỏa. Tức là vì muốn tiết kiệm năng lượng, nó lựa chọn kênh trực tiếp đáp xuống bề mặt sao Hỏa.

Nghiên cứu viên Dương Vũ Quang cho biết, cho dù trực tiếp đáp xuống bề mặt sao Hỏa có thể tiết kiệm năng lượng của tàu thăm dò, nhưng do Trung Quốc còn chưa có kinh nghiệm đáp xuống bề mặt sao Hỏa, vì vậy đã lựa chọn một phương thức ổn thỏa hơn.

Xe tự hành trên sao Hỏa của tàu “Perseverance” Mỹ nặng 1025 kg, thể tích tương đương với một chiếc xe con, nó mang theo chiếc máy bay trực thăng đầu tiên “Ingenuity” cùng đến với sao Hỏa. Trong khi đó tàu “Thiên Vấn-1” nặng khoảng 5 tấn, là tàu thăm dò vũ trụ sâu nặng nhất mà Trung Quốc phóng, gồm tàu đổ bộ tuần hành và tàu quay quanh.

Được biết, nhiệm vụ cốt lõi của xe tự hành sao Hỏa “Perseverance” là tìm dấu tích sự sống có thể tồn tại trên sao Hỏa. Tàu “Thiên Vấn-1” theo kế hoạch sẽ một lần thực hiện ba mục tiêu “quay quanh, đổ bộ, tuần hành thăm dò”, tức tiến hành quan trắc toàn cầu, đổ bộ sao Hỏa cũng như xe tự hành tuần hành thăm dò đối với sao Hỏa.

Khác với tàu thăm dò của Trung Quốc và Mỹ, tàu  “Al-Amal” của Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất không đổ bộ trên sao Hỏa. Nó nặng khoảng 1,5 tấn, mang theo 3 bộ thiết bị nghiên cứu khí quyển và giám sát biến đổi khí hậu sao Hỏa.

Thăm dò điều bí ẩn, mở rộng giới hạn của nhân loại là mục tiêu chung của tất cả nhiệm vụ thám hiểm vũ trụ. Cho dù mục tiêu và đặc điểm của nhiệm vụ thăm dò sao Hỏa của ba nước có phần khác nhau, nhưng đều cùng sáng tạo lịch sử trong hành trình thăm dò hệ mặt trời của nhân loại.

Biên tập viên:Hải Vân
Lựa chọn phương thức đăng nhập